Sinh viên Nhật Bản ngăn chặn trộm tượng Phật bằng… công nghệ 3D
Nhật báo Yomiuri Shimbun cho biết, bảy sinh viên đang tạo ra bốn bản sao pho tượng trong năm nay như là một phần yêu cầu đào tạo của khóa học, sẽ được trao cho ngôi già lam tự viện Phật giáo để thay thế các pho tượng gốc.
Sinh viên Nhật Bản đã tạo ra dữ liệu in 3D bằng cách điều chỉnh dữ liệu 3 chiều được quét bằng máy quét 3 chiều. Ảnh: Nhật báo Yomiuri Shimbun. |
Năm 2015, sinh viên tạo ra bản sao đầu tiên của họ: một bản sao của tác phẩm điêu khắc Aizen Myoo, tốn thời gian sáu tháng để hoàn thiện. Cho đến nay, Trường Trung học Kỹ thuật Wakayama đã sản xuất 25 bản sao chép pho tượng Phật.
Một sinh viên nói với Nhật báo Yomiuri Shimbun: “Tôi có thể xem và chạm vào những pho tượng Phật đã được thực hiện cách đây hàng trăm năm, đây là một trải nghiệm bí ẩn và quý giá”.
Quá trình sao chép một pho tượng Phật bắt đầu bằng cách tạo một bản quét 3D của bản gốc. Các phép đo nhỏ mà không thể lấy được bằng quét, chẳng hạn như các khoảng trống giữa các ngón tay hoặc các nếp nhăn quần áo, được thực hiện và nhập liệu bởi sinh viên sau khi quan sát cẩn thận. Dữ liệu kết hợp sau đó được sử dụng để in các mô hình 3D. Sau khi in, sinh viên nghệ thuật tại Khoa Giáo dục Đại học Wakayama kết thúc bản sao bằng cách vẽ chúng sao cho phù hợp với bản gốc.
Giữa năm 2007 và năm 2009, Cơ quan Văn hóa Nhật Bản đã thống kê có đến 105 vụ trộm cắp các tác phẩm điêu khắc lịch sử. Kể từ đó, sự quan tâm ngày càng tăng trong việc sử dụng các bản sao in 3D như là bản gốc cho các bản gốc.
Các ngôi Già lam tự viện Phật giáo Nhật Bản có thể ủy thác các pho tượng Phật rất khó bảo trì cho Bảo tàng tỉnh Wakayama.
Tận dụng, khai thác công nghệ hiệu quả sẽ giúp đỡ tốn thời gian trong việc khôi phục cũng như bảo an cho các công trình kiến trúc, đặc biệt là những công trình kiến trúc nghệ thuật Phật giáo.
Mong rằng, nhóm nghiên cứu hiện thực nhiều hơn nữa kho dữ liệu quý, góp phần bảo an cho hàng trăm, hàng ngàn công trình kiến trúc nghệ thuật được trường tồn cùng tháng năm, cùng lịch sử nhân loại…
Vân Tuyền (Theo: Published by Lion's Roar Foundation)