Những điểm nổi bật của Hệ phái Khất sĩ
Đức Thế Tôn thành đạo, ánh sáng vi diệu từ giáo lý từ bi của Ngài đã lan tỏa khắp chốn nhân gian, chúng sanh thấu hiểu thâm sâu lẽ nhiệm mầu giáo pháp giải thoát và dần bước theo lộ trình tâm linh của bậc Giác ngộ. Nhân duyên hoằng dương hóa độ tam thừa hướng về nhất chơn pháp tánh, từ phố xá thị thành cho đến thâm sơn cùng cốc, nơi nơi đều được gội nhuần Chánh pháp. Bậc thức giả đời sau cơ duyên hội đủ, nối tiếp ngọn đèn triển chuyển pháp môn, quay bánh xe pháp nhiệm mầu, chấn động cả tam thiên, mở mang dòng thiền giải thoát.
Việt Nam ta tiếp giáp biển Đông, thuận buồm hải lý, dòng thiền được truyền vào miền Bắc từ Ấn Độ sang; và dải đất nối dài trên thềm lục địa văn minh xứ Ấn Hà của dòng sông Dương Tử, Phật giáo từ Trung Quốc bằng đường bộ được truyền vào miền Trung đất Việt thân thương như khúc ruột mềm nối liền hai miền đất nước. Từ đó, Tổ Tổ tương truyền nối dòng pháp tánh Lâm Tế chánh tông. Ở miền Trung, ba dòng kệ chính truyền là Nguyên Thiều – Minh Hải – Liễu Quán đều nỗ lực hoằng dương giáo pháp. Các bậc phi phàm lần lần xuất hiện nhiều không kể xiết, làm cho Phật giáo thịnh hành từ Bắc vào Nam.
Lịch sử ghi nhận, bậc đời sau cúi đầu đảnh lễ hàng niên cao trưởng thượng với tầm nhìn vượt cả không gian và thời gian bằng phong trào chấn hưng Phật giáo những năm 30 - 45 của thế kỷ XX. Giáo pháp được truyền thừa vần vũ trên bầu trời văn hóa Phật giáo Việt Nam như mùa xuân trăm hoa đua nở, khoe sắc màu dưới ánh nắng ban mai. Chín hệ phái truyền thừa lần lượt xuất hiện như gió mây tập hội, các bậc thầy tâm linh ra sức hoằng truyền diệu pháp lôi âm và đi đến thống nhất ý chí hành động (năm 1981), biệt hệ truyền thừa của mỗi dòng tông phong qua từng hệ phái, trong đó có Hệ phái Khất sĩ ra đời năm 1944.
Năm 1944, theo tôi cần phải gặp các bậc Trưởng lão của Hệ phái Khất sĩ xác nhận cho thỏa đáng, vì Ngài Minh Đăng Quang sinh năm 1923, Ngài rời quê hương Vĩnh Long, qua xứ Phnôm[I]Pênh[/I] (Campuchia) tìm học Phật pháp năm 15 tuổi. Năm 19 tuổi, Ngài trở về nhà, kết tình gia thất theo giáo huấn của song đường. Năm 21 tuổi, Ngài mới bước vào lộ trình tâm linh giải thoát của người cắt ái từ thân, quyết trạch minh sư, báo Phật ân đức. Theo quyển [I]“Minh Đăng Quang pháp giáo”[/I] trang 29 nói Ngài thực hành 10 hạnh Sa-di, năm 1946 thọ Cụ túc giới. Như vậy, Ngài vừa trên lộ trình thực tập tu học vừa thành lập giáo đoàn trong khi còn nương theo thầy tổ tu thân, nếu đúng như vậy, quả thật là điều hy hữu.
Chúng ta biết khi xưa Đức Lục Tổ ngộ đạo trong pháp đường của Ngũ Tổ, tại sao Ngũ Tổ không truyền giới Cụ túc cho Lục Tổ luôn? Vì ngộ đạo là một việc mà dự vào hàng Tam Bảo là một việc khác. Do đó, Lục Tổ là bậc thánh, nhận giới Cụ túc để dự vào hàng Tam Bảo từ các vị phàm Tăng nhưng đúng pháp. Như vậy là muốn dự vào hàng Tam Bảo thì phải là những vị đã thọ Cụ túc giới. Khất sĩ là danh từ chung chỉ cho giới xuất gia thọ Cụ túc giới trong giáo pháp nhà Phật, chứ không phải danh từ riêng chỉ cho Khất sĩ là bậc trì bình khất thực. Nếu Khất sĩ là trì bình khất thực thì tự nó đã đi vào dĩ vãng, bởi thời nay khất thực không còn phù hợp với thời đại.
Phật giáo mang tính chất truyền thừa, Tổ sư Minh Đăng Quang cũng không ra ngoài thông lệ đó. Trước đó, tại miền Nam cũng có Huệ Nhật Đại sư hành trì hạnh y bát khất thực nhưng thành tựu ở mức độ giới hạn, đến Ngài Minh Đăng Quang được ân hưởng Phật pháp từ hình ảnh y bát giới luật uy nghiêm của Tăng-già xứ Chùa Tháp. Sau khi về lại quê hương để báo hiếu và trả nghiệp thế trần xong, Ngài dõng mãnh lên đường vào núi Thất Sơn hành thiền tu đạo, xiển dương giáo pháp Như Lai theo lối văn vần lục bát để in sâu vào lòng dân chúng; cách tân văn hóa mà bao thức giả cũng đã nghĩ qua, để cho lớp bình dân có thể thấu hiểu Phật pháp qua lời văn giản dị mộc mạc, dễ hiểu khó quên.
Một điểm sáng của Tổ sư Minh Đăng Quang là chiếc y cách thể, tuy mang màu giống Bắc tông nhưng đắp y theo kiểu Nam tông, do vậy làm cho không gần mà cũng không xa với dân chúng để họ nhìn ra và cảm thông đây là vị tu hành theo Phật giáo xưa nay. Khất thực theo lối Nam tông nhưng nhận thực phẩm không phải tùy thí tùy thực, mà nhận toàn thực phẩm chay tịnh. Đây là nét rất riêng của Hệ phái Khất sĩ.
Cách hành đạo thì đơn giản, chỉ cần một sư Tăng, đôi vị sư Ni hay tập thể chư Sư lặng lẽ trì bình vào trong dân làng, rồi ngụ một nơi nào đó gần hay xa dân chúng cũng được; cất cái am, cái thất hợp pháp hay không hợp pháp cũng được, chỉ cần một cái cốc nhỏ để trú ngụ qua ngày, ở lâu cũng được hay không ở cũng xong, lâu ngày đủ duyên thì phát triển thành tịnh xá; ban đầu không cần giấy tờ chi cả, phù hợp nơi nào thì cất cốc nơi đó, miễn sao dân chúng đồng tình, không tranh chấp là hợp lệ. Tụng kinh thì không cần chuông mõ, chỉ im lặng mà ngồi. Bây giờ cách tân cho hợp thời nên có một số nơi dần dần sử dụng chuông mõ. Phật thì một tượng không cần nhiều. Ăn thì một bữa, sáng sáng ôm bát trì bình, đến giờ thọ trai đọc bài kinh chú nguyện hồi hướng công đức cho tín chủ cúng dường.
Phật pháp truyền thống, khi Bố-tát, Tự Tứ, chư Tăng Ni phải tập trung nhưng do phát triển chiều hướng tông phong pháp phái quá nhiều thành ra phân chia hệ thống. Tổ sư Minh Đăng Quang biết cách quy tụ theo tông phái của mình, quy định pháp quy hợp lệ thành ra một tông phái phát triển mạnh trong thế kỷ XX. Mỗi năm Tự Tứ tập trung một điểm, tạo thành sức mạnh tập thể mà dân chúng ngày nay đang hướng về.
Khi xưa, đất miền Nam khai hóa thuận lợi, mưa hòa gió thuận, cây cối tốt tươi, thiên nhiên ban tặng rất nhiều thứ quý, không cần làm nhiều vẫn kiếm sống bình thường, cũng từ đó sản sinh rất nhiều tôn giáo trong dân gian như một nhu cầu tín ngưỡng của xã hội, được giới bình dân hay trí thức đều đồng tình và núi Thất Sơn là bến đỗ tâm linh, xuất hiện nhiều bậc kỳ tài thuận hóa lòng dân như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Dừa v.v… Mỗi giáo phái đều ít nhiều chịu ảnh hưởng Phật giáo, nhưng không phải là Phật giáo chính thống vì họ không thọ giới Cụ túc của nhà Phật. Ngài Minh Đăng Quang cũng thường lui tới đàm đạo với chư vị bậc thầy tâm linh trong chốn dân gian như nguồn thơ cảm hứng, truyền âm điệu cho thi sĩ thả hồn thơ. Dù sức ảnh hưởng của Ngài lớn nhanh mà không có quân đội bảo vệ, hay vệ sĩ cận kề để bảo đảm an ninh cho bản thân trong cuộc sống, nhưng Ngài lại nhận ra tinh hoa y bát giới luật, lập hạnh nguyện “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp” sống đúng theo tinh thần Tăng-già giải thoát của nhà Phật “sắc sắc không không”, đó là chỗ độc đáo của Ngài.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Hệ phái Khất sĩ Việt Nam và tưởng niệm 60 năm ngày vắng bóng của bậc Xuất trần Thượng sĩ, tôi xin kính cẩn ghi lại vài dòng thể hiện tấm lòng trân trọng đạo tình “pháp lữ Linh Sơn”.
[B]Hòa thượng Thích Như Niệm
[/B][I]Ủy viên Thường trực HĐTS GHPGVN
Trụ trì chùa Pháp Hoa, Q. Bình Thạnh, TP. HCM[/I]
Việt Nam ta tiếp giáp biển Đông, thuận buồm hải lý, dòng thiền được truyền vào miền Bắc từ Ấn Độ sang; và dải đất nối dài trên thềm lục địa văn minh xứ Ấn Hà của dòng sông Dương Tử, Phật giáo từ Trung Quốc bằng đường bộ được truyền vào miền Trung đất Việt thân thương như khúc ruột mềm nối liền hai miền đất nước. Từ đó, Tổ Tổ tương truyền nối dòng pháp tánh Lâm Tế chánh tông. Ở miền Trung, ba dòng kệ chính truyền là Nguyên Thiều – Minh Hải – Liễu Quán đều nỗ lực hoằng dương giáo pháp. Các bậc phi phàm lần lần xuất hiện nhiều không kể xiết, làm cho Phật giáo thịnh hành từ Bắc vào Nam.
Lịch sử ghi nhận, bậc đời sau cúi đầu đảnh lễ hàng niên cao trưởng thượng với tầm nhìn vượt cả không gian và thời gian bằng phong trào chấn hưng Phật giáo những năm 30 - 45 của thế kỷ XX. Giáo pháp được truyền thừa vần vũ trên bầu trời văn hóa Phật giáo Việt Nam như mùa xuân trăm hoa đua nở, khoe sắc màu dưới ánh nắng ban mai. Chín hệ phái truyền thừa lần lượt xuất hiện như gió mây tập hội, các bậc thầy tâm linh ra sức hoằng truyền diệu pháp lôi âm và đi đến thống nhất ý chí hành động (năm 1981), biệt hệ truyền thừa của mỗi dòng tông phong qua từng hệ phái, trong đó có Hệ phái Khất sĩ ra đời năm 1944.
Năm 1944, theo tôi cần phải gặp các bậc Trưởng lão của Hệ phái Khất sĩ xác nhận cho thỏa đáng, vì Ngài Minh Đăng Quang sinh năm 1923, Ngài rời quê hương Vĩnh Long, qua xứ Phnôm[I]Pênh[/I] (Campuchia) tìm học Phật pháp năm 15 tuổi. Năm 19 tuổi, Ngài trở về nhà, kết tình gia thất theo giáo huấn của song đường. Năm 21 tuổi, Ngài mới bước vào lộ trình tâm linh giải thoát của người cắt ái từ thân, quyết trạch minh sư, báo Phật ân đức. Theo quyển [I]“Minh Đăng Quang pháp giáo”[/I] trang 29 nói Ngài thực hành 10 hạnh Sa-di, năm 1946 thọ Cụ túc giới. Như vậy, Ngài vừa trên lộ trình thực tập tu học vừa thành lập giáo đoàn trong khi còn nương theo thầy tổ tu thân, nếu đúng như vậy, quả thật là điều hy hữu.
Chúng ta biết khi xưa Đức Lục Tổ ngộ đạo trong pháp đường của Ngũ Tổ, tại sao Ngũ Tổ không truyền giới Cụ túc cho Lục Tổ luôn? Vì ngộ đạo là một việc mà dự vào hàng Tam Bảo là một việc khác. Do đó, Lục Tổ là bậc thánh, nhận giới Cụ túc để dự vào hàng Tam Bảo từ các vị phàm Tăng nhưng đúng pháp. Như vậy là muốn dự vào hàng Tam Bảo thì phải là những vị đã thọ Cụ túc giới. Khất sĩ là danh từ chung chỉ cho giới xuất gia thọ Cụ túc giới trong giáo pháp nhà Phật, chứ không phải danh từ riêng chỉ cho Khất sĩ là bậc trì bình khất thực. Nếu Khất sĩ là trì bình khất thực thì tự nó đã đi vào dĩ vãng, bởi thời nay khất thực không còn phù hợp với thời đại.
Phật giáo mang tính chất truyền thừa, Tổ sư Minh Đăng Quang cũng không ra ngoài thông lệ đó. Trước đó, tại miền Nam cũng có Huệ Nhật Đại sư hành trì hạnh y bát khất thực nhưng thành tựu ở mức độ giới hạn, đến Ngài Minh Đăng Quang được ân hưởng Phật pháp từ hình ảnh y bát giới luật uy nghiêm của Tăng-già xứ Chùa Tháp. Sau khi về lại quê hương để báo hiếu và trả nghiệp thế trần xong, Ngài dõng mãnh lên đường vào núi Thất Sơn hành thiền tu đạo, xiển dương giáo pháp Như Lai theo lối văn vần lục bát để in sâu vào lòng dân chúng; cách tân văn hóa mà bao thức giả cũng đã nghĩ qua, để cho lớp bình dân có thể thấu hiểu Phật pháp qua lời văn giản dị mộc mạc, dễ hiểu khó quên.
Một điểm sáng của Tổ sư Minh Đăng Quang là chiếc y cách thể, tuy mang màu giống Bắc tông nhưng đắp y theo kiểu Nam tông, do vậy làm cho không gần mà cũng không xa với dân chúng để họ nhìn ra và cảm thông đây là vị tu hành theo Phật giáo xưa nay. Khất thực theo lối Nam tông nhưng nhận thực phẩm không phải tùy thí tùy thực, mà nhận toàn thực phẩm chay tịnh. Đây là nét rất riêng của Hệ phái Khất sĩ.
Cách hành đạo thì đơn giản, chỉ cần một sư Tăng, đôi vị sư Ni hay tập thể chư Sư lặng lẽ trì bình vào trong dân làng, rồi ngụ một nơi nào đó gần hay xa dân chúng cũng được; cất cái am, cái thất hợp pháp hay không hợp pháp cũng được, chỉ cần một cái cốc nhỏ để trú ngụ qua ngày, ở lâu cũng được hay không ở cũng xong, lâu ngày đủ duyên thì phát triển thành tịnh xá; ban đầu không cần giấy tờ chi cả, phù hợp nơi nào thì cất cốc nơi đó, miễn sao dân chúng đồng tình, không tranh chấp là hợp lệ. Tụng kinh thì không cần chuông mõ, chỉ im lặng mà ngồi. Bây giờ cách tân cho hợp thời nên có một số nơi dần dần sử dụng chuông mõ. Phật thì một tượng không cần nhiều. Ăn thì một bữa, sáng sáng ôm bát trì bình, đến giờ thọ trai đọc bài kinh chú nguyện hồi hướng công đức cho tín chủ cúng dường.
Phật pháp truyền thống, khi Bố-tát, Tự Tứ, chư Tăng Ni phải tập trung nhưng do phát triển chiều hướng tông phong pháp phái quá nhiều thành ra phân chia hệ thống. Tổ sư Minh Đăng Quang biết cách quy tụ theo tông phái của mình, quy định pháp quy hợp lệ thành ra một tông phái phát triển mạnh trong thế kỷ XX. Mỗi năm Tự Tứ tập trung một điểm, tạo thành sức mạnh tập thể mà dân chúng ngày nay đang hướng về.
Khi xưa, đất miền Nam khai hóa thuận lợi, mưa hòa gió thuận, cây cối tốt tươi, thiên nhiên ban tặng rất nhiều thứ quý, không cần làm nhiều vẫn kiếm sống bình thường, cũng từ đó sản sinh rất nhiều tôn giáo trong dân gian như một nhu cầu tín ngưỡng của xã hội, được giới bình dân hay trí thức đều đồng tình và núi Thất Sơn là bến đỗ tâm linh, xuất hiện nhiều bậc kỳ tài thuận hóa lòng dân như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Dừa v.v… Mỗi giáo phái đều ít nhiều chịu ảnh hưởng Phật giáo, nhưng không phải là Phật giáo chính thống vì họ không thọ giới Cụ túc của nhà Phật. Ngài Minh Đăng Quang cũng thường lui tới đàm đạo với chư vị bậc thầy tâm linh trong chốn dân gian như nguồn thơ cảm hứng, truyền âm điệu cho thi sĩ thả hồn thơ. Dù sức ảnh hưởng của Ngài lớn nhanh mà không có quân đội bảo vệ, hay vệ sĩ cận kề để bảo đảm an ninh cho bản thân trong cuộc sống, nhưng Ngài lại nhận ra tinh hoa y bát giới luật, lập hạnh nguyện “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp” sống đúng theo tinh thần Tăng-già giải thoát của nhà Phật “sắc sắc không không”, đó là chỗ độc đáo của Ngài.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Hệ phái Khất sĩ Việt Nam và tưởng niệm 60 năm ngày vắng bóng của bậc Xuất trần Thượng sĩ, tôi xin kính cẩn ghi lại vài dòng thể hiện tấm lòng trân trọng đạo tình “pháp lữ Linh Sơn”.
[B]Hòa thượng Thích Như Niệm
[/B][I]Ủy viên Thường trực HĐTS GHPGVN
Trụ trì chùa Pháp Hoa, Q. Bình Thạnh, TP. HCM[/I]