Tội lỗi của việc “giả sư”
Nhắc đến đền Sóc là ai cũng biết nới đó có tượng đài thánh Gióng, có Học viện Phật giáo, có chùa Non Nước… ở đó có rất nhiều tăng ni nhưng ngày lễ Tết thì vắng hẳn. Vậy mà vẫn có “sư tăng” đứng bê bát khất thực ở trên đường khi chúng con leo lên tượng đài, nhìn sang bên trái là chùa Non Nước, một câu hỏi tại sao là chùa ngay đây sao “sư” lại phải đứng khất thức, tại sao “sư” không ở chùa, chùa có hòm công đức cơ mà… thậm chí có cả những cô gái trẻ, cũng đứng giả là “sư cô”, tóc búi cao rồi đội mũ che lại, khăn quàng cổ màu sắc rực rỡ, áo màu bên trong để thò ra ống áo xen lẫn màu áo nâu… Ôi, có khi đang cả là một “vấn nạn” và cần những chính sách cụ thể, rõ ràng, những quy định riêng về quản lý chư tăng, ni… Thương vì dân và khổ cũng vì dân.
Cứ mùa lễ hội tới là hàng loạt các “sư” về khất thực, thậm chí có cả những “thương binh” ngồi đeo kính đen và để trước mặt là cái bát. Những ngày tháng cuối của năm 2015 đã có rất nhiều vụ việc “giả sử”, lừa dân, nhận tiền cúng dường, rồi đủ thể loại, có khi nào cần ra một quyết định để “chặn” lại nạn sư giả không ạ?
Đáng thương hơn tất cả, dù rằng gieo nhân gì gặt quả đó, những sự việc giả sư lừa gạt dân được tái hiện một phần vì người dân không hiểu rõ, không hiểu sâu về Phật giáo, người dân đi chùa họ chỉ biết tới chùa là lễ vái, đốt vàng mã, mùa đồ, cúng dường, cho vài tờ tiền vào hòm công đức, cầu cầu, xin xin rồi lại ra về. Cho nên thấy “sư” đi bán hương hay đứng xin tiền là “bố thí vài đồng”.
Có một sư ở bên Thái chia sẻ với con rằng: Người Thái họ rất hiểu đạo, từ bé mà cha mẹ đã hướng và gửi tới chùa, vì hiểu từ nhỏ nên việc đặt bát như một truyền thống, họ rất ý thức được các vấn, nếu gặp một sư giả họ vần cúi, lạy chào vị sư đó vì người dân họ hiểu rằng nếu là sư giả thật thì vị đó sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, họ cúi lạy chào vì họ tôn trọng Y phục, chứ k phải tôn trọng con người đó, vì Y là sự giải thoát, chư tăng chỉ là thể hiện sự giáo pháp. Vậy nên họ rất ý thức dù mọi vấn đề xảy ra như thế nào.
Kẻ làm ác quả sầu chưa trổ
Chẳng phải do nhân quả không thiêng
Đến khi quả xấu kề bên
Ác thời gặp ác khổ phiền ngày đêm.
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỳ kheo:
Này các Tỳ kheo có hai loại tội. Tội có kết quả ngay trong hiện tại và tội có kết quả trong đời sau.
Tội có kết quả ngay trong hiện tại là như nào? Này các Tỳ kheo, khi thấy nhà vua bắt được kẻ trộm, kẻ vô loại, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ bị đánh bằng roi cho đến bị chặt đầu, Thấy vậy liền suy nghĩ. Do làm các nghiệp ác nên mới bị các hình phạt như vậy. Nghĩ vậy, người ấy sợ hãi tội lỗi trong hiện tại.
Thế nào là tội có kết quả trong đời sau? Có người suy xét như sau: Quả báo dị thục của thân khẩu ý ác, sau khi thân hoại mạng chung phải sinh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục. Nghĩ vậy, người ấy sợ hãi tội lỗi trong đời sau.
Do vậy này các Tỳ kheo, cần phải học tập như sau: Chúng ta phải sợ hãi đối với tội có kết quả hiện tại và trong đời sau. Chúng ta phải thấy rõ sự nguy hiểm và tránh xa các tội lỗi.
Ai đã lỡ gieo trồng nghiệp ác
Đừng làm liều, tiếp tục gây them
Chớ mà biện hộ, tìm quên
Quả sầu phải gặt, xích xiềng bủa giăng.
Đầu Xuân năm mới con kính chúc quý thầy, quý sư cô luôn mạnh khỏe, thân tâm thường an lạc và phật sự viên thành. Con chúc toàn thể quý phật tử cát tường như nguyện, tâm an thân khỏe và tinh tiến học Phật hộ trì chính pháp.
Tâm Tuệ Minh