Thần thông thời hiện đại
Thần thông thời hiện đại là những biểu hiện thần kỳ mà chúng ta hiện nay đang sử dụng trong đời sống hàng ngày của mình. Cơ sở của thần thông đó là cơ học lượng tử, vật lý lượng tử. Có điều ngày nay chúng ta không dùng từ ngữ “thần thông” để mô tả những hiện tượng thần kỳ đó, mà thay vào đó, chúng ta dùng các từ ngữ như tin học, viễn thông, mạng internet. Những hiện tượng thần kỳ này, đến hôm nay chúng ta đã quá quen thuộc và coi chúng là bình thường, không phải thần kỳ nữa. Bây giờ chúng ta hãy duyệt lại xem những hiện tượng đó là như thế nào.
I. Mạng thông tin toàn cầu: Internet
Thuật ngữ “Internet” xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974. Lúc đó mạng vẫn được gọi là ARPANET. Năm 1983, giao thức TCP/IP chính thức được coi như một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính nối với ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này. TCP/IP là viết tắt bằng tiếng Anh của (Transmission Control Protocol – TCP Giao thức kiểm soát truyền tải) và (Internet Protocol – IP Giao thức Internet) cho đến nay vẫn còn sử dụng. Đó là hệ thống phân biệt và kiểm soát tất cả mọi máy tính tham gia vào mạng Internet. Ví dụ trong nhà tôi có mạng wifi của gia đình, khi tôi muốn kết nối điện thoại di động của mình vào mạng wifi đó, nó sẽ đòi hỏi 2 thông số, một là số IP ví dụ : 192.168.1.101, thông số kia là mã PIN (Pin code), mỗi điện thoại có một mã pin cố định. Khi tôi khai báo đúng 2 thông số, thì điện thoại của tôi sẽ được kết nối vào mạng wifi và tôi có thể dễ dàng trao đổi dữ liệu (nhạc mp3, video clips, text, word, html…) giữa computer và điện thoại sử dụng chung đường truyền internet đó.
Năm 1991, Tim Berners Lee ở Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) phát minh ra World Wide Web (WWW) dựa theo một ý tưởng về siêu văn bản được Ted Nelson đưa ra từ năm 1985. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng trên Internet vì người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin với toàn thế giới một cách dễ dàng. Mạng internet Việt Nam được kết nối với toàn thế giới từ tháng 11-1997.
Trước năm 1997, nếu tôi muốn gởi một cái thư cho bà con bên Mỹ, tôi phải viết trên giấy, bỏ vào phong bì, dán tem, gởi đi nhanh thì nửa tháng, chậm thì hơn một tháng, thơ mới tới nơi. Và phải chờ thêm một tháng nữa mới hi vọng nhận được thơ hồi âm. Còn sau năm 1997, phổ biến là sau năm 2000, gởi thơ bằng email, chỉ vài chục giây là thơ đến nơi, nếu người nhận trả lời liền thì trong vòng vài phút có thể nhận được thơ hồi âm. Từ đầu thế kỷ 21, chat trên mạng trở nên phổ biến nhờ có các software như Yahoo Messenger, MSN Messenger, Skype…Một người ở VN và một người bên Mỹ có thể trao đổi tin nhắn tức thời (instant message) bằng gõ chữ. Từ khoảng 2003, các phần mềm kể trên hỗ trợ thêm tiếng nói (voice) và hình ảnh sinh động (web cam) để hai người hoặc nhiều hơn từ những nơi xa xôi trên thế giới có thể nói chuyện và nhìn thấy nhau, hiện tượng này ngày xưa gọi là thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, nghĩa là có thể nhìn thấy và nghe tiếng nói của nhau từ khoảng cách xa hàng ngàn dặm.
Thiết bị dùng để liên lạc viễn thông trước đây thường sử dụng là máy tính bàn (computer hay desktop) hoặc máy tính xách tay (laptop). Nhưng kể từ năm 2007, lúc công ty Apple của Mỹ cho ra đời Iphone đầu tiên có kết nối internet bằng phương thức truyền dữ liệu GPRS và EDGE thì dần dần người ta chuyển sang sử dụng điện thoại cho liên lạc viễn thông. Và chính điện thoại thông minh (smartphone) khiến cho số người truy cập internet phát triển bùng nổ, bởi vì có những người chưa bao giờ sử dụng computer hay laptop nhưng vẫn có sử dụng điện thoại, và smartphone ngày càng rẻ, với mức giá hiện nay (2015) chỉ cần 1,5 triệu đồng là đã sắm được smartphone, và chỉ cần hai triệu hoặc hơn một chút là đã có smartphone cấu hình khá mạnh, chẳng hạn tôi xài Microsoft Lumia 532 có con chip 4 nhân với tốc độ 1.2 Ghz, Ram 1GB, bộ nhớ trong 8GB, có hỗ trợ thẻ nhớ rời, 2 sim, camera sau 5MP để chụp hình quay phim có chất lượng, có camera trước để phục vụ cho đàm thoại Skype hoặc video call (gọi điện thấy hình) giá chỉ 2,2 triệu đồng. Sẵn có smartphone trong tay, tại sao không đọc báo, nghe nhạc, xem video, chơi game trên mạng ? Nhất là khi wifi miễn phí có sẵn khắp nơi tại các quán cà phê, hiện nay hầu như quán cà phê nào khá khá một chút đều có wifi, internet đã trở nên quá phổ biến, rất tiện dụng.
Bây giờ ngay cả dân quê ít học ở nông thôn cũng biết sử dụng internet cho nhu cầu của mình. Khi họ có con cái đi lao động nước ngoài hoặc lấy chồng nước ngoài, họ bèn sử dụng Yahoo Messenger hoặc Skype, Viber hoặc Zalo, WhatsApp…để gọi điện nói chuyện miễn phí với người thân qua mạng internet và họ truy cập internet qua mạng 3G.
Khoảng năm 2010, trên thế giới xuất hiện OTT (Over The Top = trên cả đỉnh, nghĩa là rất tuyệt vời, không phụ thuộc vào hạ tầng cơ sở) với Viber đi tiên phong. Người sử dụng (user) đã có thuê bao internet (ADSL, wifi hoặc 3G) trên nền tảng đó họ không cần phải trả thêm tiền để có thể tha hồ gọi điện và nhắn tin. Đây là một phương thức liên lạc viễn thông mới miễn phí qua mạng internet. Cái mới là nó không cần username và password, người sử dụng dùng ngay số điện thoại của mình để đăng ký tài khoản và nó sử dụng luôn số điện thoại bình thường có sẵn trong danh bạ của mình để phục vụ cho cuộc gọi hoặc nhắn tin miễn phí qua mạng internet (đối với người có cài OTT, chẳng hạn Viber) hoặc cuộc gọi và nhắn tin bình thường qua mạng của hãng viễn thông (danh sách viber out). Đó là một tiện lợi rất lớn vì hễ ai có cài viber thì mình đều có thể gọi điện miễn phí, bất kể trong nước hay ngoài nước, danh bạ có sẵn dựa vào sổ danh bạ trong điện thoại. Ngoài gọi điện nhắn tin, còn có thể gởi hình và gởi video clips, tất cả đều miễn phí.
Chúng ta sẽ giống như một người có thiên nhĩ thông và thiên nhãn thông, có thể liên lạc tức thời với những thân nhân, bạn bè ở khắp nơi trên thế giới bằng điện thoại di động thông qua giao thức OTT. Thật là tiện lợi và không tốn tiền khi chúng ta có thể đi ra nước ngoài mà không cần phải roaming (chuyển vùng cuộc gọi quốc tế), chỉ cần truy cập được vào internet bằng wifi hoặc 3G, 4G là OK, thoải mái gọi điện quốc tế miễn phí. Cái khó là khi chúng ta mới đến phi trường, chưa kết nối được vào wifi thì làm sao liên lạc với người ở bên nhà để thông tin ? Không sao cả, người đi đón thường cũng có xài 3G, 4G, do đó cứ liên lạc với họ thì biết rõ người thân của mình có đáp xuống phi trường an toàn hay chưa. Nếu không thì đợi về đến nhà, có wifi rồi thì liên lạc. Con gái tôi hay đi du lịch các nước, nhờ giao thức OTT mà tôi có thể liên lạc với nó dễ dàng tiện lợi.
II. Xưa là công phu luyện tập thần thông, nay là công phu vận dụng các phần mềm, chương trình để liên lạc, chế tác, chia sẻ dữ liệu
Tuy vậy chúng ta đừng có tưởng bở là sẽ liên lạc dễ dàng miễn phí với tất cả mọi người. Thật tế còn rất nhiều trở ngại.
Thứ nhất: không phải ai cũng có cài OTT ( như Viber hoặc Zalo, WhatsApp…). Có nhiều người có smartphone, có sẵn wifi, nhưng họ không có kiến thức về OTT, không biết cài và không biết sử dụng.
Thứ hai: có người có cài OTT, có kiến thức, biết sử dụng giao thức này để liên lạc nhưng họ sợ tốn tiền không xài hoặc 3G hay 4G. Mặt khác họ sợ hao pin, do đó không có mở sẵn Wifi, nên cũng không sẵn sàng để liên lạc.
Thứ ba: có người có đầy đủ mọi điều kiện để sẵn sàng sử dụng chỉ thiếu thời gian rảnh. Họ mắc bận đi cày suốt ngày đêm để kiếm tiền nên không có thời gian rảnh mà nói chuyện dông dài. Tóm lại họ không có thói quen sử dụng OTT nên bạn chỉ có thể gọi cho họ khi nào có chuyện gì thật sự cần thiết.
Cho nên trong thực tế bạn thường đụng phải những trường hợp như thế này : gọi điện không có người bắt máy. Nhắn tin, gởi hình, bặt vô âm tín, không thấy hồi âm. Trong vài chục thân nhân, bạn bè, may ra có một, hai người sử dụng được giao thức này. Đó là đối với người lớn tuổi cỡ U60 hay U50, chứ đối với bọn thanh niên thì chúng sử dụng OTT nhiều hơn.
Muốn sử dụng được thành thạo các chương trình phần mềm này, bạn cũng cần phải có một chút công phu luyện tập để biết cách sử dụng, nếu không, khi cần lại lúng túng không biết làm sao thực hiện.
Nếu ngày xưa hành giả phải luyện tập hết sức công phu để vận dụng được thần thông, thì ngày nay, mặc dù có sẵn thiết bị trong tay và mạng lưới hạ tầng cơ sở đầy đủ, bạn cũng phải có công phu luyện tập mới vận dụng được nhiều chức năng thần kỳ của thiết bị. Những công phu đó bao gồm:
Gọi điện miễn phí qua OTT : chức năng này tương đối đơn giản vì những nhà thiết kế đã làm sẵn hết trọi rồi, chỉ cần vài thao tác như : kết nối internet, mở phần mềm (ví dụ viber), chọn gọi điện miễn phí, chọn người cần gọi có sẵn trong danh bạ viber, bấm nút và đợi người bên kia lên tiếng.
Nhắn tin miễn phí qua OTT : hơi phức tạp hơn gọi điện một chút, bạn phải bật bàn phím lên, gõ chữ. Điện thoại thông minh ngày nay đều dùng cảm ứng và bàn phím ảo, mỗi con chữ chỉ cần bấm một cái là ra nên đơn giản hơn điện thoại đời cũ. Nhưng nếu muốn bỏ dấu tiếng Việt thì cũng hơi khó khăn chút xíu, điện thoại phải có cài đặt tiếng Việt, thường thì có sẵn, bạn phải chọn cách bỏ dấu VNI hoặc TELEX và phải biết với mỗi kiểu gõ thì muốn bỏ dấu phải bấm thế nào. Chẳng hạn với TELEX thì các chữ s, f, r, x, j tương ứng với dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Còn với VNI thì 1,2,3,4,5 lần lượt tương ứng với các dấu nói trên. Nếu muốn gõ tiếng Pháp và tiếng Hoa thì phải cài và chọn ngôn ngữ tương ứng cho bàn phím. Những chữ ҫ, (ví dụ Franҫais) î (Nîmes) œ (Cœur) chỉ có trong bàn phím tiếng Pháp. Còn muốn gõ tiếng Hoa thì càng khó hơn nữa, bạn phải chọn bàn phím tiếng Hoa (thông dụng là pinyin giản thể) và phải biết âm pinyin của mỗi chữ Hán, chẳng hạn gõ wo để có chữ ngã 我,gõ dianz để có chữ điện tử 电子 gõ yiny để có chữ âm nhạc 音乐
Gởi ảnh hoặc video miễn phí qua OTT : bạn có thể gởi ảnh hoặc video có sẵn trong thư viện ảnh của điện thoại. Ảnh hoặc video clips trong thư viện, một số ít có sẵn do hãng bán đã chứa sẵn làm mẫu, đa phần là do bạn chụp hình hoặc quay phim bằng điện thoại hoặc download từ internet. Bạn cũng có thể chụp hình hoặc quay phim và gởi tức thì (ví dụ bằng viber). Thao tác có thể khác nhau ở mỗi loại máy nhưng cơ bản là bạn dùng phần mềm máy ảnh (thường có tên là Camera) để quay phim chụp hình. Viber có tích hợp sẵn luôn phần mềm chụp ảnh, quay phim nên bạn cũng không cần phải mở camera, chỉ cần chọn số điện thoại để gởi, bấm dấu + và chọn Chụp ảnh thì camera tự bật lên. Bạn chụp hình hoặc quay video clip ngắn, hiện nay nó cho phép thời lượng video không quá 3 phút và dung lượng video không quá 24MB. Nó có chỗ cho bạn gõ chữ để chú thích ảnh hoặc video. Xong có thể gởi tức thì, người nhận ở một nơi nào đó trên thế giới có thể nhận được ảnh hoặc video trong vòng một vài phút tùy kích thước của ảnh và video. Muốn cho video được hay hơn bạn phải gia công chế biến, nghĩa là quay phim xong bạn phải chuyển qua computer hoặc laptop (chuyển bằng Android Sync Manager bằng wifi rất dễ đối với điện thoại android), cắt ráp những đoạn video ưng ý, loại bỏ những đoạn không đạt, để có một video clip dưới 3 phút, ghép một đoạn nhạc mp3 vào, hay tự mình đọc thuyết minh. Muốn thực hiện phải có software, ví dụ Total Video Converter. Xong chuyển trở lại vào điện thoại và gởi đi bằng viber.
Lưu trữ đám mây hoặc chia sẻ ảnh và video : bạn có thể lưu trữ tư liệu riêng của mình bao gồm hình ảnh, video, văn bản text, word, software…trên đám mây điện toán (cloud computing) ví dụ OneDrive của Microsoft hoặc chia sẻ ảnh hoặc video qua bluetooth, email hoặc mạng xã hội (như Youtube, Facebook). Thường điện thoại có sẵn thiết chế để ta kẹp files vào email. Email dùng để gởi riêng văn bản, hình ảnh hoặc video cho bạn bè người thân ở xa. Bluetooth dùng để chia sẻ dữ liệu cho những thiết ở gần trong vòng vài mét. Mạng xã hội dùng để công bố dữ liệu cho toàn thế giới. Để sử dụng bluetooth, phải mở cho thiết bị bluetooth hoạt động và ghép đôi với một thiết bị bluetooth khác, sau đó chuyển dữ liệu đi qua loại sóng này khi đã kết nối được hai thiết bị với nhau. Ví dụ một điện thoại có thể kết nối với một điện thoại khác, với một máy tính bảng, laptop hoặc computer (computer phải có gắn một USB bluetooth). Những smartphone hiện đại đều có hỗ trợ để ta có thể upload dễ dàng hình ảnh hoặc video từ điện thoại lên mạng xã hội như Facebook hoặc đám mây lưu trữ của mình như OneDrive qua wifi.
Để có thể sử dụng thành thạo tất cả những dịch vụ này, chúng ta cũng phải bỏ nhiều công sức ra tìm hiểu và nghiên cứu cách ứng dụng cụ thể đối với từng loại thiết bị mà mình có trong tay, quả thực cũng không phải đơn giản, nhiều người không đủ kiên nhẫn và tỉ mỉ để làm được, chỉ có người ưa thích công nghệ, mày mò tìm hiểu, chịu khó tham khảo thêm các diễn đàn trên mạng mới làm được thành thạo. Tóm lại, nếu người xưa dùng công phu để luyện tập thần thông, thì ngày nay muốn ứng dụng tin học hiện đại cũng phải tốn rất nhiều công sức để sử dụng những chức năng rất phức tạp mà các kỹ sư tin học đã dày công sáng tạo.
Muốn có nội dung dữ liệu gì đặc sắc để chia sẻ, gởi cho bạn bè người thân hay công bố cho toàn thế giới, chúng ta còn phải dụng công thêm rất nhiều nữa.
III. Sưu tầm, chế tác những dữ liệu đặc sắc để giao lưu
Để làm được điều này, chúng ta phải biết sưu tầm chế biến dữ liệu. Mỗi khi đi tham quan du lịch, chúng ta sẵn sàng chụp hình những danh lam thắng cảnh có mình hoặc thân nhân của mình trong đó. Đó sẽ là những hình ảnh đặc sắc, đáng để chia sẻ. Chẳng hạn con gái tôi khi đi tham quan Ai Cập, đã chụp tấm hình này, một ảnh kỷ niệm đáng nhớ và độc đáo.
Cỡi lạc đà trên sa mạc Giza, Ai Cập năm 2007 |
USB Bluetooth |
Nhưng chế tác đáng kể phải là video, gần đây tôi chế tác rất nhiều video giới thiệu các tác gia văn học TQ và một số ca khúc nước ngoài, upload lên Youtube để chia sẻ với mọi người trên toàn thế giới. Bạn nào muốn biết rõ quá trình chế tác này và sản phẩm thì xin mời xem các đường dẫn sau:
BA LẦN NGHIÊN CỨU ĐƯỜNG THI TỐNG TỪ
ĐƯỜNG THI TỐNG TỪ- CA KHÚC
Phần trên là tôi đề cập một cách khá chi tiết và hơi có vẻ thiên về khoa học kỹ thuật của chủ đề thần thông. Phần dưới đây mới là nội dung chính của bài viết, nói về bản chất của thần thông.
Bản chất của thần thông
Thần thông là những hiện tượng siêu nhiên, vượt quá tầm hiểu biết thông thường của người đời, vô cùng khó hiểu và không thể tin được. Tuy nhiên như phần trên đã trình bày, khoa học đã làm được một số điều thần kỳ và đang dần dần vén màn bí mật của thần thông. Ngày nay người ta không dùng từ ngữ “thần thông” nữa mà dùng từ ngữ “công năng đặc dị” để giảm bớt tính huyền bí của nó. Vậy bí mật của thần thông là ở chỗ nào ? Bí mật nằm ở chỗ bản chất ảo của không gian, thời gian và vật chất. Tất cả bí mật chỉ có bấy nhiêu thôi.
Sở dĩ chúng ta thấy có khoảng cách không gian vì chúng ta bị hạn chế về tốc độ. Nếu chúng ta chỉ có khả năng đi bộ với tốc độ 3km/giờ, đi xe hơi với tốc độ 100km/giờ, đi máy bay với tốc độ 1000km/giờ, đi bằng tốc độ ánh sáng 300.000km/giây, thì khoảng cách không gian vũ trụ là vô cùng thăm thẳm. Nhưng khoa học rõ ràng đã hé lộ cho chúng ta thấy trên phạm vi địa cầu thì tốc độ ánh sáng đã tạo được sự thần kỳ. Khoảng cách 20.000 km ở hai bên quả địa cầu rõ ràng đã bị triệt tiêu, tôi ở Việt Nam, bạn tôi ở bên Mỹ, đã có thể đối thoại trực tiếp, thấy nhau rõ ràng và nghe được tiếng nói của nhau qua mạng Skype.
Khoa học cũng hé lộ cho chúng ta thấy trong hiện tượng vướng víu lượng tử (quantum entanglement) một photon có thể đồng thời xuất hiện ở hai hoặc vô số vị trí khác nhau trong không gian và khoảng cách giữa các vị trí là không có thật, bằng chứng là năm 2008 khi Nicolas Gisin tại đại học Geneva cho hai photon xuất hiện đồng thời ở hai vị trí cách xa nhau 18km, khi tác động vào photon A thì photon B bị tác động tương ứng tức thời giống như không có khoảng cách.
Hiện tượng này chứng tỏ rằng khoảng cách không gian là không có thật. Dù cho khoảng cách không gian đó là chân không hay cấu tạo bằng đất đá cũng không có gì khác nhau, đều là không có thật. Hạt cơ bản như quark, electron, photon…hay nguyên tử, phân tử, cố thể vật chất đều là ảo. Do đó quả địa cầu có thể bị nén lại, thu nhỏ chỉ còn vài milimét, như thế khoảng cách giữa Washington và Hà Nội là không còn.
Cả vũ trụ vật lý của chúng ta cũng có thể thu nhỏ lại chỉ còn bằng một lượng tử hoặc mất tiêu luôn chỉ còn là tánh không. Những điều này các nhà khoa học hàng đầu thế giới như Niels Bhor, Werner Heisenberg, David Bhom, Amit Goswami và nhiều người khác nữa đã hiểu rồi. Đức Phật từ hơn 2500 năm trước cũng đã chứng nghiệm rồi.
Hiện tượng này chứng tỏ rằng khoảng cách không gian là không có thật. Dù cho khoảng cách không gian đó là chân không hay cấu tạo bằng đất đá cũng không có gì khác nhau, đều là không có thật. Hạt cơ bản như quark, electron, photon…hay nguyên tử, phân tử, cố thể vật chất đều là ảo. Do đó quả địa cầu có thể bị nén lại, thu nhỏ chỉ còn vài milimét, như thế khoảng cách giữa Washington và Hà Nội là không còn.
Cả vũ trụ vật lý của chúng ta cũng có thể thu nhỏ lại chỉ còn bằng một lượng tử hoặc mất tiêu luôn chỉ còn là tánh không. Những điều này các nhà khoa học hàng đầu thế giới như Niels Bhor, Werner Heisenberg, David Bhom, Amit Goswami và nhiều người khác nữa đã hiểu rồi. Đức Phật từ hơn 2500 năm trước cũng đã chứng nghiệm rồi.
Chúng ta đã biết hạt electron là ảo, dòng điện do hạt electron tạo ra cũng là ảo. Sự đóng và ngắt mạch dòng điện được ký hiệu hóa với chỉ hai ký hiệu là 1 và 0. Những tổ hợp của hai ký hiệu này gọi là số nhị phân, nghĩa là hệ thống số đếm chỉ có hai số hạng cơ bản. Mỗi tổ hợp số nhị phân có thể thay thế cho một đặc tính nào đó, chẳng hạn chữ cái La tinh, chữ Hán hay bất cứ văn tự nào khác. Hoặc thay thế một màu sắc nào đó hoặc một âm thanh v.v…Nó có thể thay thế cho bất cứ thứ gì trên đời, kể cả những nhà thơ hay những ông thánh. Đây là một sự gán ghép có hiệu ứng vô cùng to lớn, tương đồng với điều mà kinh điển Phật giáo đã nói là pháp không có tự tính, mọi đặc tính của vật đều chỉ là tâm gán ghép cho vật chứ bản thân vật không có đặc tính nào hết. Điều đó có nghĩa là những con số nhị phân sẽ giả lập tất cả mọi thứ đặc tính mà con người có thể tưởng tượng và phân biệt, kể cả tứ khoái, đó gọi là kỹ thuật số (digital), bản chất của nó là ảo và có khả năng tạo ra nhiều hiện tượng thần kỳ mà chúng ta đã nói ở phần trên.
Đến đây chúng ta có thể rút ra những kết luận sơ bộ.
-Thế giới tin học kỹ thuật số là thế giới ảo có vô vàn ứng dụng thần kỳ rất hay, rất hữu dụng cho cuộc sống con người, giống như thần thông.
-Thế giới vật chất đời thường cũng được các nhà khoa học chứng tỏ là ảo, không gian, thời gian, số lượng vật chất đều là ảo.
-Như vậy hai thế giới đó có bản chất giống nhau, cùng là thế giới ảo.
Nhưng thế giới đời thường được cả 6 giác quan là mắt tai mũi lưỡi thân và ý cảm nhận nên hầu như tất cả mọi người đều tin rằng thế giới vật chất là có thật. Niềm tin này sâu xa tới mức những khoa học gia tầm cỡ như Einstein cũng tin như vậy. Chỉ có một số rất ít người giác ngộ như Thích Ca, các vị Bồ Tát, A La Hán, một số hành giả kiến tánh và một số ít nhà khoa học hiện đại, là không tin tưởng ở các giác quan, biết rằng các giác quan là mê lầm, các giác quan đánh lừa chúng ta, hay nói chính xác hơn, chúng sinh bị đánh lừa vì các tập khí (thói quen lâu đời đã ăn sâu vào 8 thức).
Thí nghiệm hai khe hở chứng tỏ rằng hạt electron chỉ biến thành hạt vật chất khi bị quan sát hay đo đạc, nếu không thì nó chỉ là sóng vô hình không phải vật chất, nhưng đối với con mắt quan sát của chúng ta thì loại sóng phi vật chất đó lại tạo ra một hiệu ứng sóng. Còn nếu bị quan sát hay đặt thiết bị đo đạc ngay tại hai khe hở thì nó lại cho hiệu ứng hạt vật chất.
Double Split Experiment – Thí Ngiệm Hai Khe Hở – Phụ đề Việt ngữ
Thí nghiệm này tiết lộ cho chúng ta biết rằng vật chất không có tự tính, nghĩa là nó không có đặc điểm hay đặc trưng nào cả, mọi đặc điểm là do con người gán cho nó. Khoa tin học hiện đại đã biết rất rõ rằng dòng điện do hạt electron tạo ra, đóng mạch (ký hiệu là số 1) hay ngắt mạch (ký hiệu là số 0) không hề có đặc điểm gì về màu sắc, âm thanh, hình dáng, độ sáng hay tối, không hề có chút tư tưởng hay tình cảm, xúc động, thấy, nghe gì cả. Tất cả mọi đặc điểm vô cùng phong phú mà chúng ta thấy trên văn bản, nhạc mp3, hình ảnh, video, đều là do chúng ta gán ghép cho tổ hợp những con số nhị phân 0 và 1. Đơn vị thông tin nhỏ nhất là bit (binary digit = số nhị phân tức 0 hoặc 1). Tổ hợp nhị phân cơ bản để biểu diễn một ký tự thực tế, ví dụ một con chữ a,b,c…gồm 8 bit (octet= tổ hợp 8) và gọi là byte. Ví dụ chữ A (viết hoa) là 01000001 (số 65 hệ thập phân), chữ a (viết thường) là 01100001 (số 97 hệ thập phân). Và khi trình hiện thì những đặc điểm gán ghép vốn không hề có đó, chỉ là qui ước, là thói quen, xuất hiện trước mắt và tai chúng ta thành thông tin báo chí, mỹ nhân và phong cảnh xinh đẹp, ca nhạc du dương.
Chúng ta ai cũng thừa nhận những gì chúng ta thấy và nghe trên màn hình vi tính và các thiết bị âm thanh, trên tivi, v.v…chỉ là ảo không phải thật, mặc dù chúng hết sức rõ ràng.
Nhưng chúng ta không ngờ rằng những gì xuất hiện trên mặt phẳng hai chiều, cũng có thể xuất hiện một cách cao cấp hơn trong không gian ba chiều. Thế giới ảo hai chiều của tin học sẽ biến thành thế giới ảo ba chiều của cuộc sống đời thường. Thế giới ảo hai chiều chỉ được ba giác quan xác nhận (mắt, tai và ý thức). Còn thế giới ảo ba chiều được cả 6 giác quan đều xác nhận (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và ý thức). Chính vì tất cả các giác quan của chúng ta đều xác nhận nên không còn chỗ để phản biện, không còn chỗ nào để mà nghi ngờ, do đó gần như tất cả hơn 7 tỷ người trên thế giới đều tin chắc 100% rằng thế giới vật chất đời thường là có thật.
Tuy nhiên vật lý lượng tử đầu thế kỷ 20 đã biết rằng các hạt cơ bản tạo ra cấu trúc vật chất đều là hạt ảo, chúng chỉ là trừu tượng, không có thật, nhưng những cấu trúc ảo do chúng tạo ra lại được tất cả 6 giác quan của con người tưởng lầm là thật. Nhà khoa học Niels Bhor (1885-1962) giải Nobel Vật lý 1922, đã nói một cách rõ ràng : “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật).
Một nhà khoa học khác Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính) phát biểu : “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism” (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật).
Giác ngộ trong Phật giáo chính là tự mình chứng thực rằng các cấu trúc vật chất thực tế chỉ là ảo, các pháp, các sự vật đều không có tự tính, không nên quá mê muội vui buồn, sướng khổ một cách oan uổng dựa trên thế giới ảo đó.
Trở lại với vấn đề thần thông, thế giới ảo của tin học tạo ra được sự thần kỳ mà ai cũng phải công nhận không thể chối cãi được, một người ở bên này bờ Thái Bình Dương và một người ở bờ bên kia, có thể nhìn thấy nhau và nói chuyện dễ dàng với nhau, đã là một thực tế mà ai cũng có thể tự mình thể nghiệm.
Thế còn thần thông trong đời thường ? Các nhà đặc dị công năng thời hiện đại như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý cho chúng ta câu trả lời rõ ràng. Năm 1982, tại Đại Lễ Đường Nhân Dân Bắc Kinh, trước sự chứng kiến của một số lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc và đông đảo các nhà khoa học, Trương Bảo Thắng đã biểu diễn lấy một trái táo ra khỏi chiếc thùng sắt mà nắp đã bị hàn kín, cả trái táo và thùng sắt đều nguyên vẹn không có hư hao gì. Nếu thùng sắt và trái táo không phải là ảo thì làm sao lấy trái táo khỏi thùng sắt mà không mở nắp được ?
Năm 1979, Hầu Hi Quý đứng tại làng Loan Sơn, thuộc thành phố Chu Châu, huyện Du, tỉnh Hồ Nam, đã biểu diễn cho hàng chục người trong Hoa Cổ Kịch Đoàn của huyện Du xem, anh lấy một gói thuốc lá hiệu Đỗ Quyên Hoa mà nơi sản xuất là huyện Lạc Đô tỉnh Thanh Hải, cách xa nơi anh đứng 1600 km. Chính vì khoảng cách không gian, thế giới đời thường chỉ là ảo, nên anh mới thực hiện được sự việc thần kỳ đó.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VỀ VIỆC BIẾN RA THUỐC LÁ CỦA HẦU HI QUÝ
Kết luận về thần thông
Thần thông chỉ lạ lùng, khó hiểu, khó tin là đối với thói quen nhận thức của chúng ta, cho rằng thế gian là có thật, vật chất là có thật. Tin học là thế giới ảo và đã chứng tỏ là con người có thể làm nhiều chuyện thần kỳ đối với thế giới ảo này. Vật lý lượng tử hiện đại cũng đã chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng thế giới đời thường cũng có bản chất ảo giống như thế giới tin học nhưng cao cấp hơn. Thế giới tin học triển khai trên mặt phẳng hai chiều, còn thế giới đời thường triển khai trong không gian ba chiều. Thế giới tin học hiện nay chỉ mới được 3 giác quan cảm nhận (mắt, tai, ý thức). Thế giới đời thường được cả 6 giác quan cảm nhận (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, ý thức) do đó cao cấp hơn thế giới tin học rất nhiều, nhưng bản chất ảo thì không khác.
Các nhà khoa học đã chứng tỏ thế giới đời thường là ảo hóa bằng thí nghiệm và lý luận.
Vạn Pháp Duy Thức
Các nhà đặc dị công năng đã chứng tỏ thế giới đời thường có bản chất ảo bằng thực nghiệm. Họ có thể dùng tâm lực di chuyển vật thể qua không gian, đi xuyên qua các vật thể khác một cách vô ngại, kỳ thực là không hề di chuyển, giống như triết gia Zenon của Hy Lạp cổ đại đã nhận thức, vì khoảng cách không gian là không có thực, cũng không hề có sự xuyên qua, vì vật chỉ là ảo, không có thực chất, do đó không vật nào bị tổn hại.
TRƯƠNG BẢO THẮNG – LẤY TRÁI TÁO RA KHỎI THÙNG SẮT BỊ HÀN KÍN
Video sau đây phản ánh những thành tựu khoa học mới nhất của thế giới, cho thấy không gian 3 chiều của đời thường chỉ là ảo ảnh phóng hiện từ thông tin chứa trong mặt phẳng 2 chiều, không có bề dày, mà nói theo Kinh Kim Cang là không có chỗ trụ (Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm, nghĩa chính xác của câu này là A-lại-da thức cũng tức là thông tin, không có chỗ trụ, nhưng lại có thể phát sinh cái tâm cũng tức là vũ trụ vạn vật và nhân sinh).
Universe 4 – Ứng dụng Toàn Ảnh – Vũ Trụ Ảo – Phụ đề Việt ngữ
Truyền Bình