Sengai Gibon: Nghệ Thuật Nhật Bản Và Phật Giáo Lâm Tế
Sengai Gibon (1750-1837) là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử và nghệ thuật Nhật Bản. Đánh giá này dựa trên cống hiến nghệ thuật, tâm linh và cách tiếp cận độc đáo của ông đối với cuộc sống.
Sengai thuộc trường phái Lâm Tế của Phật giáo Nhật Bản và đúng với bản chất cá nhân rất đáng chú ý này, ông chú tâm vào nghệ thuật ở những giai đoạn sau của cuộc đời mình. Tất nhiên, nghệ thuật luôn hiện hữu bên trong tâm hồn ông nhưng ở những giai đoạn đầu của đời mình, Sengai dành nhiều sự quan tâm hơn đến những vấn đề tâm linh liên quan đến Phật giáo.
Tính chất cá nhân này của Sengai Gibon còn thể hiện ở chỗ ông đã dồn sức vào nghệ thuật từ một thế giới bên ngoài độc đáo đối với những cạm bẫy của nền văn hóa cấp cao (thượng văn hóa – ND). Với thực tế này, sự hài hước (humor) trở nên hợp nhất trong nghệ thuật, triết học của ông và chúng đều đi theo con đường đúng đắn. Tuy nhiên, cũng giống như chánh đạo trong Phật giáo – hay ở bất cứ một tôn giáo lớn nào – ông đã đặt đức hạnh tốt đẹp này trên ý chí tự do, tư tưởng khái niệm thay thế và thách thức cá nhân chứng kiến hiện thực thông qua cách nhìn phi hiện thực.
Thực vậy, có thể đó là bức trang rộng lớn hơn chứ không phải là những khái niệm được nhấn mạnh trước tiên bởi Sengai Gibon. Tương tự như vậy, nền văn hóa cấp cao mà ông đã cố gắng tránh bỏ có thể đã vật chất hóa chính nó trong thế giới nghệ thuật và văn học.
Phật giáo Lâm Tế rất quan trọng đối với tính cá nhân hấp dẫn này và nó có thể được cảm nhận sâu sắc bởi những độc giả ẩn tàng của ông. Vì không như giới nghệ sĩ và các tầng lớp khác của xã hội, Sengai Gibon tập trung tiếp cận với tất cả mọi lớp người từ mọi tầng lớp xã hội. Vì vậy, những đề tài về sự giản dị và hài hước cho phép con người Phật giáo tận tụy này (tức Sengai) kết nối với những cá thể khác thông qua thế giới nghệ thuật.
Không ai sẽ biết cụ thể những đỉnh cao nghệ thuật thực sự mà Sengai Gibon đã đóng góp dựa trên các motif, chủ đề và phương pháp mà ông thực hiện trong nghệ thuật.
Sengai Gibon vẫn nằm ngoài giới học thuật và các trường phái nghệ thuật trong thời kì của ông. Thay vào đó, tình yêu của ông đối với Phật giáo đã thay thế cõi tầm thường, dẫn đến một tinh thần tự do đầy mê say – người hiểu được những khoảnh khắc thoáng qua của thời gian nhưng hợp nhất nó với một sự tìm kiếm vĩnh hằng đối với sự giác ngộ.