Tâm bất nhị
GN - Điều thú vị dưới đây cũng ‘độc nhất vô nhị’ mà tôi vừa mới tái khám phá ra là Cái bản lai của Tâm thức không biết phân biệt Nhị nguyên mà là Bất nhị.
Não phàm phu tạo ra sắc tướng, hiện hữu, nhị nguyên. Tâm Bồ-đề tạo ra vô sắc tướng, phi vật chất, bất nhị.
Vậy thì cái ‘tái khám phá’ này có gì mới lạ để mà hứng thú?
Tâm Bồ-đề tạo ra vô sắc tướng, phi vật chất, bất nhị
Những điều mà Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc giảng thuyết, ‘Não ta có một đặc điểm lý thú là không thể cùng lúc nghĩ tới hai việc [nhị nguyên]’.
Điều này, không có gì mới lạ đối với đa số nhân sinh có được một chút kiến thức về khoa học phổ thông. Đó là não suy nghĩ đơn phương độc đạo vì con người được cấu tạo với hành động một chiều (process in serial).
Cho dù họa vô đơn chí nhưng bộ não chỉ có thể lo một chuyện mỗi lúc chứ không thể suy nghĩ nhiều điều song song.
Nên nhớ rằng bộ não không phải là Tâm thức nhưng mà là nơi để cho Tâm phan duyên tạm sở trụ rồi từ đó mới sinh ra vô lượng vật, với muôn vạn phiền não, bất an chứ sắc tướng không bao giờ phiền được cái Tâm bất nhị.
Tâm bất nhị này đã được Bát-nhã Tâm kinh nói đến từ cả ngàn năm về trước. Chúng ta lẫn khoa học chỉ tái chứng minh ý kinh của Phật giáo Đại thừa.
Trong Trung quán luận, Bồ-tát Long Thọ giải thích, ‘Con người không thể chấp vào tánh Không, vì nó trái với hiện thực cuộc sống, cũng không thể chấp vào tánh Có, vì nó mê muội và gây ra đau khổ, phiền não không sao kể xiết... Nhưng nếu bác bỏ có tự tính - nghĩa là Trung quán rơi vào đoạn kiến. Tương tự nếu bác bỏ không - sao không nói thường kiến?’.
Tôi mạo muội mượn ý Lục tổ trong Bảo đàn kinh để hy vọng làm sáng tỏ ý trên:
‘Phật bảo: Có và không có hai tánh, nhị nguyên, một là thường, hai là vô thường. Phật tánh chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, thế nên chẳng đoạn, gọi là chẳng hai.... phàm phu thấy hai, người trí rõ thấu tánh nó, không một lẫn không hai, nhưng là tánh bất nhị tức là Phật tánh’.
Con người cũng không thể dễ dàng chấp nhận tánh trung đạo ở giữa có-không vì con người được cấu tạo với bản tánh suy luận nhị nguyên.
Hay nói theo quan niệm của Phật giáo thì chúng sinh vì bị vô minh che chướng với tập tục phân biệt nhị nguyên nên khó hiểu bất nhị. Quên đi tự tánh bất nhị của tâm!
Có thể vì vậy cho nên tâm vọng tưởng quá khứ vị lai mà không thể dễ dàng chấp nhận tánh trung đạo ở giữa quá khứ vị lai đó là hiện tại (t = 0)?
Nhưng quan niệm trên đây cũng chính là điều mà đa số vẫn còn vô minh lầm tưởng là có hiện tại. Nếu quá khứ và tương lai là một dòng thời gian luôn luôn vô thường thì hiện tại ở đâu giữa dòng thời gian luân chuyển đó? Hiện tại không bao giờ là tâm điểm 0 (t ≠ 0).
Vua Trần Nhân Tông tức Sơ tổ Trúc Lâm (1258-1308) đã để lại tiêu chuẩn cho dòng thiền của Ngài qua bài kệ dài Hữu cú vô cú mà một đoạn trong bài kệ của Ngài đã diễn tả rốt ráo ý trên:
Hữu cú vô cú/ Phi hữu phi vô/ Khắc chu cầu kiếm/ Sách ký án đồ.
Dịch nghĩa:
Câu có câu không/ Chẳng có chẳng không/ Khắc thuyền mò kiếm/ Tìm ngựa bản đồ.
Não phàm phu tạo ra sắc tướng, hiện hữu, nhị nguyên. Tâm Bồ-đề tạo ra vô sắc tướng, phi vật chất, bất nhị.
Vậy thì cái ‘tái khám phá’ này có gì mới lạ để mà hứng thú?
Tâm Bồ-đề tạo ra vô sắc tướng, phi vật chất, bất nhị
Những điều mà Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc giảng thuyết, ‘Não ta có một đặc điểm lý thú là không thể cùng lúc nghĩ tới hai việc [nhị nguyên]’.
Điều này, không có gì mới lạ đối với đa số nhân sinh có được một chút kiến thức về khoa học phổ thông. Đó là não suy nghĩ đơn phương độc đạo vì con người được cấu tạo với hành động một chiều (process in serial).
Cho dù họa vô đơn chí nhưng bộ não chỉ có thể lo một chuyện mỗi lúc chứ không thể suy nghĩ nhiều điều song song.
Nên nhớ rằng bộ não không phải là Tâm thức nhưng mà là nơi để cho Tâm phan duyên tạm sở trụ rồi từ đó mới sinh ra vô lượng vật, với muôn vạn phiền não, bất an chứ sắc tướng không bao giờ phiền được cái Tâm bất nhị.
Tâm bất nhị này đã được Bát-nhã Tâm kinh nói đến từ cả ngàn năm về trước. Chúng ta lẫn khoa học chỉ tái chứng minh ý kinh của Phật giáo Đại thừa.
Trong Trung quán luận, Bồ-tát Long Thọ giải thích, ‘Con người không thể chấp vào tánh Không, vì nó trái với hiện thực cuộc sống, cũng không thể chấp vào tánh Có, vì nó mê muội và gây ra đau khổ, phiền não không sao kể xiết... Nhưng nếu bác bỏ có tự tính - nghĩa là Trung quán rơi vào đoạn kiến. Tương tự nếu bác bỏ không - sao không nói thường kiến?’.
Tôi mạo muội mượn ý Lục tổ trong Bảo đàn kinh để hy vọng làm sáng tỏ ý trên:
‘Phật bảo: Có và không có hai tánh, nhị nguyên, một là thường, hai là vô thường. Phật tánh chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, thế nên chẳng đoạn, gọi là chẳng hai.... phàm phu thấy hai, người trí rõ thấu tánh nó, không một lẫn không hai, nhưng là tánh bất nhị tức là Phật tánh’.
Con người cũng không thể dễ dàng chấp nhận tánh trung đạo ở giữa có-không vì con người được cấu tạo với bản tánh suy luận nhị nguyên.
Hay nói theo quan niệm của Phật giáo thì chúng sinh vì bị vô minh che chướng với tập tục phân biệt nhị nguyên nên khó hiểu bất nhị. Quên đi tự tánh bất nhị của tâm!
Có thể vì vậy cho nên tâm vọng tưởng quá khứ vị lai mà không thể dễ dàng chấp nhận tánh trung đạo ở giữa quá khứ vị lai đó là hiện tại (t = 0)?
Nhưng quan niệm trên đây cũng chính là điều mà đa số vẫn còn vô minh lầm tưởng là có hiện tại. Nếu quá khứ và tương lai là một dòng thời gian luôn luôn vô thường thì hiện tại ở đâu giữa dòng thời gian luân chuyển đó? Hiện tại không bao giờ là tâm điểm 0 (t ≠ 0).
Vua Trần Nhân Tông tức Sơ tổ Trúc Lâm (1258-1308) đã để lại tiêu chuẩn cho dòng thiền của Ngài qua bài kệ dài Hữu cú vô cú mà một đoạn trong bài kệ của Ngài đã diễn tả rốt ráo ý trên:
Hữu cú vô cú/ Phi hữu phi vô/ Khắc chu cầu kiếm/ Sách ký án đồ.
Dịch nghĩa:
Câu có câu không/ Chẳng có chẳng không/ Khắc thuyền mò kiếm/ Tìm ngựa bản đồ.