HÌNH ẢNH BỒ TÁT QUAN ÂM TRONG THI CA VIỆT NAM
Bồ tát Quán Thế Âm, hình ảnh thân thiết gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Đông. Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức cũng thường xưng niệm danh hiệu và thỉnh tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát để phụng thờ, lễ bái hằng ngày trong nhà. Ở Việt Nam, hình ảnh Ngài còn ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa dân gian đến độ, chúng ta đi đâu, về đâu trên đất nước thân thương cũng đều thấy tôn tượng Ngài.
Mặc dù có sự khác nhau về hình thái tôn thờ, nhưng hầu hết những tôn tượng Ngài đều toát ra một điểm chung nhất là tâm nguyện từ bi, hạnh kiên nhẫn, khả năng lắng nghe, trái tim đồng cảm, đức hiếu sinh và hoài bão ban vui cứu khổ cho nhân loại. Và điều này đã ngẫu nhiên rất khế hợp với tâm tư nguyện vọng cũng như thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Bởi lẽ, dân ta vốn ưa chuộng cái thiện, ghét cái ác, ưa làm lành, lánh dữ, mong muốn một cuộc sống thanh bình, ấm yên, hạnh phúc và luôn uớc ao mọi người cùng đến với nhau bằng sự cảm thông, tha thứ, tâm tâm được kết nối trong tình thương yêu đùm bọc. Vì vậy, đã có biết bao thiên truyện cổ tích, truyền thuyết dân gian hay những bài vè, ca dao tục ngữ, những tuồng chèo hát bộ .v.v…. rất nổi bật và điển hình cho nền văn hóa Việt xuyên suốt các thời đại, mà trong các tác phẩm bất hủ đó luôn ảnh hiện dáng dấp của người Mẹ hiền Quán Thế Âm từ ái bao dung, ban phát tình thương yêu và mang an vui hạnh phúc đến cho mọi người. Có thể nói, hình ảnh Ngài là biểu tượng sống nói lên tiếng nói thầm kín và những khát khao mong muốn cũng như quan điểm đạo đức của người dân Việt Nam. Niềm khát khao đó, không chỉ được nhân gian Việt Nam cụ thể hoá qua các hình tượng Quan Âm trong văn chương điển tích mà hình ảnh Ngài còn thật sự đi vào lòng người Việt Nam, mang dấu ấn sâu đậm trong đời sống Việt, mà thông qua các lễ hội, các lĩnh vực sân khấu, âm nhạc, cũng như trong nghệ thuật hội họa điêu khắc… chúng ta cảm nhận được rất rõ về điều đó.
1- Tín ngưỡng Quán Âm Bồ Tát ở Việt Nam
Tín ngưỡng tôn giáo là một yếu tố văn hoá có tính phổ biến: Nó ra đời rất sớm trong lịch sử văn minh loài người. Trước khi bàn về tín ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm ở Việt Nam, xin sơ lược vài nét về sự hội nhập Phật giáo vào VN.
Phật giáo, một tôn giáo vĩ đại của phương Đông từ thung lũng sông Hằng truyền đến miền Nam Tích Lan rồi đến phía bắc cao nguyên Trung Á, tới các hải đảo phía đông Nhật Bản và du nhập đến Việt Nam vào thời Bắc thuộc (179 BC – 905 AD). Giáo lý Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với đạo lý sống cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Vì thế, Phật giáo đã nhanh chóng hoà nhập với văn hoá Việt Nam thời bấy giờ. Trong quá trình phát triển ở Việt Nam, Phật giáo đã có sự chuyển đổi vai trò rất lớn và trở thành Phật giáo Việt Nam có những nét đặc thù của dân tộc Việt, khác hẳn với Phật giáo các nước khác. Giáo lý Phật giáo thẩm thấu rất sâu vào xã hội và con người Việt Nam. Mái chùa, biểu tượng của Phật giáo là nơi diễn ra các sinh hoạt, các lễ hội truyền thống đáp ững nhu cầu tín ngưỡng truyền thống phù hợp với tính dân tộc. Hình tượng Đức Phật uy nghiêm đã biến thành một ông Bụt hiền lành, gần gũi và luôn giúp đỡ người hiền thoát cảnh nguy nan. Bên cạnh đó, hình ảnh Bồ Tát cũng được người dân Việt sùng kính. Trong tư tưởng người dân bấy giờ, Bồ Tát là người nhân từ “yêu muôn người vật, thương xót lũ tà, vui hiền, giúp người độ lượng, cứu giúp chúng sinh vượt cả đất trời, thắm khắp biển sông, bố thí chúng sinh, người đói cho ăn, kẻ khát cho uống, lạnh cho mặc, nóng cho mát, bệnh cho thuốc, xe ngựa thuyền bè, các vật châu báu vợi con, đất nước... ai xin liền cho.”[1]
Tín ngưỡng Bồ Tát xuất hiện ở ngước ta khá sớm. Sau đó, tín ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm trong tâm thứccủa người dân ở xã hội thời bấy giờ có vị trí đặc biệt quan trọng. Nếu như người Tây Tạng kính ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm như một vị Phật nam hỗ trợ xứ Tây Tạng, là hoá thân nhiều đời của đức Đạt Lai Lạt Ma, người Trung Quốc thời Bồ Tát Quán Thế Âm như một vị nữ thần cứu hộ thì trong tâm hồn chất phác, chân thật của người dân Việt Nam, Bồ Tát Quán Thế Âm là biểu tượng của ngươiì mẹ hiền có tình yêu thương vô bờ bến và lòng khoan dung vô lượng. Tín ngưỡng Bồ Tát Quan Thế Âm hoà đồng với tín ngưỡng sùng bái nữ thần cố hữu trong tư tưởng của người Việt Nam bình dân. Họ vốn là những người dồi dào tình cảm vàgiàu tưởng tượng. Họ từng sống trong cảnh chiến tranh ly loạn, tận mắt thấy sự bạo tàn của giặc xâm lăng và thường xuyên chứng kiến những thiên tai hạn hán. Vì thế, mơ ước có đời sống thanh bình, an cư lạc nghiệp và tin vào sự hộ trì của thần linh là điều tất yếu xảy ra trong cộng đồng Việt thời ấy. Do vậy, hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm đại diện cho lòng đại từ và sự ccảm thông vô hạn dễ dàng bén rễ và phổ biến sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
Tín ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm ở Việt Nam được biết đến rất rộng rãi từ thế kỷ V, bằng chứng là qua câu chuyện Vương Diêm được Hiền Pháp Sư tặng tượng Bồ Tát Quán Thế Âm và những linh ứng trong khi ông ta tôn thờ Ngài. Đến thời Lý- Trần, tín ngưỡng này àng thịnh hành. Thời vua Lý Thái Tông, Bồ Tát Quán Thế Âm như một vị nữ Phật và xưng tụng là “Phật Bà Quán Thế Âm”. Từ giấc mộng thấy Phật Bà Quán thế Âm, nhà vua đã cho xây dựng chùa Một Cột có dựng tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ngự trên đài sen. Vào thời điểmm ấy, trong nghi thức lễ bái, danh hiệu Bồ Tát Quan Thế Âm được chọn làm đối tượng sám hối như trong “Bồ Tát sám hiệu văn” của ngài Pháp Thuận. Điểm độc đáo trong việc tôn sùng Bồ Tát Quan Thế Âm của nhân dân thời Lý đó là họ đã thần tượng hoá những ngưốic nhân cách đức độ, lòng thương người bao la thành Quán Thế Âm như Thái Hậu Ỷ Lan được xưng tụng là Quán Âm nữ.
Ngày nay, tín ngưỡng Bồ Tát Quan Thế Âm rộng khắp trong nhân dân. Không chỉ có các chùa tôn thờ Bồ Tát Quán Thế Âm mà ngay trong giới Phật Tử cư sĩ, họ cũng tôn trí tượng Ngài ở nơi cao nhất, thanh tịnh nhất trong nhà của họ, có nhiều người phát tâm cúng dàng tượng Bồ Tát Quán Thế Âm thờ ở những nơi đèo cao nguy hiểm hay những nơi thường có tai nạn xảy ra. Họ tin tưởng ở năng lực vô biên của Ngài, an tâm khi thấy bóng dáng trang nghiêm, từ ái của Ngài ở những nơi đó. Đặc biệt lòng tín ngưỡng Bồ Tát Quấn Thế Âm cũng góp phần tạo niềm say mê cho các nghệ nhân tạo tượng chư Phật, Bồ Tát.
Ta thấy ở Việt Nam các nghệ nhân thường tác hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm qua hình dáng một người nữ đứng trên dài sen, tay trái cầm nhành dương liễu, tay phải cầm bình cam lồ. Tiêu biểu như hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm đứng trên đài sen sừng sững trên cây cột độc nhất giữa hồ ở ngôi chùa Một Cột được xây dựng vào thời Lý Thái Tông, không chỉ thể hiện tín ngưỡng của giới bình dân chân chất mà còn làm tăng thêm ý nghĩa sáng tạo tâm linh độc đáo, nói lên tinh thần vượt thoát dục vọng tự kiến tính thành Phật. Ngoài việc tạo tượng Bồ Tát theo hình dáng người nữ, dần dần do sự thẩm thấu, giáo thoa giữa sự tín ngưỡng Bồ Tát Quan Thế Âm trong lòng dân chúng, kết hợp với sự phát triển của ngành nghệ thuật tạo hình dân gian, các nghệ nhân, nhất là những nhà làm tượng Bồ Tát Quán Thế Âm vào thế kỷ XVI, thế kỷ đánh dấu mốc quan trọng của quá trình dân dã hoà với tượng Quan Âm trong mĩ thuật Phật giáo, đã tạo ra những hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm nghìn mắt nghìn tay rất tinh xảo. Nghệ nhân dồn hết tâm trí tạo nên những tác phẩm tuyệt vời, đặc biệt nhất là tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhỡn ở chùa Bút Tháp. Lòng yêu nghệ thuật hoà quyện với niềm kính ngưỡng đức độ từ bi của Bồ Tát Quán Thế Âm đaz giúp họ tạch nên những bức tượng hoàn hảo đến nỗi khi chiên ngưỡng bức tượng này người ta như hoà mình vào không khí ấy- không khí trầm mặc và cuối cùng là sự siêu thoát - và thấy một cái gì khác đi trong tâm hồn mình, không phải một cái gì làm cho mình yếu đi, hèn đi trước những sức mạnh siêu nhiên nào đó mà là một cái gì làm cho mình trở nên cao hơn, vững tâm hơn vào chính mình.
Tín ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm còn thể hiện rất rõ nét qua phương diện tổ chức lễ hội về Đức Quán Thế Âm. Hằng năm, ngày 19- 02 âm lịch được chọn làm ngày tổ chức lễ hội Quán Thế Âm của nhiều nước có tín ngưỡng Phật giáo. Như Trung Quốc có lễ hội Phổ Đà Sơn tại Triết Giang, Nhật Bản tổ chức lễ hội tại chùa Thảo Vân Nam, Kyodo. Riêng ở nước ta, theo lời của Đại Đức Thích Huệ Vinh, lễ hội Quán Ân được phục hưng từ những năm đầu của thập niên 1990. Theo thời gian cộng thêm ý nghĩa, tác động tích cực của lễ hội văn hoá được tổ chức rất long trọng ở nhiều nơi như Đà Nẵng, Huế và ở Hà Nội qua lễ hội chùa Hương. Từ năm 2000 trở đi, lễ hội Quán Âm được nâng lên thành lễ hội cấp nhà nước trong chương trình hành động quốc gia về du lịch. Lễ hội Quán Âm cũng là dịp cho các nghệ sĩ tài năng tỏ lòng tôn kính Bồ Tát Quán Thế Âm trong các tác phẩm nghệ thuật, thư pháp, thơ ca. Lễ hội Quán Thế Âm đã khơi dậy lòng từ bi, hỷ xả trong mỗi người dân, khiến con người mở rộng tấm lòng bao dung, giúp họ quay về cội nguồn tâm linh thanh tịnh, gột sạch phiền não.
- Bồ Tát Quán Thế Âm trong ngôn ngữ, ca dao và thơ ca Việt Nam
2.1- Trong ngôn ngữ
Trong cuộc sống thường ngày và trong văn học Việt Nam, ta thấy có nhiều từ ngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật giáo, được nhiều người dùng đến, kể cả những người ít học. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những từ ngữ này được xuất phát từ giáo lý của nhà Phật mà cụ thể nhất vẫn là triết lý từ bi, một triết lý gắn liền với hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm.
Chẳng hạn, khi chúng ta gặp kẻ hoạn nạn, lâm nguy hoặc gặp những chuyện bất nhẫn giữa đường thì việc trước tiên là chúng ta kêu gọi mọi người hãy cùng “ra tay tế độ” người ấy. Hoặc ngược lại, nếu một ai đó có thái độ thờ ơ, dững dưng trước những chuyện bất hạnh, rủi ro của người khác thì người Việt Nam ta lại nói “sao anh từ bi tự tại quá vậy”. Vâng, không biết tự bao giờ, triết lý ấy của đạo Phật đã ăn sâu vào lòng người và đã trở thành Việt Nam hóa đến độ: để tán thán hạnh lành của con người, dân ta lấy tư tưởng Quán Âm để khen ngợi. Chẳng hạn như Thành ngữ “ưu đời mẫn thế” được dùng để ca ngợi những con người có tấm lòng vàng, luôn nghĩ đến nỗi khổ đau của những kẻ bất hạnh mà dốc lòng lạc quyên, vận động để “cứu giúp” họ; và để khiển trách sự vô tâm của con người, ta cũng lại lấy hạnh từ bi của Bồ Tát Quán Âm để nói xa xôi, bóng gió. Hay tục ngữ dân gian có câu “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”…, những câu nói ấy cũng có ý nghĩa xuất phát từ tình thương và tấm lòng từ bi vô ngã. Nhưng xét cho cùng, những từ ngữ đó thật chất có nguồn gốc từ bi nguyện của Quan Âm Bồ Tát. Bởi vì, khi nói đến Ngài tức là nói đến hạnh từ bi, lân mẫn, là ban vui, cứu khổ, độ trì.
Bắt nguồn từ câu chuyện Quan Âm Thị Kính, từ đó đã đúc kết nên thành ngữ “Oan như oan Thị Kính”, một hình ảnh, một tên gọi chung cho những oan trái của con người. Và cũng từ câu chuyện này, dân ta lại có câu “oan cho Thị Mầu” để phê phán những con người hèn nhát, tiểu nhân, dám làm không dám chịu, những người thiếu thành thực. Từ câu chuyện này, nhân gian ta lại có câu “lẳng lơ như Thị Mầu” để nói đến những phụ nữ thiếu nghiêm túc.
Nhiều và rất nhiều những từ ngữ trong dân gian cũng như trong đời sống của người Việt nhuốm màu sắc từ bi của Phật giáo, mà lâu dần người dân ta quen dùng những từ ngữ ấy như là ngôn từ bản xứ mà không chút ngượng ngịu, lạ lùng. Sự ảnh hưởng của triết lý từ bi trong đạo Phật và hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ mà nó còn ăn sâu vào trong ca dao, thi ca của người dân Việt Nam nữa.
2.2- Trong ca dao, thơ ca Việt Nam
Ca dao dân ca và thơ Nôm khuyết danh là những thể loại văn vần truyền khẩu, dễ hiểu trong dân gian, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đặc biệt, nó được phổ biến dưới dạng thơ lục bát gồm nhiều đề tài khác nhau, tư tưởng từ bi của Phật giáo cũng thường được ông cha ta đề cập đến trong ca dao cũng như trong thơ Nôm khuyết danh dưới đề tài này hay khía cạnh khác để nhắc nhở, khuyên răn, dạy bảo nhau với mục đích xây dựng một cuộc sống an vui, phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam. Ca Dao Việt Nam có câu:
Hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm được nhắc đến trong câu ca dao trên cho ta thấy cha ông ta từ ngàn xưa đã tôn thờ Ngài với một tấm lòng rất thành kính nhưng cũng lại rất thân thiện, gần gũi, thân thương. Bồ Tát, Phật được ví như là bậc cha, mẹ chung mà bất cứ ai trong chúng ta muốn báo đền ân đức sinh thành của mình cũng nên hướng về các Ngài mà kính ngưỡng, học tập, noi theo những phẩm hạnh cao quý của Thánh hiền để mong việc hiếu nghĩa mới được đáp đền.
Ta lại bắt gặp một câu ca dao rất chất phác, dân dã nhưng cũng lại phản chiếu rất rõ tâm niệm và niềm tin tuyệt đối của dân ta với Bồ Tát Quán Thế Âm:
Hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm đã thẩm sâu vào lòng người Việt và Ngài đã thường xuyên hiện hữu trong tâm trí của người dân ta đến độ, khi đứng trước một sự việc bất ngờ, ngạc nhiên thì câu nói thốt lên đầu tiên vẫn là cân xưng nệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát”.
Trong thi ca Việt Nam, hình ảnh hoá thân của Phật Bà Quan Âm còn được nhắc đến rất nhiều. Đặc sắc nhất trong các tác phẩm đó có thể kể đến là truyện Nôm khuyết danh Quan Âm Nam Hải và Quan Âm Thị Kính, được thể hiện dưới dạng trường thiên lục bát với nhiều tình tiết diễn biến ly kỳ, độc đáo và rất Việt Nam, nó được truyền tụng khá rộng sâu trong quần chúng dân gian.
Trước hết là tác phẩm Quan Âm Nam Hải, gồm 1426 câu thơ lục bát. Truyện kể về một công chúa xuất gia, chúa Ba hiền hòa, nhân hậu, hiếu nghĩa, vẹn toàn, đau đáu nỗi thương đời, độ thoát cho vua cha là người rất hung tàn. Truyện mở đầu bằng những câu thơ tóm tắt toàn bộ nội dung tác phẩm:
Đây là quan niệm rộng lớn, phóng khoáng đối với chữ “hiếu” và chữ “nhân”. “Hiếu” là dộ thoát được cha mẹ, hướng dẫn cha mẹ thoát vòng tội lội, mê lầm đến với giới hạnh và trí tuệ. Còn “nhân” là độ thoát tất cả muôn loài, mọi chúng sinh, hướng dẫn sinh linh thoát khỏi vòng mê lầm khổ ải để đến với suối nguồn hạnh phúc, an vui.
Đạo Phật là đạo giải thoát, con cái báo hiếu cha mẹ không phải chỉ phụng dưỡng cha mẹ bằng của cải vật chất mà còn giúp cha mẹ có được lòng tin và sự hiểu biết chân chánh, hiểu biết thế nào là đạo giải thoát và sống theo nếp đạo giải thoát. Vì thế, chúa Ba tuổi còn trẻ mà chẳng màng đến lương duyên, dốc lòng xuất gia tu đạo để trả hiếu.
Truyện cũng đề cao ý chí kiên định của chúa Ba. Tuy gặp nhiều nghịch duyên nhưng nàng vẫn kiên cường vượt qua tất cả. Khi vua cha phán truyền cho chư Tăng buộc công chúa phải làm lụng vất vả để nản chí, bỏ cuộc nhưng nàng vẫn một lòng kiên trì, không phàn nàn mà còn vui vẻ nữa.
Chúa Ba khi đã có chân lý soi đường thì luôn hướng về chính nghĩa. Nỗi bật nhất trong toàn bộ tác phẩm này là chi tiết:
Và kế tiếp là hình ảnh chúa Ba vì cứu cha mà đã chặt tay, khoét mắt mình để làm thuốc. Hai cảnh tượng trên, xem ra rất hãi hùng. Nhưng ở đây, người đọc vẫn thấy xúc động vô ngần và cảm nhận được cái đẹp tinh túy của Phật giáo: con Phật dám sẵn sàng xả thân cứu nạn khi chúng sanh gặp nguy khó.
Và điểm đặc biệt trong cốt truyện mà chúng ta cần suy gẫm là vì sao chúa ba không cho các thứ khác mà nàng lại cho tay và mắt, trong khi hai cơ quan này lại là hai bộ phận cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Và kết thúc truyện là hình ảnh nàng đắc quả trở thành Phật Bà ngàn tay ngàn mắt? Hình ảnh ấy đã lưu truyền trong dân gian ta đến mãi tận hôm nay.
Phải chăng con mắt là đối tượng của nhận thức, bàn tay là biểu tượng của hành động. Hiểu biết đi với hành động sẽ luôn đem lại hạnh phúc cho đời, tượng Phật Bà Quan Âm vì thế mà trong mỗi bàn tay đều có con mắt. Bàn tay mà có con mắt thì quý báu vô cùng, phải đặt con mắt trong lòng bàn tay thì làm việc gì cũng đều lợi lạc cho mình và người cả. Khi nào hành động có tuệ nhãn mới là hành động có tình thương đích thực, vì khả năng thương là khả năng thấy và hiểu. Hành động mà không có sự hiểu biết thì hành động đó sẽ đem lại đau khổ cho chính mình và cả tha nhân nữa.
Còn Truyện Quan Âm Thị Kính thì lại rất Việt và sống mãi trong lòng người Việt bởi cốt truyện, ý thơ làm lay động lòng người và có sức sống mãnh liệt. Truyện đã được truyền tụng dưới nhiều hình thức như chèo, kịch, phim … và đặc biệt là truyền dưới dạng thơ lục bát dễ nhớ, dễ thuộc, trở thành những lời ru ngọt ngào, thấm vào lòng trẻ thơ lòng từ bi, độ lượng, yêu thiện, ghét ác, để mãi khi lớn lên, tâm hồn hướng thiện ấy càng nảy nở và chở che cho mỗi người khỏi những điều lầm lạc, xấu xa. Thơ Nôm Quan Âm Thị Kính gồm 788 câu thơ lục bát, lời thơ chải chuốt, bác học. Tác giả hẳn là một người am hiểu cả Nho, Phật, viết về cuộc đời Thị Kính với đức tính nhẫn nhục và từ bi, hiếu sinh, Bà đã trãi qua nhiều oan trái nhưng vẫn bền lòng nhẫn nhịn tu hành, nhờ đấy mà Bà đã đắc đạo và được phi thăng làm Phật Bà Quan Âm.
Quả thật, thơ Nôm Quan Âm Thị Kính ra đời đã gióng lên tiếng chuông về bài học tu hành theo Phật giáo cho những ai còn mê mờ, chỉ nhìn thấy đạo Phật trong một khía cạnh hạn hẹp nào đó mà thôi. Mở đầu truyện cũng là hai câu triết lý của nhà Phật rất thâm thuý:
Khác với truyện Quan Âm Nam Hải, truyện Quan Âm Thị Kính không chỉ giới thiệu chữ “hiếu”, chữ “nhân” của người học Phật mà còn đề cập đến đức nhẫn nhục, hy sinh và trên hết là tấm lòng từ bi cao thượng. Trãi qua bao nhiêu sự tình oan trái dồn dập, cuối cùng truyện đưa đến một kết thúc thật bi thảm nhưng siêu phàm. Thái độ hy sinh và lòng từ tâm đã đưa Thị Kính đến chỗ thành Phật Quan Âm đáng tôn đáng kính.
Trong một dịp đi vãn cãnh chùa Hương, đồng tiến sỹ Thái Thuận, làm quan ở Thừa Tuyên (Nghệ An), vì quá cảm khái khi đứng trước chốn danh lam u nhã, nơi trú xứ của Phật Bà Quan Âm ẩn náu, nên ông đã cảm tác bài thơ “nhớ chùa Hương”, trong đó có đoạn như sau:
Hình ảnh Phật Bà Quan Âm cũng được tác giả Truyện Phan Trần nhắc đến, qua hình dạng ni cô Diệu Thường, tức Phan Kiều Liên sau khi vào chùa tu - với cái nhìn của Phan Tất Chánh:
Trong tác phẩm “Sơ Kính Tân Trang”, Phạm Thái (1777-1814) đã hai lần nhắc tới hình ảnh Phật Quan Âm :
Truyện Kiều, một tác phẩm trác tuyệt của Việt Nam có tên tuổi trong làng văn học thế giới. Trong đó hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm cũng được thi hào Nguyễn Du nhiều lần nhắc đến:
“Cho hay giọt nước nhành dương,
Giọt nước trên nhành dương với tâm nguyện từ bi của Đức Quán Thế Âm có thể rưới tắt những khổ đau và nóng bức của lòng mình. Phải là giọt nước cam lồ mới có thể làm được những điều kỳ diệu như vậy.
Dọc theo tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du, ta thường thấy những lúc Kiều gặp nạn thì luôn xuất hiện những vị nữ nhân tốt bụng cứu vớt kịp thời như Sư bà Giác Duyên chẳng hạn. Có thể nói, sự có mặt của Sư bà Giác Duyên rất quan trọng trong cuộc đời Thúy Kiều. Cha mẹ sinh ra Kiều, nhưng Sư Giác Duyên là người cứu Kiều, sinh ra Kiều lần thứ hai. Phải chăng hình ảnh sư bà Giác Duyên trong truyện chính là hóa thân của Bồ tát Quán Âm? Hành động cứu Kiều thoát nạn và những thuật ngữ dùng trong thơ “lòng người từ bi”, “giọt nước nhành dương” là những dấu hiệu luôn gắn liền với hình ảnh của Bồ tát. Vâng, chỉ có thể là giọt nước cam lồ trên nhành dương liễu của Đức Quán Thế Âm tưới xuống một nhành cây khô thì cành cây đó mới có thể trở nên xanh tươi, có sức sống trở lại. Phải là giọt nước từ bi mới có thể làm sống dậy những gì đã khô chết đi vì đau khổ. Vì thế mà chữ “người từ bi” trong câu thơ:
Nguyễn Du chỉ Sư bà Giác Duyên đã cứu sống lại đời Kiều, cũng chính là ông ca ngợi sự hóa thân mọi lúc mọi nơi bởi hạnh nguyện từ bi của Phật Bà Quan Âm để cứu vớt kịp thời, không bỏ xót những linh hồn đang đau khổ nào.
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) qua tác phẩm Lục Vân Tiên, cũng hai lần giới thiệu Phật Bà Quan Âm :
Đó là nói đoạn Kiều Nguyệt Nga, trên đường đi cống Hồ đã nhảy xuống biển trầm mình cho tròn tiết nghĩa với người bạn tình cũ, được sóng thần đẩy vào nơi bãi và được Phật Bà Quan Âm xót thương đem nàng đến nơi chốn cao ráo, sạch sẽ … Sau này, khi bỏ trốn khỏi nhà cha con Bùi Kiệm, Nguyệt Nga trong cảnh đêm tối tăm mờ mịt, đã gặp được bà lão cưu mang, thì chính bà lão ấy cũng đã được Phật Quan Âm mách bảo trước:
Nếu ngược về với không khí Thiền học đời Trần (1225-1400), chúng ta cũng sẽ gặp hình ảnh Đức Phật Quan Âm của Tuệ Trung Thượng Sỹ trong bài thơ “Lui về” :
Đối với Trần Nhân tông, tức Trúc Lâm đệ nhất Tổ (1258-1308), hình ảnh Phật Quan Âm còn có thể tạo nên sức khơi gợi lớn giúp kẻ tu hành đạt đạo. Trong buổi tham vấn Thiền học tại chùa Sùng Nghiêm, một vị Tăng hỏi:
- Bậc tu hành lớn còn có thể rơi vào vòng tròn nhân quả nữa chăng ?.
- Điều Ngự đã đáp bằng bốn câu kệ:
Chùa Diên Hựu còn gọi là Liên Hoa Đài hay Nhất Trụ tự (chùa Một Cột) được xây dựng vào năm 1049 đời vua Lý Thái Tông (1028-1054) với hình ảnh một đóa sen mọc từ dưới nước lên. Cuối thế kỷ XVIII, danh sỹ Trần Bá Lãm đã có bài thơ, không chỉ là ca ngợi cảnh ngợi cảnh đẹp mà còn ca ngợi tính chất linh ứng của Bồ Tát Quán Thế Âm:
Tính chất linh ứng của Bồ Tát Quán Thế Âm còn gắn liền với những sinh hoạt bình thường của người dân Việt và cũng được nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, nhà thơ của chùa Hương nhắc đến:
Trụ Vũ, một nhà thư pháp nỗi tiếng và cũng là một nhà thơ đang sống trong những thập niên này, ông đã có một tập thơ viết về mẹ rất thành công. Trong ấy có bài thơ “Mẹ hiền Quán Thế Âm” cũng đong đầy những cảm xúc:
Hình ảnh Bồ tát Quán Âm còn hiện diện trong thơ của Thanh Sơn với những hóa thân vi diệu:
Hình ảnh Ngài không chỉ đi vào ca dao, thơ ca Việt Nam mà triết lý sống từ bi, hạnh lắng nghe và đức nhẫn nhục của Ngài còn thẩm thấu đậm nét trong các tác phẩm văn học.
3- Quan Âm Bồ Tát trong các tác phẩm văn chương điển tích
Bên cạnh ca dao thi ca, chúng ta cũng thấy rất nhiều tác phẩm văn học, truyện cổ, truyền thuyết dân gian ít nhiều có ảnh hưởng lý tưởng cũng như hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm. Rất nổi bật là hai tác phẩm trường thiên viết về sự hoá thân của Phật Bà Quan Âm được truyền tụng khá rộng sâu trong dân gian Việt Nam, đó là Quan Âm Nam Hải và Quan Âm Thị Kính.
Nếu như, hai tích truyện này được diễn thơ Nôm với những câu thơ lục bát hàm súc triết lý từ bi nhà Phật, cùng với những tình tiết diễn ra đầy ly kỳ, hấp dẫn và lời thơ trau chuốt thì chúng ta lại thấy vẫn tồn tại trong kho tàng văn học cổ tích dân gian Việt Nam, rất nhiều bản truyền thuyết khác nhau nói về hai mẫu chuyện này. Bởi truyền thuyết là lối văn học truyền miệng nên mỗi người thể hiện một khác, có thể người này kể thì thêm thắt một vài chi tiết chỗ này, nhưng người khác kể thì lại bỏ bớt đôi chút ở chỗ kia. Tính chất truyền thuyết dân gian vốn dĩ là vậy, nên khi văn học viết ra đời thì hai tác phẩm trên lại được tái hiện bằng văn bản. Mặc dù đây đó có đôi chút chi tiết khác nhau, nhưng cốt lõi của chữ tâm, chữ hiếu và tấm lòng từ bi, nhẫn nhục, vị tha vẫn không hề mai một trong các tác phẩm ấy. Những tác phẩm truyện cổ được lưu hành khá phổ biến hiện nay như “Truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi; “Điển tích Việt Nam” của Mai Đăng Thục, những truyện cổ Việt Nam mang màu sắc Phật giáo của Lệ Như – Thích Trung Hậu…, đặc biệt là tác phẩm “Mẹ biểu hiện của tình thương” của Nhất Hạnh được tái diễn bằng những ngôn từ rất hiện đại, bút pháp mới lạ, nhưng trên hết là những tác phẩm đã nêu đều có một điểm chung nhất đó là sự cuốn hút độc giả đến kỳ lạ. Phải chăng, hai mẫu chuyện nêu trên đã thật sự chinh phục được lòng người bởi cốt cách siêu phàm của Quan Âm Kính và Quan Âm Nam Hải?
Và trong vô số những câu chuyện được mở đầu bằng “ngày xửa ngày xưa” của ông bà kể cho lại cho con cháu đời sau nghe, vẫn luôn có sự hiện diện của ông Bụt, bà Tiên, Phật Bà Quan Âm hiện ra giúp đỡ cho những người bất hạnh. Có thể sai lầm trong nhận thức của ông bà ta khi cho rằng Phật, Bồ Tát là những thế lực siêu nhiên, có đủ quyền năng để thưởng phạt hay trừng trị con người. Nhưng dù sao, chúng ta vẫn nhận ra được mặt tích cực trong tư duy của cha ông ta thuở xưa là ghét cái xấu và yêu thích, tôn vinh cái đẹp. Thế nên không còn cách nào khác hơn khi thời ấy, pháp luật còn hỗn độn, chỉ có các bậc thánh nhân mới đủ tư cách đại diện cho công lý, lẽ phải, thay con người thưởng thiện phạt ác mà thôi. Chúng ta bắt gặp điều này trong những mẫu chuyện cổ tích, truyền thuyết như “Sự tích đèo Phật tử” với ba người đàn ông, vì không cưỡng được tham dục trên đường đi tìm cầu chân lý nên đã bị Đức Phật trừng phạt hóa làm ngọn đèo, còn một ni cô họ Lắm cùng đi tầm đạo với ba người trên, vì giữ được lòng trai phạn trong sạch nên đã được Phật hóa phép độ cho thành chánh quả và hóa thân thành Phật Bà Quan Âm, có nhiều phép lạ, trị được họn âm binh quấy nhiễu, giữ gìn phúc lành cho muôn dân.
Phật Bà Quan Âm còn được Nguyễn Giao Cư nhắc đến trong sự tích chùa Một Cột rằng: năm 1049, một hôm vua Thái tông nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm hiện ra, đưa nhà vua đến tòa sen rạng ngời ánh sáng. Sau khi tỉnh dậy, vua đã cho xây dựng nên ngôi chùa để nhớ ơn Đức Quán Âm, ghi lại cuộc gặp gỡ kỳ ảo giữa ông vua mộ đạo với Phật Bà Á Đông.
Dõi theo những sự tích như “Chim tu hú” với anh chàng Bất Nhẫn đã quyết tâm tu hành nhưng vẫn không nhẫn chịu được những nghịch duyên, “Sự tích con nhái” với vị Hòa thượng trẻ tuổi nổi tiếng là chân tu, nhưng không kềm chế được dục vọng, “sự tích con muỗi” với cặp vợ chồng thiếu chung thủy .v.v…, trãi qua những éo le và bao nhiêu là thử thách khác nhau, những nhân vật ấy đã không trung thành với tâm nguyện của mình nên cuối cùng đã bị Phật Bà Quan Âm hóa phép trừng phạt.
Phật Bà Quan Âm trong sự tích Công chúa Liễu Hạnh được kể lại bằng tất cả lòng kính ngưỡng, bởi khả năng hóa phép ra Bát Bộ kim Cương của Ngài để chữa bệnh cho hoàng tử con vua Lê thoát khỏi tai ương do công chúa Liễu Hạnh gây ra.
Bồ tát trong truyện “Bãi ông Nam” của Nguyễn Đổng Chi tuy không nêu rõ danh hiệu là vị Bồ tát nào, nhưng qua đoạn kể: “một hôm , Đức Bồ tát ngự trên tòa sen nghe tiếng khóc than, bèn cúi xuống toàn cõi biển Nam, nhận thấy muôn loài sinh linh đang bỏ mạng đều là những con người nghèo khó, lương thiện, chất phác thì động lòng thương, bèn cởi ngay chiếc pháp y mình đang mặc, xé thành từng mảnh ném xuống mặt biển rồi niệm chú cho mỗi mảnh hóa thành một con vật để chúng làm công việc cứu dân chài”. Những chi tiết này giúp cho chúng ta có thể xác định rằng, đó là hình ảnh của Bồ tát Quán Thế Âm, vì vị Bồ tát trong câu chuyện đã thể hiện hạnh nguyện lắng nghe, cứu khổ, ban vui và Ngài còn xuất hiện ở Nam Hải, theo như các truyền thuyết Phật giáo thì đây là nơi trú xứ của Phật Bà Quan Âm. Truyện “Quan Âm tái thế” và truyện “Bà chúa Ba”, “Phật Bà chùa Hương” tuy có tên gọi khác nhưng nội dung vẫn giống như truyện Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Nam Hải như đã nêu trên.
Bên cạnh những thiên truyện cổ tích, còn có những nhân vật lịch sử được nhân dân ta tôn thờ như là Phật Bà Quán Âm đó là: Nguyên Phi Ỷ Lan thời vua Thánh Tông, hay Hai Bà Trưng cũng là những vị nữ Phật Việt Nam. Hay nói cách khác, những vị ấy chính là Phật Bà của Việt Nam, bởi hành động xả thân cứu nước phù hợp với hạnh nguyện của Phật Bà Quan Âm, thế nên đã có biết bao truyền thuyết ca ngợi và nhân dân ta cũng đã lập đền miếu nhang khói giống như tôn thờ một vị nữ Bồ Tát để tôn vinh và tưởng nhớ công ơn.
Có thể thấy rằng, hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm từ lâu đã trở nên quá quen thuộc trong đời sống văn hóa Việt. Ở khắp nơi trên đất nước này, từ núi cao hang sâu, từ đồng bằng trung du rộng lớn cho đến thành thị, từ những nơi danh lam thắng cảnh cho đến những nơi khúc khuỷu ách nạn, trải dài từ Bắc vào Nam, đâu đâu cũng có bóng dáng nhân từ độ lượng của vị Bồ Tát này. Ngài hiện diện trong tranh vẽ, trong văn chương điển tích lẫn trong ngôn từ, ca dao thi ca Việt Nam, và ngay cả trong các lễ hội, trong điêu khắc cũng như trong các loại hình sân khấu nhạc kịch, thậm chí trên những phương tiện giao thông, những hộp quà lưu niệm và những đồ trang sức cũng có hình ảnh Ngài.
Nhìn chung, trong kho tàng văn học, ca giao, thi ca Việt Nam, hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm bàn bạc rất nhiều qua các tác phẩm văn học, những thiên truyện cổ tích, những lời tán tụng, những câu ca dao, những lời hò vè.... Ngài đặc biệt được nhắc đến trong hoàn cảnh cốt truyện đang trong hồi gây cấn, bế tắc, sự xuất hiện của Ngài là để tháo gỡ những thắt gút ấy ra. Hầu hết trong các tác phẩm văn học, Bồ tát Quan Âm được mang sắc thái của vùng bản địa và được nhân dân ta quan niệm Ngài như là một người mẹ, một nữ thần có nhiều phép lạ và có mặt khắp mọi nơi để giúp người lành, trừng trị kẻ xấu. Nhưng trên hết, có lẽ dân ta muốn tìm tiếng nói ủng hộ cho chân lý, công bằng nơi vị thần linh. Thông qua vị thần đó, họ muốn truyền lại cho con cháu đời sau những thông điệp của tình thương và bổn phẩn làm người.
[1] Tăng Chi Bộ Kinh, Tập III, Tr. 69
[2] Lệ Như - Thích Trung Hậu, Ca dao tục ngữ Phật giáo Việt Nam, Tr.984, NXB Tôn giáo, 2000
[3] Sự tích quan Âm Nam Hải diễn ca, NXB Khoa học xã hội, 1996
[4] Thiều Chửu, giải thích truyện Quan Âm Thị Kính, Tr. 74, NXB Đà Nẵng, 2002
[5] Sđd, Tr. 95
[6] Bùi Văn Nguyên, tựa dẫn truyện Quan Âm Nam Hải, bản in của trường ĐHSPHN.
[7] Dương Quảng Hàm, Việt Nam tiếng Việt HT, tr. 18, bản in 1963
[8] Nguyễn Du, Truyện Kiều, Tr. 1913- 1914, Sài Gòn xuất bản, 1973
[9] Sđd, Tr. 1931- 1932
[10] Sđd, Tr. 3031- 3032
[11] Nguyễn Đình Chiểu, Truyện Lục Vân Tiên, Tr. 1523- 1528, Sài Gòn xuất bản, 1973
[12] Sđd, Tr. 1651- 1658
[13] Trúc Thiên dịch, Tuệ Trung thượng sỹ ngữ lục, ĐH Vạn Hạnh xuất bản, 1969
[14] Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Tr. 321, NXB Lá Bối, 1992
[15] Nguyễn Đăng Thục, Phật giáo Việt Nam, Tr. 79 NXB Mặt Đất, 1974
[16] Thi ca Việt Nam hiện đại, Tr. 238, Khai Trí xuất bản, 1968
[17] Trụ Vũ, Ngày của Mẹ, Tr. 15, NXB Văn nghệ TPHCM, 2001
Thích Giác Ân