Tủ áo tràng - nét đẹp chốn thiền môn
GN - Nhiều năm qua, hiện tượng ăn mặc phản cảm của một bộ phận giới trẻ nơi cửa thiền liên tục diễn ra, nhất là vào dịp Tết, gây bức xúc trong dư luận.
Trước thực trạng đó, nhiều chùa đã tiến hành đặt các tủ áo tràng, hay những tấm khăn che (sarong), dành riêng cho du khách có nhu cầu đến viếng chùa, lễ Phật, mà trang phục chưa được trang nghiêm. Điều này không chỉ giúp chấn chỉnh văn hóa lễ nghi chốn thiền môn, mà còn góp phần xây dựng nét đẹp của văn hóa Phật giáo trong tổng thể văn hóa chung của người Việt Nam…
Chiếc áo của khiêm cung, giản dị
Nhắc đến Phật giáo là nhắc về người tu sĩ với hình ảnh “đầu tròn áo vuông”, tức người cạo bỏ râu tóc và khoác lên mình tấm y áo cà sa (kasāya), với nhiều mảnh vải ghép lại trông như thửa ruộng, nên cũng thường được gọi là “phước điền y”. Bên cạnh chiếc y vàng, biểu tượng cao quý của người xuất gia, thì đối với Phật giáo Việt Nam, còn có tấm áo nhật bình, vạt hò, áo tràng xiên với các màu nâu, lam… là những pháp phục quen thuộc, gần gũi của người tu sĩ.
Giới cư sĩ - cận sự nam, nữ muốn noi theo đời sống giản dị của người xuất gia, mỗi khi đến chùa, nhiều người cũng đã lựa chọn cho mình những kiểu áo vạt hò nguyên bản hoặc cách điệu. Đặc biệt khi lễ Phật hay tham dự các khóa lễ, quý Phật tử thường mặc áo tràng - loại áo dài hai vạt, tay dài nhưng không rộng như chiếc áo hậu của quý Tăng Ni. Chiếc áo tràng, vì vậy, nghiễm nhiên trở thành pháp phục của người Phật tử.
Theo đặc thù của từng vùng miền, Phật tử miền Bắc thường chọn sắc phục nâu, Phật tử miền Nam thường chọn sắc lam, có lẽ do xuất phát dựa vào khí hậu đặc trưng vùng miền. Dù màu nào thì chiếc áo tràng vẫn biểu hiện cho sự khiêm cung, giản dị, nhu hòa, bình đẳng, là sự nhắc nhở thường xuyên về chánh giới và phòng hộ các căn đối với những ai khoác lên mình tấm áo nhu hòa, giản dị mà tôn quý này.
Với ý nghĩa đặc biệt như vậy, tấm áo tràng là pháp phục để trang nghiêm tự thân. Không chỉ dành cho khi đến chùa, nhiều cư sĩ tại gia lúc công phu tụng niệm, tọa thiền, trì chú… ở nhà cũng tề chỉnh chuẩn bị cho mình tấm áo tràng, thể hiện sự cung kính khi đối trước Tam bảo.
Song, khác với những Phật tử thường xuyên đi chùa, có kiến thức cũng như ý thức về tác phong nơi chốn thiền môn, phần lớn người đến chùa vẫn xa lạ với việc mặc áo tràng để lễ Phật tại chánh điện, âu đó cũng là điều dễ hiểu. Trên thực tế, không có cơ sở tự viện nào đặt ra quy định bắt buộc đối với người vào lễ Phật, hay tham dự các khóa lễ, Phật sự… phải mặc áo tràng, vì tất nhiên “chiếc áo không làm nên người tu”. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của hình sắc trong văn hóa Phật giáo, cụ thể ở đây là lợi ích mà tấm áo tràng mang lại cho người mặc khi đến chùa. Bởi, khi khoác lên mình tấm áo tràng, nghĩa là ai cũng như ai, giản dị, bình đẳng trong sắc nâu sồng hay màu khói hương thân thương; như vậy đồng nghĩa với việc mọi rào cản, ranh giới về giai cấp, tầng lớp xã hội được gạt bỏ, mọi mặc cảm được xoa dịu và hơn thua dường như cũng đều được xóa đi. Tất cả chỉ nhìn nhau như “người một nhà” với cùng một đặc điểm, đó là chiếc áo tràng.
Chấn chỉnh tác phong đến chùa từ tủ áo tràng
Theo đó, việc hình thành các tủ áo tràng tại chùa, không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, đôi khi mang tính tức thời của con người, mà mặt khác cũng rất phù hợp với đặc trưng văn hóa, giáo lý theo tinh thần nhà Phật: dung hòa, từ bi và bình đẳng.
Như TT.Thích Thanh Phong, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM) chia sẻ: “Chùa Vĩnh Nghiêm với địa thế thuộc vào khu vực trung tâm, nên hàng năm đều đón một lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, với việc thường xuyên mở cửa để phục vụ nhu cầu tôn giáo, tinh thần cho người dân thành phố, ngày thường tại chùa cũng có không ít du khách ở mọi tầng lớp: Phật tử, giới văn phòng, khách nước ngoài… ra vào. Trừ Phật tử, các giới khác thường ghé ngang chùa rồi vào chiêm bái Phật, do đó việc họ không có sự chuẩn bị về trang phục chỉn chu là bình thường. Bởi vậy, chùa có trang bị một tủ sarong, để dành cho những trường hợp ấy, và họ đều “mượn - trả” trong tâm thế rất hoan hỷ”.
Bên cạnh đó, chùa Hoằng Pháp, một trong những ngôi chùa được nhiều người biết tại huyện Hóc Môn (TP.HCM), nơi thường có đông đảo Phật tử và khách vãng lai lui tới chiêm bái, lễ Phật, cũng trang bị những tủ áo tràng. Được biết, đây là việc đã được chùa thực hiện từ khá lâu. Nói về tủ áo tràng, ĐĐ.Thích Tâm Trọng - phó trụ trì chùa cho rằng với những ngôi chùa thường xuyên đón khách vãng lai đến tham quan, hay vì nhu cầu tín ngưỡng, thì nên trang bị sẵn các tủ áo tràng.
“Không phải ai cũng trong tư thế sẵn sàng, y phục tươm tất. Ví dụ trường hợp khách du lịch nước ngoài, họ thấy chùa đẹp, hay nhân một dịp lễ lạt nào đó đang diễn ra trong khuôn khổ Phật giáo và họ muốn tham dự, nhưng đang mặc quần ngắn, váy ngắn, trường hợp này, nếu chùa sẵn có tủ áo tràng, họ có thể linh hoạt mượn tạm để dùng, cho trang nghiêm hơn. Tôi cũng chưa thấy ai có phản ứng tiêu cực về yêu cầu này”, thầy cho biết.
Cũng vậy, đối với những trường hợp ăn mặc phản cảm đến cửa thiền, được nhắc nhiều hiện nay, việc các chùa có trang bị tủ áo tràng và hướng dẫn họ cung cách đến chùa, sẽ mang lại nhiều hiệu ứng tích cực. Trước hết, đối với người ăn mặc phản cảm (do vô tình hay cố ý), giúp tránh được sự dè bỉu từ đám đông, bản thân sẽ dần được hình thành ý thức trang nghiêm trong y phục khi đến nơi linh thiêng; sau, đối với mọi người xung quanh, sẽ giúp tránh được sự phiền não không đáng có.
Trong một cuộc trò chuyện cùng phóng viên Giác Ngộ về cung cách đến chùa, HT.Thích Nguyên Giác, trụ trì chùa Già Lam (Gò Vấp, TP.HCM), chia sẻ: “Việc xây dựng tủ áo tràng tại các chùa là điều cũ mà mới. Nói ‘cũ’, vì nhiều nơi cùng khu vực đã thực hiện điều này từ rất lâu, định hướng cho oai nghi văn hóa Phật giáo nước họ, đơn cử như Thái Lan. Nói ‘mới’, vì ở nước ta đây lại chưa phải là việc phổ biến và lại còn vấp phải một số ý kiến không tán thành. Khoác một chiếc áo, che đi sự phô bày da thịt, hòa cùng dòng người, ai cũng như ai, đâu làm mất đi vẻ đẹp của mình, càng không thể làm lu mờ hay ảnh hưởng đến tôn giáo riêng nào cả. Đơn giản chỉ là sự tôn trọng những nơi trang nghiêm, nhập gia tùy tục vậy thôi”.
Như vậy, xét ở khía cạnh văn hóa, có thể nói, đây là việc làm mang tính định hướng cao, về cả hình thức lẫn ý thức cho người Phật tử Việt Nam nói riêng và người đến chùa vì nhu cầu chiêm bái nói chung.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi nhiều người trẻ mất dần ý thức lễ nghi trong các sinh hoạt tôn giáo, thậm chí sinh hoạt cộng đồng, thì việc hình thành tủ áo tràng và khuyến khích sử dụng áo tràng khi vào lễ Phật tại các chùa sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc chấn chỉnh tác phong khi đến chùa, giảm thiểu thực trạng ăn mặc phản cảm, góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa chốn thiền môn cho Phật giáo Việt Nam.
Trước thực trạng đó, nhiều chùa đã tiến hành đặt các tủ áo tràng, hay những tấm khăn che (sarong), dành riêng cho du khách có nhu cầu đến viếng chùa, lễ Phật, mà trang phục chưa được trang nghiêm. Điều này không chỉ giúp chấn chỉnh văn hóa lễ nghi chốn thiền môn, mà còn góp phần xây dựng nét đẹp của văn hóa Phật giáo trong tổng thể văn hóa chung của người Việt Nam…
Chiếc áo của khiêm cung, giản dị
Nhắc đến Phật giáo là nhắc về người tu sĩ với hình ảnh “đầu tròn áo vuông”, tức người cạo bỏ râu tóc và khoác lên mình tấm y áo cà sa (kasāya), với nhiều mảnh vải ghép lại trông như thửa ruộng, nên cũng thường được gọi là “phước điền y”. Bên cạnh chiếc y vàng, biểu tượng cao quý của người xuất gia, thì đối với Phật giáo Việt Nam, còn có tấm áo nhật bình, vạt hò, áo tràng xiên với các màu nâu, lam… là những pháp phục quen thuộc, gần gũi của người tu sĩ.
Giới cư sĩ - cận sự nam, nữ muốn noi theo đời sống giản dị của người xuất gia, mỗi khi đến chùa, nhiều người cũng đã lựa chọn cho mình những kiểu áo vạt hò nguyên bản hoặc cách điệu. Đặc biệt khi lễ Phật hay tham dự các khóa lễ, quý Phật tử thường mặc áo tràng - loại áo dài hai vạt, tay dài nhưng không rộng như chiếc áo hậu của quý Tăng Ni. Chiếc áo tràng, vì vậy, nghiễm nhiên trở thành pháp phục của người Phật tử.
Theo đặc thù của từng vùng miền, Phật tử miền Bắc thường chọn sắc phục nâu, Phật tử miền Nam thường chọn sắc lam, có lẽ do xuất phát dựa vào khí hậu đặc trưng vùng miền. Dù màu nào thì chiếc áo tràng vẫn biểu hiện cho sự khiêm cung, giản dị, nhu hòa, bình đẳng, là sự nhắc nhở thường xuyên về chánh giới và phòng hộ các căn đối với những ai khoác lên mình tấm áo nhu hòa, giản dị mà tôn quý này.
Với ý nghĩa đặc biệt như vậy, tấm áo tràng là pháp phục để trang nghiêm tự thân. Không chỉ dành cho khi đến chùa, nhiều cư sĩ tại gia lúc công phu tụng niệm, tọa thiền, trì chú… ở nhà cũng tề chỉnh chuẩn bị cho mình tấm áo tràng, thể hiện sự cung kính khi đối trước Tam bảo.
Song, khác với những Phật tử thường xuyên đi chùa, có kiến thức cũng như ý thức về tác phong nơi chốn thiền môn, phần lớn người đến chùa vẫn xa lạ với việc mặc áo tràng để lễ Phật tại chánh điện, âu đó cũng là điều dễ hiểu. Trên thực tế, không có cơ sở tự viện nào đặt ra quy định bắt buộc đối với người vào lễ Phật, hay tham dự các khóa lễ, Phật sự… phải mặc áo tràng, vì tất nhiên “chiếc áo không làm nên người tu”. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của hình sắc trong văn hóa Phật giáo, cụ thể ở đây là lợi ích mà tấm áo tràng mang lại cho người mặc khi đến chùa. Bởi, khi khoác lên mình tấm áo tràng, nghĩa là ai cũng như ai, giản dị, bình đẳng trong sắc nâu sồng hay màu khói hương thân thương; như vậy đồng nghĩa với việc mọi rào cản, ranh giới về giai cấp, tầng lớp xã hội được gạt bỏ, mọi mặc cảm được xoa dịu và hơn thua dường như cũng đều được xóa đi. Tất cả chỉ nhìn nhau như “người một nhà” với cùng một đặc điểm, đó là chiếc áo tràng.
Chấn chỉnh tác phong đến chùa từ tủ áo tràng
Theo đó, việc hình thành các tủ áo tràng tại chùa, không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, đôi khi mang tính tức thời của con người, mà mặt khác cũng rất phù hợp với đặc trưng văn hóa, giáo lý theo tinh thần nhà Phật: dung hòa, từ bi và bình đẳng.
Như TT.Thích Thanh Phong, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM) chia sẻ: “Chùa Vĩnh Nghiêm với địa thế thuộc vào khu vực trung tâm, nên hàng năm đều đón một lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, với việc thường xuyên mở cửa để phục vụ nhu cầu tôn giáo, tinh thần cho người dân thành phố, ngày thường tại chùa cũng có không ít du khách ở mọi tầng lớp: Phật tử, giới văn phòng, khách nước ngoài… ra vào. Trừ Phật tử, các giới khác thường ghé ngang chùa rồi vào chiêm bái Phật, do đó việc họ không có sự chuẩn bị về trang phục chỉn chu là bình thường. Bởi vậy, chùa có trang bị một tủ sarong, để dành cho những trường hợp ấy, và họ đều “mượn - trả” trong tâm thế rất hoan hỷ”.
Bên cạnh đó, chùa Hoằng Pháp, một trong những ngôi chùa được nhiều người biết tại huyện Hóc Môn (TP.HCM), nơi thường có đông đảo Phật tử và khách vãng lai lui tới chiêm bái, lễ Phật, cũng trang bị những tủ áo tràng. Được biết, đây là việc đã được chùa thực hiện từ khá lâu. Nói về tủ áo tràng, ĐĐ.Thích Tâm Trọng - phó trụ trì chùa cho rằng với những ngôi chùa thường xuyên đón khách vãng lai đến tham quan, hay vì nhu cầu tín ngưỡng, thì nên trang bị sẵn các tủ áo tràng.
“Không phải ai cũng trong tư thế sẵn sàng, y phục tươm tất. Ví dụ trường hợp khách du lịch nước ngoài, họ thấy chùa đẹp, hay nhân một dịp lễ lạt nào đó đang diễn ra trong khuôn khổ Phật giáo và họ muốn tham dự, nhưng đang mặc quần ngắn, váy ngắn, trường hợp này, nếu chùa sẵn có tủ áo tràng, họ có thể linh hoạt mượn tạm để dùng, cho trang nghiêm hơn. Tôi cũng chưa thấy ai có phản ứng tiêu cực về yêu cầu này”, thầy cho biết.
Cũng vậy, đối với những trường hợp ăn mặc phản cảm đến cửa thiền, được nhắc nhiều hiện nay, việc các chùa có trang bị tủ áo tràng và hướng dẫn họ cung cách đến chùa, sẽ mang lại nhiều hiệu ứng tích cực. Trước hết, đối với người ăn mặc phản cảm (do vô tình hay cố ý), giúp tránh được sự dè bỉu từ đám đông, bản thân sẽ dần được hình thành ý thức trang nghiêm trong y phục khi đến nơi linh thiêng; sau, đối với mọi người xung quanh, sẽ giúp tránh được sự phiền não không đáng có.
Trong một cuộc trò chuyện cùng phóng viên Giác Ngộ về cung cách đến chùa, HT.Thích Nguyên Giác, trụ trì chùa Già Lam (Gò Vấp, TP.HCM), chia sẻ: “Việc xây dựng tủ áo tràng tại các chùa là điều cũ mà mới. Nói ‘cũ’, vì nhiều nơi cùng khu vực đã thực hiện điều này từ rất lâu, định hướng cho oai nghi văn hóa Phật giáo nước họ, đơn cử như Thái Lan. Nói ‘mới’, vì ở nước ta đây lại chưa phải là việc phổ biến và lại còn vấp phải một số ý kiến không tán thành. Khoác một chiếc áo, che đi sự phô bày da thịt, hòa cùng dòng người, ai cũng như ai, đâu làm mất đi vẻ đẹp của mình, càng không thể làm lu mờ hay ảnh hưởng đến tôn giáo riêng nào cả. Đơn giản chỉ là sự tôn trọng những nơi trang nghiêm, nhập gia tùy tục vậy thôi”.
Như vậy, xét ở khía cạnh văn hóa, có thể nói, đây là việc làm mang tính định hướng cao, về cả hình thức lẫn ý thức cho người Phật tử Việt Nam nói riêng và người đến chùa vì nhu cầu chiêm bái nói chung.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi nhiều người trẻ mất dần ý thức lễ nghi trong các sinh hoạt tôn giáo, thậm chí sinh hoạt cộng đồng, thì việc hình thành tủ áo tràng và khuyến khích sử dụng áo tràng khi vào lễ Phật tại các chùa sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc chấn chỉnh tác phong khi đến chùa, giảm thiểu thực trạng ăn mặc phản cảm, góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa chốn thiền môn cho Phật giáo Việt Nam.
Giao Hảo