Nét tinh hoa Phật giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã để lại một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, trong đó có những hạt nhân tư tưởng của Phật giáo vào hoàn cảnh Việt Nam.
Nghiên cứu tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Người:“Đã gạn lọc, kế thừa, cách mạng hóa những hạt nhân hợp lý trong triết lý đạo Phật, nhất là triết lý đề cao nếp sống đạo đức trong sáng, chủ trương bình đẳng, yêu thương đồng loại, chống điều ác. Người đã nâng nó lên thành ngọn lửa hun đúc cho truyền thống yêu nước, nhân ái của dân tộc, động viên khích lệ đồng bào theo đạo Phật đồng lòng xây dựng đất nước”(1). Đó là:
Lòng yêu thương con người, quên mình vì mọi người
Trong giáo lý đạo Phật, “từ bi” là ước vọng mãnh liệt nhổ tận gốc rễ tất cả khổ đau và giải thoát cho con người thoát khỏi đau khổ mà họ phải gánh chịu trong cuộc sống, để con người và cả thế giới được an vui. “Bác ái” là lòng thương yêu hết thảy mọi người, mọi loài. “Vị tha” hiểu theo nghĩa rộng là không chỉ "vì người khác", mà còn phụng sự nhân sinh vì tình yêu lớn với nhân loại.
Mục đích của tu hành là “kết tinh bằng từ bi, trí tuệ, dũng mãnh, hướng dẫn chúng sinh đạt tới mục đích giác ngộ và giải thoát, chuyển cõi sa bà này thành cõi Tịnh độ và cuộc đời cơ cực này thành nếp sống cực lạc”(2); từ triết lý đó, từ lời giáo huấn của gia đình, trước nỗi đau của dân tộc dưới ách đô hộ của chế độ thực dân phong kiến, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
Trải qua nhiều năm bôn ba thế giới, Người đã tìm ra con đường đúng đắn lãnh đạo nhân dân đấu tranh, giải phóng dân tộc, bước lên đài vinh quang, là con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành"(3). Ngày 5/1/1946, tại chùa Bà Đá, Người đã nói: “Trước Phật đài tôn nghiêm, trước quốc dân đồng bào có mặt tại đây, tôi xin thề hy sinh đem thân phấn đấu để giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc. Hy sinh, nếu cần đến hy sinh cả tính mạng, tôi cũng không từ”. Giáo lý đạo Phật khẳng định: “Nhân thị tối thắng” - con người cao hơn tất cả; với Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không có gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ lợi ích cho nhân dân”, “việc gì có lợi cho nhân dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”(4). Triết lý đó đã giúp Người vượt qua “tự ngã”, không chỉ là tình thương cho dân tộc mà trải rộng tình thương cho toàn nhân loại. Khi trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Người luôn nghĩ cách sao để ít đổ máu hy sinh nhất, kể cả ta và địch. Người đã vận động mọi thế lực chính trị, quân sự trên thế giới hãy vì hòa bình, hợp tác đẩy lùi chiến tranh; không muốn những người lính, người dân vô tội phải chết vì mục đích ích kỷ, phi nghĩa. Người khẳng định: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”(5); điều này giống với “Hạnh vô ngã” của đạo Phật, không nghĩ đến bản thân mình, luôn quên mình vì mọi người. Cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Mục đích của tu hành là “kết tinh bằng từ bi, trí tuệ, dũng mãnh, hướng dẫn chúng sinh đạt tới mục đích giác ngộ và giải thoát, chuyển cõi sa bà này thành cõi Tịnh độ và cuộc đời cơ cực này thành nếp sống cực lạc”(2); từ triết lý đó, từ lời giáo huấn của gia đình, trước nỗi đau của dân tộc dưới ách đô hộ của chế độ thực dân phong kiến, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
Trải qua nhiều năm bôn ba thế giới, Người đã tìm ra con đường đúng đắn lãnh đạo nhân dân đấu tranh, giải phóng dân tộc, bước lên đài vinh quang, là con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành"(3). Ngày 5/1/1946, tại chùa Bà Đá, Người đã nói: “Trước Phật đài tôn nghiêm, trước quốc dân đồng bào có mặt tại đây, tôi xin thề hy sinh đem thân phấn đấu để giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc. Hy sinh, nếu cần đến hy sinh cả tính mạng, tôi cũng không từ”. Giáo lý đạo Phật khẳng định: “Nhân thị tối thắng” - con người cao hơn tất cả; với Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không có gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ lợi ích cho nhân dân”, “việc gì có lợi cho nhân dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”(4). Triết lý đó đã giúp Người vượt qua “tự ngã”, không chỉ là tình thương cho dân tộc mà trải rộng tình thương cho toàn nhân loại. Khi trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Người luôn nghĩ cách sao để ít đổ máu hy sinh nhất, kể cả ta và địch. Người đã vận động mọi thế lực chính trị, quân sự trên thế giới hãy vì hòa bình, hợp tác đẩy lùi chiến tranh; không muốn những người lính, người dân vô tội phải chết vì mục đích ích kỷ, phi nghĩa. Người khẳng định: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”(5); điều này giống với “Hạnh vô ngã” của đạo Phật, không nghĩ đến bản thân mình, luôn quên mình vì mọi người. Cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức của con người
Theo giáo lý Phật, “Tham lam, giận dữ, si mê” (Tam độc) vốn là nguyên nhân chính gây ra đau khổ cho loài người. Để giải thoát con người khỏi đau khổ, đem lại an vui cho mọi người, Đức Phật dạy người tu hành phải chống “tam độc” mà gốc của nó chính là do “si mê”. Để chống “tam độc”, người tu hành phải giác ngộ, dùng ý thức, trí tuệ của mình để diệt trừ “si mê”. Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức là gốc của người cách mạng; để làm cách mạng, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn nêu gương trong rèn luyện, tu dưỡng đạo đức theo các tiêu chí: Cần (là cần cù, chăm chỉ, siêng năng), kiệm (là tiết kiệm tiền của, thời gian, công sức), liêm (là liêm khiết, thanh liêm, không tham địa vị, tiền tài), chính (là ngay thẳng, công minh, chính trực), chí công vô tư.
Theo Người, “chí công vô tư” nghĩa là người cán bộ, đảng viên phải hoàn toàn vì nhân dân, vì đất nước, không vì cá nhân mình; phải trung với nước, hiếu với dân, điều này tương đồng với “hạnh vô ngã vị tha” của đạo Phật. Trong giáo lý Phật, chữ “chính” luôn được nhấn mạnh trong suốt quá trình tu hành của con người, đức “chính” hết sức toàn diện từ tư duy đến hành động, từ lời nói đến việc làm. Đích của “chính” là nhằm hướng thiện, loại bỏ cái tà, cái ác...Hồ Chí Minh nói: “Đức Phật dạy tín đồ, con người thông hiểu, tu hành từ muôn vàn giáo lý, đặng kết đọng hướng tới sống theo đức hạnh cao nhất:“Hãy gấp làm điều thiện, ngăn tâm làm điều ác”(6) và khẳng định: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là chuẩn mực đạo đức cao quý của con người; tứ đức ấy, đức nào cũng quý, cũng cần, như bốn mùa của trời, bốn phương của đất, thiếu một đức, thì không thành người. Với chữ “chính”, Người viết: “Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không thẳng thắn, đứng đắn, tức là tà”; cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Thực hiện tốt đức “chính” là cơ sở để xây dựng xã hội dân chủ, văn minh, phát triển. Các đức tính đó là đạo đức cách mạng, đối lập với đạo đức cách mạng là chủ nghĩa cá nhân; do đó, nâng cao đạo đức cách mạng không thể tách rời chống chủ nghĩa cá nhân. Người dạy:“Cán bộ Đảng, chính quyền ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đầy tớ của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính”. Để thực hiện chữ “chính”, mỗi người phải bắt đầu từ tâm và phải tu dưỡng bền bỉ suốt đời. Người nói: “Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết con người phải cải tạo bản thân”, và khẳng định: “Chúng ta phải nhớ câu:“Chính tâm tu thân” để “trị quốc, bình thiên hạ””(7). Suốt cuộc đời mình, ngay cả khi đã trở thành Chủ tịch nước; Hồ Chí Minh luôn là tấm gương mẫu mực trong rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách để hoàn thiện bản thân; chính điều đó đã có sức lan toả, lôi kéo mãnh liệt nhân dân học tập, thực hành theo lời dạy của Người.
Theo Người, “chí công vô tư” nghĩa là người cán bộ, đảng viên phải hoàn toàn vì nhân dân, vì đất nước, không vì cá nhân mình; phải trung với nước, hiếu với dân, điều này tương đồng với “hạnh vô ngã vị tha” của đạo Phật. Trong giáo lý Phật, chữ “chính” luôn được nhấn mạnh trong suốt quá trình tu hành của con người, đức “chính” hết sức toàn diện từ tư duy đến hành động, từ lời nói đến việc làm. Đích của “chính” là nhằm hướng thiện, loại bỏ cái tà, cái ác...Hồ Chí Minh nói: “Đức Phật dạy tín đồ, con người thông hiểu, tu hành từ muôn vàn giáo lý, đặng kết đọng hướng tới sống theo đức hạnh cao nhất:“Hãy gấp làm điều thiện, ngăn tâm làm điều ác”(6) và khẳng định: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là chuẩn mực đạo đức cao quý của con người; tứ đức ấy, đức nào cũng quý, cũng cần, như bốn mùa của trời, bốn phương của đất, thiếu một đức, thì không thành người. Với chữ “chính”, Người viết: “Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không thẳng thắn, đứng đắn, tức là tà”; cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Thực hiện tốt đức “chính” là cơ sở để xây dựng xã hội dân chủ, văn minh, phát triển. Các đức tính đó là đạo đức cách mạng, đối lập với đạo đức cách mạng là chủ nghĩa cá nhân; do đó, nâng cao đạo đức cách mạng không thể tách rời chống chủ nghĩa cá nhân. Người dạy:“Cán bộ Đảng, chính quyền ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đầy tớ của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính”. Để thực hiện chữ “chính”, mỗi người phải bắt đầu từ tâm và phải tu dưỡng bền bỉ suốt đời. Người nói: “Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết con người phải cải tạo bản thân”, và khẳng định: “Chúng ta phải nhớ câu:“Chính tâm tu thân” để “trị quốc, bình thiên hạ””(7). Suốt cuộc đời mình, ngay cả khi đã trở thành Chủ tịch nước; Hồ Chí Minh luôn là tấm gương mẫu mực trong rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách để hoàn thiện bản thân; chính điều đó đã có sức lan toả, lôi kéo mãnh liệt nhân dân học tập, thực hành theo lời dạy của Người.
Luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân
Với mục đích: Hành giả trực nhận được bản thể sự vật đạt giác ngộ; Phật giáo Thiền tông đã đề ra luật “chấp tác”: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”, khẳng định người tu hành phải đề cao lao động, chống lười biếng. Sau khi du nhập vào Việt Nam, Thiền tông được Vua Trần Nhân Tông kế thừa, hình thành nên Thiền phái Trúc Lâm, đã khẳng định: Người tu hành muốn giác ngộ không thể từ bỏ thế gian này mới giác ngộ được, mà phải sống gắn bó với nhân dân, với đất nước; phải tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc; khi thanh bình thì vẫn trở về với cuộc sống tu hành thoát tục. Kế thừa tư tưởng này, Hồ Chí Minh khẳng định, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh. Để cách mạng Việt Nam thắng lợi thì phải biết phát huy sức mạnh của quần chúng, của mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và nhân dân. Dù trong thời chiến hay thời bình, mối quan hệ đó chính là nhân tố tạo nên mọi thắng lợi, là nguồn gốc sức mạnh của Đảng, của cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: “xa rời thực tế, xa rời quần chúng nhân dân, xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng” là bệnh quan liêu, nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác nhau, nó làm cho Đảng, Nhà nước không nắm chắc được tình hình thực tế, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; dẫn đến những quyết định, chủ trương không sát, thậm chí sai lầm, làm tổn thương mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và quần chúng. Để phát huy sức mạnh của Đảng, cần phải diệt “quan liêu”, phải đặt lợi ích nhân dân lên trên hết, luôn gần gũi và chịu học hỏi dân…Người khẳng định: “Dễ mười lần không dân cũng chịu; khó trăm lần dân liệu cũng xong”(8); “Dân chúng công nông là gốc cách mệnh”. Trong kháng chiến, nhân dân là lực lượng che chở cho Đảng; Đảng muốn tồn tại thì phải ở trong lòng dân, dựa vào dân để đánh giặc. Trong thời kỳ cầm quyền, quan hệ giữa Đảng với nhân dân càng phải được chú trọng; bởi vì nhân dân chính là chủ thể tiến hành sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong giáo lý Phật, tự giác là đức hạnh nền tảng của người tu hành; phải tự giác nghiên cứu kinh pháp để áp dụng vào đời sống, thực hành “từ bi, hỷ xả” nhằm mang lại hạnh phúc cho con người. “Nói đi đôi với làm” là một nguyên tắc cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, và thực tế Người cũng luôn là tấm gương sống gần gũi, gắn bó mật thiết với nhân dân. Người nhắc nhở: “Nói cái gì phải cho tin, nói và làm cho nhất trí, làm thế nào cho dân tin”; muốn thực hiện được điều đó thì mỗi cán bộ phải tự giác tiên phong đi trước, làm trước.
Tư tưởng về đại đoàn kết toàn dân
Nhằm giúp người tu hành chung sống hòa hợp trong chính pháp cao thượng, Đức Phật đã xây dựng phép “lục hòa” (sáu pháp hòa hợp): Thân hòa đồng trụ (Cùng hòa đồng khi ở chung), Khẩu hòa vô tránh (Miệng nói cùng hòa hợp nhau, không gây gổ, không nói lời dữ, lời nặng nề, không tranh hơn thua với nhau), Ý hòa đồng duyệt (Ý của những thành viên trong cộng đồng hòa hợp, vui vẻ với nhau), Kiến hòa đồng giải (Những thấy biết của mình đem giải thích huynh đệ cùng hiểu, thông cảm với nhau), Giới hòa đồng tu (Cùng giữ giới hạnh với nhau để cùng an vui tu tập); Lợi hòa đồng quân (Có được lợi thì cùng chia đồng đều nhau). Đây là cơ sở để xây dựng một tập thể gắn bó, đoàn kết nhau, nhỏ thì từng gia đình, lớn thì từng cộng đồng, quốc gia…nhằm kiến tạo một môi trường chung, giúp nhau phát triển và giải quyết vướng mắc trên tinh thần hòa hợp, chia sẻ. Thực hiện triệt để “lục hòa” thì trong gia đình được yên vui, thịnh đạt; quốc gia được hùng cường, thịnh trị; thế giới được hòa bình, an lạc. Kế thừa phép “lục hòa”, Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, là điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của cách mạng. “Dân” là chỉ mọi người con đất Việt, đều là con Rồng cháu Tiên, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, già hay trẻ..:“Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Người khuyên: “Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” và khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”. Theo Người, muốn đoàn kết thì phải biết “Cầu đồng tồn dị”: Lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt; kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc; phải khoan dung, độ lượng với con người; phải chống khuynh hướng: “Cô độc, hẹp hòi; đoàn kết vô nguyên tắc”. Người nhấn mạnh, lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; là tự do, dân chủ, bình đẳng; đó chính là ngọn cờ đoàn kết, là nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạng Việt Nam. Chính nguyên tắc đó đã thu hút, tập hợp các tầng lớp nhân dân thành một khối dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo nên sức mạnh vĩ đại chiến thắng 2 đế quốc Pháp, Mỹ. Theo Hồ Chí Minh, đồng bào lương hay giáo đều là người Việt Nam, cách mạng là sự nghiệp chung không phải chỉ của một, hai người. Người kêu gọi: "Lương giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cả nước một lòng, nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi trong công cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh".
Hồ Chí Minh là hiện thân sinh động của lòng yêu nước, yêu nhân loại, là một chiến sỹ suốt đời đấu tranh cho tự do, bình đẳng, bác ái. Ở Người, luôn toả sáng những tư tưởng cao đẹp, kết tinh những giá trị tinh tuý nhất của văn hóa truyền thống dân tộc và của nhân loại, trong đó có các giá trị tư tưởng của Phật giáo. Hoà thượng Kim Cương Tử đã khẳng định: “Hồ Chí Minh, tinh hoa dân tộc, Người là kết tinh mọi truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam, trong đó có truyền thống Phật giáo”(9).
Nguyễn Đức Quỳnh
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 3/2015
----------------------------------------------------
Nguyễn Đức Quỳnh
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 3/2015
----------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Ths.Hoàng Ngọc Vĩnh, Hồ Chí Minh với Đạo Phật,
(http://www.husc.edu.vn/khoallct/articles.php?article_id=807)
2. Thích Đức Nghiệp. Hồ Chủ tịch, một biểu trưng nhân bản Việt Nam, trong Đạo Phật Việt Nam. NXB TP.HCM, 1995, tr.318
3. Chủ tịch Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t4, tr161-162
4. Tiếng Dân, Bài học lòng dân, CaMau Online ngày 06/8/2013
5. Báo Cứu quốc số ra ngày 23/10/1946
6. Lê Cường, Minh triết Hồ Chí Minh với Phật giáo, Tạp chí quê hương Online ngày 13/02/2010
7. Hồ Chí Minh – Ngày này năm ấy, SaiGon Online ngày 26/9/2009
8. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, NXBCTQG, H.2002, tr.212
9. Hoà thượng Kim Cương Tử, Diễn văn khai mạc Hội thảo:“Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo”, năm 1990