Trung ương Giáo hội viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải
Tham gia đoàn có HT. Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Tăng sự T.Ư; TT. Thích Thiện Thống, Phó Chủ tịch HĐTS; HT. Thích Huệ Trí, Trưởng ban Pháp chế T.Ư; HT. Thích Tấn Đạt, UV. Thư ký HĐTS, Phó Văn phòng 2 T.Ư cùng chư tôn đức HĐTS.
Hòa thượng Chủ tịch đã đặt vòng hoa viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và ghi sổ tang. Vòng hoa mang dòng chữ: “Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam kính viếng”.
Trong lời ghi sổ tang, Hòa thượng Chủ tịch viết: “Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vô cùng kính tiếc cố Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã suốt đời tận tụy phục vụ cho đất nước và dân tộc, kính nguyện hương linh cụ an nghỉ trong thế giới an bình, thành thật chia buồn cùng thân bằng, tang quyến cố Thủ tướng Phan Văn Khải”.
Được biết, để tỏ lòng tưởng nhớ nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải với nghi thức Quốc tang, trong 2 ngày 20 và 21-3, tại Hội trường Thống Nhất. Lễ viếng bắt đầu từ 8g, ngày 20-3 đến hết ngày 21-3.
Lễ truy điệu vào lúc 7g30 ngày 22-3. Lễ an táng lúc 11g cùng ngày tại nghĩa trang quê nhà, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.
Cùng thời gian này, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (quận Ba Đình, Hà Nội) cũng diễn ra lễ viếng, lễ truy điệu nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam tường thuật trực tiếp.
Trong hai ngày Quốc tang, các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sinh năm 1933, là một trong những nhà lãnh đạo cấp cao của đất nước ở giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới - Phát triển đất nước.
Ông là một trong những người lãnh đạo tích cực và quyết tâm xây dựng thể chế theo tinh thần đổi mới, phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân, song hành với chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế.
Sau khi nghỉ hưu ở tuổi 73, ông về sống tại quê nhà, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, và để lại những ấn tượng gần gũi, quý mến trong lòng người dân.
Tang lễ của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại nhà riêng được cử hành theo nghi thức Phật giáo. Trong thời gian linh cữu của nguyên Thủ tướng quàn tại đây, nhiều vị lãnh đạo, đặc biệt là người dân đã đến thăm viếng, tưởng niệm và bày tỏ sự kính mến đối với ông Sáu Khải - cách gọi thân thương của người dân đối với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Lễ truy điệu vào lúc 7g30 ngày 22-3. Lễ an táng lúc 11g cùng ngày tại nghĩa trang quê nhà, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.
Cùng thời gian này, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (quận Ba Đình, Hà Nội) cũng diễn ra lễ viếng, lễ truy điệu nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam tường thuật trực tiếp.
Trong hai ngày Quốc tang, các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sinh năm 1933, là một trong những nhà lãnh đạo cấp cao của đất nước ở giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới - Phát triển đất nước.
Ông là một trong những người lãnh đạo tích cực và quyết tâm xây dựng thể chế theo tinh thần đổi mới, phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân, song hành với chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế.
Sau khi nghỉ hưu ở tuổi 73, ông về sống tại quê nhà, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, và để lại những ấn tượng gần gũi, quý mến trong lòng người dân.
Tang lễ của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại nhà riêng được cử hành theo nghi thức Phật giáo. Trong thời gian linh cữu của nguyên Thủ tướng quàn tại đây, nhiều vị lãnh đạo, đặc biệt là người dân đã đến thăm viếng, tưởng niệm và bày tỏ sự kính mến đối với ông Sáu Khải - cách gọi thân thương của người dân đối với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Hoài Thái – Minh Ân