TP.HCM: Ban Văn hóa Trung ương tọa đàm khoa học “Nghệ thuật diễn thuyết xướng ngôn trong Phật giáo”
Sáng ngày 27/12/2019 trong khuôn khổ khóa tập huấn người dẫn chương trình Phật giáo tổ chức tại tu viện Khánh An (quận 12, TP.HCM) đã diễn ra buổi tọa đàm khoa học “Nghệ thuật diễn thuyết xướng ngôn trong Phật giáo.”
Quang lâm chứng minh và tham dự có sự hiện diện của HT. Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN; TT. Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN; HT. Thích Khế Chơn – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT. Thích Hải Ấn – Ủy viên Thường trực HĐTS GHPGVN, Phó ban Thường trực Ban Văn hóa Trung ương; HT. Thích Quang Nhuận – Ủy viên HĐTS, Phó ban Văn hóa trung ương GHPGVN; TT. Thích Thọ Lạc – Uỷ viên Thư ký HĐTS, Trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Tổ chức; TT. Thích Trí Chơn – Ủy viên HĐTS, Phó ban Văn hóa Trung ương, Phó ban Thường trực Ban Tổ chức, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo Tp. HCM; TT. Thích Minh Nhẫn – Uỷ viên HĐTS, Tổng biên tập kênh truyền hình Phật sự Online TV; Ông Bùi Hữu Dược – Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ cùng chư Tôn đưc Tăng, Ni HĐTS, chư Tôn đức thành viên Ban tổ chức và gần 600 học viên từ 63 tỉnh thành trong cả nước.
Buổi tọa đàm diễn ra xúc tích với những bài phát biểu hay và ý nghĩa từ Chư Tôn đức.
Phát biểu khai mạc, TT. Thích Thọ Lạc nhấn mạnh về ý nghĩa của buổi Tọa đàm và mong muốn sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp, sự tương tác thảo luận từ chư Tôn đức và các học viên để buổi tọa đàm đạt được kết quả tốt nhất.
HT. Thích Khế Chơn đã chia sẻ những kỹ năng cần có của một người dẫn chương trình Phật giáo, cần phải tập luyện ba yếu tố cơ bản là thân giáo, khẩu giáo và ý giáo. Hòa thượng cũng chia sẻ thêm về sự linh hoạt cần có của một MC, cần phải uyển chuyển trong mỗi sự kiện với những vai trò, vị trí và hoàn cảnh khác nhau.
Thượng Tọa Minh Nhẫn đã có bài phát biểu đầy thú vị, với những dẫn chứng cụ thể về những phát ngôn cần phải cẩn trọng trong các hoàn cảnh khác nhau. Thượng tọa khẳng định rằng MC là người thổi hồn cho một chương trình. Do vậy, mỗi lời nói của một người dẫn chương trình đều phải kiểm soát tốt, nhất là trong Phật giáo, nói hay, nói đúng với chánh Pháp. Thượng Tọa mong rằng, với sự am hiểu về Phật pháp trong quá trình tu học và sự cầu tiến ham học hỏi, thì những người dẫn chương trình Phật giáo tuyệt vời nhất trong tương lai chính là những Chư tôn đức Tăng Ni trong khóa học này.
Thượng tọa Minh Nhẫn cũng nhấn mạnh cần bám sát đề án sắp tới của Ban Văn Hóa sẽ được phát hành sau khóa tập huấn. Đây là một tư liệu thiết thực làm kim chỉ nam cho người dẫn chương trình Phật giáo. Nội dung đề án có những quy định và hướng dẫn cụ thể về những yếu tố cơ bản của một người dẫn chương trình Phật giáo, để thống nhất xuyên suốt và đảm bảo được quy chuẩn dẫn chương trình các sự kiện và lễ hội Phật giáo.
Bài phát biểu của Vụ trưởng Vụ Phật Giáo, Ban Tôn giáo Chính Phủ, ông Bùi Hữu Dược đã chia sẻ cảm nghĩ chân thành và sự hoan hỷ trước một buổi tọa đàm mang ý nghĩa rất thiết thực. Đây là một khởi đầu cần thiết, để xây dựng hình ảnh Phật giáo. Đặc biệt việc đưa đến một quy chuẩn mang tính thống nhất trong công tác văn hóa của Phật giáo nước nhà.
Xem thêm một số hình ảnh buổi tọa đàm:
Ekip PSO