Quan niệm “con nhà tông” liệu có đúng?


GN - HỎI: Bạn trai tôi sinh ra trong một gia đình có bố mẹ ly hôn t rất nhỏ. Do bố anh ấy đã có hành động vũ phu với mẹ trong suốt thời gian mang thai anh. Gia đình tôi vn ác cm vi nhng gia đình ly hôn như vy vì sợ con cái sau này sẽ giống bố mẹ.

Trong quá trình tìm hiểu, dù anh ấy không muốn giấu nhưng tôi biết quan niệm của gia đình mình nên giấu kín chuyện này. Bởi nói ngay t đầu thì có lẽ chúng tôi đã khó có thể đến với nhau như bây giCui tháng này, nhà anh có ý sang nhà tôi thăm nhà tôi. Anh bảo tôi phải nói thật trước về gia cảnh của anh với mẹ tôi (bố tôi đã mất). Thật sự tôi rất khó xử, không biết mở lời như thế nào, tôi nm chắc mẹ tôi sẽ ngăn cản.

Mẹ tôi cũng biết tụng kinh, niệm Phật, ăn chay. Bản thân tôi cũng là Phật tử. Tôi hy vọng giáo lý đạo Phật có thể cho tôi những lời khuyên để tôi có thể nói chuyện với mẹ. Hy vọng mẹ hiểu rằng những đa con trong gia đình ly hôn cũng ngưi này người kia, không thể cho rằng cứ bố mẹ như thế nào thì con cái sẽ giống hệt. Mong quý Báo giúp tôi.

(TRANG VU,
xin được ẩn địa chỉ email)


Hôn nhân là quyết định quan trọng, cần có sự đồng thuận của gia đình hai bên - Ảnh minh họa

Đáp: Bạn Trang Vu thân mến!

Quan niệm ‘con nhà tông không giống lông cũng giống cánh’ về phương diện tích cực lẫn tiêu cực khá phổ biến trong dân gian, được đúc kết từ nhiều đời. Kinh nghiệm này của cha ông ta có cơ sở khoa học về các phương diện di truyền học, nhân chủng học và xã hội học. Cho nên, trước việc trọng đại hôn nhân của con cái, các bậc cha mẹ thường xem xét dòng dõi, gia cảnh là điều dễ hiểu, cần thiết và nên làm.

Giáo lý đạo Phật trân trọng những thành tựu khoa học, các kinh nghiệm dân gian nhưng nghiên cứu và phân tích vấn đề con người sâu sắc hơn dựa trên tuệ giác về Nghiệp. Nghiệp có riêng và chung, thuật ngữ Phật học gọi là biệt nghiệp và cộng nghiệp. Quan niệm ‘con nhà tông’ có điểm tương đồng với giáo lý cộng nghiệp, những người có chung duyên nghiệp nên quan hệ thân thiết, ràng buộc lẫn nhau trong tương quan gia đình, cộng đồng.

Tuy có cộng nghiệp nhưng biệt nghiệp lại khác nhau. Chính đặc điểm của biệt nghiệp ở mỗi cá nhân khiến cho quan niệm ‘con nhà tông’ có khi đúng và có nhiều trường hợp không đúng. Chính do biệt nghiệp nên trong dân gian có thêm quan niệm ‘Cha mẹ cú, đẻ con tiên. Cha mẹ hiền, sinh con cú’. Đây là cơ sở quan trọng để bạn có thể dựa vào giáo lý đạo Phật mà thắp lên niềm hy vọng sẽ thuyết minh cho mẹ về những phẩm chất tốt đẹp, có thể tin tưởng được nơi người bạn đời tương lai của mình.

Chúng tôi tán đồng quan điểm của anh ấy, nên công khai về gia cảnh của mình. Không cần và không thể giấu giếm. Điều đó thể hiện sự chân thật, thẳng thắn và nghiêm túc của anh ấy trước khi bước đến hôn nhân. Vẫn biết những hạt giống xấu có thể được trao truyền và huân tập trong anh ấy nhưng với biệt nghiệp tốt và nhất là biết nương vào Phật pháp để tu tập chuyển hóa thì anh ấy hoàn toàn có thể là người chồng tốt.

Sau thời gian yêu nhau, tìm hiểu kỹ càng, hai bạn đều có ý tiến đến hôn nhân nên cần có sự đồng thuận của gia đình hai bên. Bạn hãy dựa vào giáo lý biệt nghiệp và cộng nghiệp để thuyết phục mẹ mình chấp nhận anh ấy. Tất cả thân, tâm, thế giới đều vô thường, mọi sự đều thay đổi. Tuy nhiên, thay đổi theo hướng nào, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực đều do chúng ta quyết định. Mọi quan điểm, kinh nghiệm đều có tính tương đối mà thôi.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)