(TP HCM) Ban VHTW GHPGVN: TỌA ĐÀM THẨM ĐỊNH PHÁP PHỤC CƯ SĨ & ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN LAN TỎA PHÁP PHỤC TĂNG NI
(VHPG) - Chiều 21.9.2019, Ban Văn hóa TƯ GHPGVN đã tổ chức Chương trình “Tọa đàm thẩm định pháp phục cư sĩ và đề xuất phương án lan tỏa pháp phục Tăng , Ni” tại Văn phòng thường trú của Ban VHTW GHPGVN (Chùa Pháp Hoa , 870 - Trường Sa, Phường 14, Quận 3, TpHCM). Thượng tọa Thích Thọ Lạc – Trưởng Ban VHTW đã khai mạc cuộc tọa đàm với mong muốn thu nhận, lắng nghe các ý kiến bàn về phương án thẩm định pháp phục cư sĩ gồm chất liệu mẫu vải, màu sắc, và kiểu dáng; Đồng thời đề xuất phương pháp lan tỏa pháp phục tăng ni. Theo TT Trưởng Ban VHTW GHPGVN, thẩm định pháp phục cư sĩ thuộc Đề án Pháp phục Phật giáo đã được HĐTS GHPGVN thông qua – Đây là một trong 4 đề án lớn mà Ban VHTWGHPGVN đã tiến hành từ nhiệm kỳ trước, đã và đang được triển khai hoàn thiện trong nhiệm kỳ này. Hiện chất liệu vải, màu sắc của y phục đã được bàn định chọn lựa, chỉ còn việc lựa chọn kiểu dáng cho phù hợp, làm sao không lạc hậu với thời đại, nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống trang nghiêm, thanh tịnh, đẹp, nhưng không thể chấp nhận các hình thức cách tân, mốt thời trang mà xa rời với thuần phong mỹ thuật, nhất là tính chất tôn nghiêm, trang nhã khi hành lễ. Buổi tọa đàm này là lần đầu tiên được Ban VHTW chủ động mời các nhà may tâm huyết với sắc phục, y phục phật giáo tham gia để có kết luận phương án tối ưu.
Chư tôn đức tăng ni tham dự chứng minh buổi tọa đàm gồm có: Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Ủy viên Ban Thư ký HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban VHTW – chủ trì cuộc họp; HT Thích Bửu Chánh – Phó TB VHTW; TT Thích Thanh Lợi – Phó Thư ký (TK), Chánh Văn phòng (CVP) Ban Nghi lễ TƯ; TT Thích Minh Tiến – Phó Ban VHTW; TT Thích Quảng Minh – Phó TK, CVP Ban VHTW; Sư cô Thích Giác Ân – UVTT , Phó CVP Ban VHTW; Sư cô Thích nữ Huệ Liên – thành viên Ban VHTW cùng các chư tôn đức thành viên. Phía đại diện khách mời, gồm có bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Tổng TK Hiệp hội Dệt may VN, ông Bình - đại diện Hiệp hội da giày VN, Cty Dệt Thiên Nam, Viện mẫu thời trang VN và 10 Nhà may chuyên may y phục Phật giáo – đó là các nhà may Nguyên Dung, An Nghiêm, Trang Nhã, chùa Giác Ngộ, chùa Hoằng Pháp, Liên Hoa, Vạn Hạnh, Đông Phương, Tường Vân và nhà may Yên Anh (Ninh Bình). TT TB VHTW Thích Thọ Lạc cùng Chư tôn đức đã xem kỹ lưỡng các bộ y phục, pháp phục của các nhà may trưng bày giới thiệu sản phẩm.
TT Thích Minh Tiến – Phó Ban VHTW – thay mặt đoàn chủ toa đã có ý kiến: Có ba vấn đề cần chốt lại, là gam màu, chất liệu và kiểu dáng. Hai vấn đề: gam màu và chất liệu đã được chốt rồi, vấn đề còn lại là kiểu dáng. GHPGVN đã có ý kiến về việc pháp phục cư sĩ phải trang nghiêm, mang tính truyền thống, phù hợp với hành lễ thời đại. Lễ hội dân gian thì các cư sĩ, phật tử trang phục tùy ý, nhưng cần có bản sắc của cư sĩ Phật giáo tại các lễ hội mang tính cộng đồng xã hội
Trong tất cả các nhà may đều có tâm, mọi người đầu tư công sức, tịnh tài để tìm ra những mẫu và màu sắc phù hợp với khí hậu, thời tiết, với sở thích của cư sĩ (và pháp phục của Tăng Ni) thật quý và trân trọng; Các vị hộ trì Tam Bảo rất thuận thành. Kiểu dáng được trưng bày tại đây, hiện vẫn mang bản sắc riêng của từng nhà may. Vì thế, chúng tôi mong sao các nhà may tìm được tiếng nói chung để làm công việc chọn kiểu dáng thống nhất để sớm thông qua Đề án này cho tốt. Ngoài ra thì giá thành đang là mệnh đề nhiều người quan tâm. Đồng tiền đó phải làm sao để cho mọi người, các loại đối tượng đều có thể tham gia , đều có thể đủ khả năng mua sắm pháp phục phù hợp của mình, bởi các cư sĩ ở nơi đô thị, nơi có thu nhập ổn định sẽ khác rất nhiều với đời sống ,thu nhập của số đông người lao động nông thôn. Các nhà may cần chú ý điều này . Vấn đề logo, huy hiệu đã được bàn, TTTB đã có ý kiến huy hiệu phải thống nhất, còn các nhà may, các đạo tràng có thể đính tên,logo của đơn vị mình ở trên phần huy hiệu đó. Hoa sen trang trí nên thống nhất mẫu, nhỏ, không cồng kềnh. Chúng ta chấp nhận tiến bộ, nhưng phải tuân theo truyền thống; theo truyền thồng, nhưng không chấp nhận lạc hậu. Gần đây, xuất hiện nhiều hình A di đà Phật trên y phục cư sĩ, các nhà thiết kế nên xem xét, không đưa hình ảnh đó lên y phục rất phản cảm.
TT Thích Thanh Lợi - Phó TK, CVP Ban Nghi lễ TƯ đã góp ý: Thực ra, cả tăng sĩ, cả tu sĩ, y phục thường đơn giản. Cần có một áo tràng trang nghiêm, miền Bắc thường mặc màu nâu, miền Trung và miền Nam thì màu lam; y phục, pháp phục phải được chỉnh đốn trang nghiêm, đàng hoàng trước khi hành lễ. Về sắc phục trong chánh điện mà người mặc mà nâu, người mặt màu lam thì không nên, cần được quy định cụ thể.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Tổng TK Hiệp Hội Dệt may VN - đồng tình với ý kiến của TT, Phó TK, CVP Ban Nghi lễ TƯ, về áo lễ thì nên mặc áo tràng; Còn thường phục thì các nhà may cần chú ý số đo, và chất liệu vải để việc lễ lạy tiện lợi; Với y phục cho lễ hội dân gian, mà các phât tử, cư sĩ tham gia thì cần có bản sắc Phật giáo.
Sư cô Thích Giác Ân – UVTT, Phó VP Ban VHTW, thành viên trong Chương trình Pháp phục cư sĩ đã có những ý kiến đóng góp cụ thể về y phục trong hành lễ, do nhà may Nguyên Dung của bà Ngọc Dung thiết kế; thường phục mặc chấp tác ở nhà chùa cũng cần giản dị, thuận tiện cho mọi người chứ không thể cầu kỳ. Tai cuộc tọa đàm này, có những mẫu của một số nhà may chỉ để phục vụ cho các cuộc hành hương, chứ không phù hợp khi thi lễ v.v…
Sau nhiều ý kiến của các đại biểu, TT TB VHTWGHPGVN đã chốt lại các việc cần làm trong thời gian tới, động viên các nhà may gấp rút hoàn thiện mẫu pháp phục của mình, và quyết định “sẽ có cuộc thẩm định lần thứ hai về kiểu dáng vào chiều ngày 5/10/2019 tới đây. TTTB VHTW Thích Thọ Lạc phân công: giao cho Nhà may Nguyên Dung chịu trách nhiệm may 03 bộ thường phục nam cư sĩ và 2 bộ thường phục nữ + đẫy cư sĩ; Nhà may Liên Hoa: áo tràng lễ phục của nam, nữ cư sĩ và thiết kế, may đồ cư sĩ Nam tông; Nhà may Trang Nhã: mẫu y áo bà ba lá bồ đề + y phục lễ hội của nữ cư sĩ; Nhà may An Nghiêm: áo dài lễ hội dân gian; các nhà may khác đều được giao việc cụ thể. TT TB VHTW GHPGVN động viên các nhà may cố gắng hoàn thành nhanh, có hiệu quả để kịp thẩm định trong kỳ tới. Nếu đã đạt yêu cầu, sẽ triển khai đại trà.
HT Thích Bửu Chánh- Phó TBTT Ban VHTƯ thay mặt đoàn cử tọa đúc kết những việc cần làm: “Giao TT Phó Ban VHTW Thích Minh Tiến nhận trách nhiệm có kế hoach xây dựng kịch bản để trình lãnh đạo Ban, có kế hoạch truyền thông rộng trên phương tiện truyền thông đại chúng, thu hút đông đảo cư sĩ, phật tử và người dân tham gia Đề án Phá phục này. Giao cho TT Thích Quảng Minh và VP Ban VHTW tại TpHCM chuẩn bị chi tiết chu đáo cho cuộc thẩm định lần tới. Giao cho khối Thư ký VP Ban VHTW GHPGVN cần chuẩn bị phối hợp công việc này với VP2 để hoàn thành nhiệm vụ càng sớm, càng tốt. Việc thống nhất pháp phục cho cư sĩ, lan tỏa pháp phục tăng ni có chất lượng, có tính thuyết phục cao cần sự thống nhất của Ban VHTW và các nhà may cho pháp phục phật giáo. Ban VHTW quyết sách về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng, nhưng các nhà may cần thống nhất, chung tay thực hiện chủ trương của GHPGVN, bảo đảm giá cả hợp lý, mẫu mã đẹp, chất liệu hợp lý, phải giữ vững truyền thống trong hiện đại, không theo mốt thời thượng, phải đảm bảo trang phục, y phục theo truyền thống của cư sĩ “.
Một số hình ảnh của buổi tọa đàm :
Ảnh theo bài: ĐĐ Thích Minh Định. Bài: Diệu Thủy.