Đôi điều về câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Đôi điều về câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Bề dầy lịch sử văn hóa Việt Nam có rất nhiều câu ngạn ngữ,ca dao,tục ngữ nói về cách ứng xử của cha ông chúng ta, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”là một trong cách ứng xử đó.Nghĩa đen như mọi người đều biết của câu này là khi chúng ta được ăn một trái cây nào đó thì chúng ta phải nhớ đến công lao của người trồng nên cây đó.Ở bài viết này tôi muốn bàn đến cái nghĩa bóng dưới quan điểm của Phật Giáo.
Trong Phật giáo có khái niệm “Tứ ân” đó là :ơn Cha mẹ đã sinh thành ra ta,ơn Thầy đã dậy dỗ ta nên người,ơn Bạn bè đã giúp đỡ ta và ơn Xã hội mà ta đang sống.Cũng có thể hiểu những ơn đó là những trái cây,những quả lành mà chúng ta được thụ hưởng .Nếu nói rộng ra hơn nữa toàn bộ các quan niệm ,quan điểm của hệ thống tư tưởng Phật giáo đề bị chi phối ,hoặc suy ra,hoặc luận ra bởi “định luật”Nhân-Quả,bởi nguyên lý trùng trùng duyên khởi.Nhân lành thì sinh ra quả lành,quả lành sinh ra cây lành,cây lành lại sinh ra quả lành và cứ như thế.
Đứng trước một hiện tượng thiên nhiên,cũng như một hiện tượng xã hội nào đó con người luôn luôn có những phản ứng ,hay ứng xử của mình và đâu là ứng xử đúng đâu là ứng xử sai ? đó là một câu hỏi luôn luôn ở trước mặt mỗi người từng giờ từng phút một.Ở tình huống “Ăn quả”văn hóa người Việt hay cha ông chúng ta chọn cách ứng xử :”Nhớ kẻ trồng cây”.Ở cách ứng xử này đồng nghĩa với việc trồng một cây lành là vậy.Tất nhiên hiểu theo nghĩa ngược lại nếu không “Nhớ kẻ trồng cây” là trồng một cây không lành và ở đây nguyên lý Nhân-Quả lại tiếp diễn .Thật là may mắn thay chúng ta trồng được một cây lành ,thật khủng khiếp thay trồng một cây không lành hệ lụy không biết đâu mà lường.Và chúng ta đều biết có những loại cây tháng trước trồng tháng sau ra quả ,có những cây mười năm ,hoặc lâu hơn nữa sau khi trồng mới ra quả.Điều đó để khẳng định một điều là trồng cây gì ra quả đó ,không sớm thì muộn sẽ hưởng quả đó thôi không sai khác được.
Suy rộng ra hơn nữa chả lẽ cứ được hưởng “quả lành” thì mới nhớ ơn “kẻ trồng cây” hay sao?thế thì bao giờ mới được hưởng quả lành đây?trên thực tế nói thì dễ làm mới khó .Đó là con đường tu tập của người theo Đạo Phật nói riêng và truyền thống văn hóa của người Việt chúng nói chung vậy.
Trên đây là một vài chia sẻ nông cạn của người viết bài ,mong các quý thầy ,các cư sỹ cùng bà con Phật tử cùng đóng góp suy nghĩ của mình không chỉ về vấn đề này mà cả các vấn đề khác nữa trong truyền thống Văn hóa dân tộc ta.Mọi bài viết gửi về hộp thư :banvanhoaphatgiao@gmail.com.
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội 20/5/2015
PT:Phúc Viên