Thần phả làng Yên Phú, huyện Thanh Trì, Hà Nội


Niên hiệu Hồng Phúc năm thứ nhất [1572], ngày tốt, tháng Giêng, Đông Các đại học sĩ Hàn lâm lễ viện, thần Nguyễn Bính vâng mệnh soạn thảo. Hoàng triều Vĩnh Hựu năm thứ 6 [1740], ngày tốt, tháng 8, Nội các Bộ Lại vâng mệnh chép lại tuân theo bản chính.

(Thần phả làng Yên Phú – bản lưu ở Yên Phú Tự)

Phiên âm

Trưng Nữ vương triều âm thần nhất vị Thái hậu, dương thần nhị vị Đại vương phổ lục Bắc chi Bộ thượng đẳng. Quốc triều Lễ bộ chính bản.

Việt tích Nam thiên khởi vận, hoành phân Dực Chẩn chi sơn hà. Bắc quốc sơ phong, trực hướng Đẩu Ngưu chi phân dã. Tự Hùng triều Kinh Dương Vương, thừa quân phụ mệnh phân phong, mệnh vi ngã Việt đế vương chi tông, Hoan Châu thắng địa, kiến lập kinh đô. Nghĩa Lĩnh hình cương, trùng tu miếu điện, truyền quốc tái thế, xưng Lạc Long Quân, thú Động Đình tiên nữ. Cư ư Nghĩa Lĩnh sơn thượng đầu, ngũ sắc tường vân xán lạn. Âu Cơ ư thị hữu dựng, cập sinh hạ nhất bào bách noãn, đĩnh xuất bách nam chi tường, đô thị anh hùng quán thế, đức độ quá nhân. Cập ký trưởng thành, Vương nãi kiến hầu lập bình, phân quốc trung vi thập ngũ bộ. Tiên thị Long Quân vị Âu Cơ viết:

“Ngã thị long chủng, nương thị tiên tung. Tuy âm dương ngũ hành chi khí hợp nhi hữu tử, nhiên phương loại bất đồng, thủy hỏa tương khắc, bất khả dữ chi đồng cư, nhân dữ chi tương biệt”.

Nãi phân ngũ thập tử tòng phụ quy hải vị Thủy thần, phân trị chư giang đầu hải giác. Ngũ thập tử tòng mẫu quy sơn vi Sơn thần, phân trị chư bạn thượng nhạc trung. Kỳ dĩ hữu sự tương văn, tắc lai tương trợ bất đắc tương phế yên. Cải chung Hùng gia hữu sơn thủy bách thần, thường năng xuất thế đầu nhập nhân gia vi tử, dĩ hộ quốc tý dân. Hà gia hữu phúc tắc ngộ đắc chi.

Khước thuyết: Thời trực Hùng đồ thập bát thế tương truyền chi mạt tạo, thiên ý cáo chung. Lịch chí Đông Hán, tiên thị chỉ thời, tại Sơn Nam hạ đạo, Nghĩa Hưng phủ Thượng Hiền huyện Lưu Hàm hương, gian hữu Trương Công, húy Điều. Kỳ tiên thụ phong, thể thừa tư ấm, phối bản quận nhân thê Phùng Thị húy Huệ, truyền gia thi lễ, lũy thế trâm anh, sở vị thường môn nhi phối. Nam hữu sổ nhân. Hậu sinh thứ nữ danh viết Phương Dung, nãi hữu trầm ngư lạc nhạn chi dung, hữu bế nguyệt tu hoa chi mạo, phong tư yểu điệu, tổng mỹ vô song. Niên phương thập lục, túc khiết lương duyên giai kỳ vị định, cố bất giá phu. Mộ kỳ Phật đạo. Nhất nhật vãng chí Thăng Long thành (cổ hiệu Phụng Thiên) phủ, Thường Tín châu Thanh Trì huyện (cổ hiệu Thanh Đàm) đích chí Yên Phú trang địa đầu, kiến hữu nhất tự sở, nãi tứ cố du quan, diệc hữu mĩ tai. Tưởng nhất thắng cảnh phong quang hĩ. Kiến hiệu viết: Thanh Vân cổ tự. Nãi tự nguyện cư chi. Triều triều hương đăng trụ trì vu thử tự. Tài đắc nhất niên, thị nhật nãi vãng chí Kim Ngưu tiểu giang tân xứ dục chi. Nhật vị chính trung, ngưỡng thiên kiến tường vân nhất phiến hướng nãi nhi hạ la nhiễu chi. Nãi thất kinh tẩu hồi tự sở. Thử dạ mộng kiến nam nhân nhất tướng, y triền phục li châu đái, thân hưu dị kỳ, tòng tự thủy lộ nhi lai, tự xưng vi thủy thần chi quan, vị viết:

“Hương gia hậu đức, thiên dĩ chiếu trị, định hứa thủy thần nhị vị giáng sinh xuất thế đầu nhập vi tử. Vật khả ưu chỉ”,

Thần nhân ngôn ngật, bộ hạ long chu đằng không nhi khứ. Nãi tỉnh lại ám tưởng tri kỳ mộng hĩ. Minh nhật nãi vãng quá ư miếu lộ, vọng kiến miếu tiền hữu nhị noãn thậm trường, nãi chấp thủ tương hồi tự sở. Hốt kiến nhị noãn phá xuất nhị thanh như lôi lẫm liệt. Thời (Quý Tỵ niên tứ nguyệt nhị thập nhị nhật) hiện đắc nhị công, nhân thủ xà thân, bì hữu thể giáp, tướng mạo thù thường, thiên tư trường đại, nãi tri thị thủy thần xuất thế. Kỳ gian Yên Phú trang, phụ lão dữ nhân dân giai văn chi, dĩ vi kỳ, chí vu bản tự. Nhị công vị phụ lão viết:

“Ngã huynh đệ bản thị thủythần, nhữ trang phụng sự. Đệ nhất viết Trung Vũ. Đệ nhị viết Đài Liệu. Phụng thiên đình chỉ mệnh giáng sinh phù quốc!”

Ư thị phụ lão nhân dân giai đại kinh, toại hành lễ, tấu viết:

“Thần trang quả thị phụng sự thủy thần vị hiệu như thử”.

Nãi hành lễ bái hạ, khất vi thần tử. Ư thị nhị công Thái bà phủ dưỡng, chí nhị công niên thất tuế, thiên tư cao mại, học lực tinh thông, thục độc binh thư, trường ư võ lược. Kỳ gian thiên hành đại hạn chi họa, tiêu hòa sát giá. Ư thị nhị công tức truyền bản trang thiết đàn kỳ đảo thiên địa, âm chúc thỉnh nhất khoảng gian. Hốt kiến thiên địa hối minh, nhật trung tự dạ, phong vũ đại tác nhất trận, chỉ đắc nhất phương dân, đồng điền thủy mãn. Thị niên hòa cốc phong đăng hảo dã. Tự thử dân giai an nghiệp, dĩ đức vọng phục chi.

– Gian hữu Tô Định đề binh chí cảnh, xâm chiếm Trung Nguyên. Triệu tính tàn thương, vô nhân cứu cực. Chí thử tiền Hùng vương điệt nữ húy Trắc, nữ trung hào kiệt, thế thượng thánh thần, đại phấn hùng uy, cử binh lại chiến. Nhiên đương thời nam nhi thao lược, vị hữu kỳ nhân, nữ tướng soái binh, thần linh phát động. Trưng Nữ mật cáo vu Tản Viên, Sơn Thánh hội đồng bách thần tại Hát Môn giang khẩu (tức Sơn Tây xứ) thiết đàn tế cáo chư linh thần. Nãi chúc viết:

“Thiên sinh nhất nhân vi thiên địa vạn vật chi tông chủ, sinh linh sở hệ, thảo mộc sở khai. Lịch lịch tiền đại đế vương, thiên tử thánh minh, triều đình hữu đạo, ái dân ưu quốc, đức hóa hoằng phu, thiên hạ thanh bình, quốc gia vô sự. Kim hữu dị tính Tô Định, khuyển dương thường thái, tứ lộng xương cuồng, ngược chính tàn dân. Thiên địa thần dân cộng uẩn. Thiếp thiểm dĩ tiền Hùng Vương dư điệt, nhất cá nữ nhân, thuyết đáo sinh linh, hoàng thiên hữu lệ. Kim nhật thống tâm thương xích, trượng nghĩa trừ tàn. Nguyện bách vị chư tôn thần linh, hội đàn giám thệ, lực hộ thiếp Trưng nữ, đề binh thảo tặc, bảo quốc cứu dân. Tỷ thiếp khắc phục tổ tông cựu vật, trí sinh linh vu nhẫm tịch chi thượng, xuất sinh linh vu thủy hỏa chi trung, thứ vô phụ Hoàng thiên chi ý, thỏa tiên hoàng miếu tự chi linh, úy tổ phụ cửu tuyền chi hạ”.

Chúc ngật, hoán xuất âm binh thiên hàng vạn đội, tái truyền hịch, vu Nam bang các đạo, châu huyện thần dân, mỗ hữu anh linh tài trí, đức độ quá nhân, khắc nhật bát thủ binh định phiên thần chí thảo. Ư thị Phương Dung nương dữ nhị công hầu, mẫu tử đồng tâm phù quốc. Nãi nhất văn nữ quân chiếu, tứ hải võ thần tâm, tức nhật mộ xuất hương binh sổ thiên nhân, nãi thủ Yên Phú trang nhân cường tráng, đắc nhị thập ngũ nhân vi gia thần nội thủ. Tức nhật Thái bà dữ nhị công, cử binh tiên tiến, lộ thượng tinh kỳ phong suy vạn lý, chinh cổ lôi động thiên sơn. Nhất nhật tiến chí Trưng Nữ vương đồn. Nãi kiến nhị công, tự đặc thần lực, văn võ toàn tài, nãi vị viết:

“Thiên nhân giáng sinh xuất thế, phi thị trần nhân!”

Nãi thiên nhị công vi Chỉ huy sứ tả hữu tướng quân, thiên dưỡng mẫu Phương Dung vi công chủ. Tự thử mẫu tử giai triêm nhu thánh trạch, ưu ốc hoàng ân, hương hỏa cái hữu duyên hĩ. Tức nhật nhị công truyền binh sĩ dữ nhân dân, tu lý miếu sở. Nhị công khẩu chiêm nhất thi vận:

Tự cổ đế vương ức triệu dân

Quy thần tất tự điến tinh thần

Thử truyền vị biện Chân tương Ảo

Hồi tưởng Sơn danh Phật tức Chân.

Nhất nhật thiết yến, triệu phụ lão dữ nhân dân lại yến ẩm néb iod dil nå chi. Nhị công vị phụ lão cập gia thần viết:

– “Ngã huynh đệ tự kim nhi hiển vị, ư nhữ trang phụng sự nguyên tiền nhị vị. Tư ngã hữu dưỡng mẫu Thái bà. Nhược hậu nhật vạn nhất, ư nhữ trang phụng sự tam vị đồng kỳ phối dã”

Phụ lão văn chi giai tòng mệnh, bái hạ. Ư thị dưỡng mẫu Thái bà nãi trí hoàng kim thập hốt, hậu nhật dĩ cung Minh nhật kiến sứ giả phụng chiếu thư lai, sai mẫu tử khắc nhật đề binh thảo Định. Nhất nhật nhị công mẫu tử, tiến binh dữ Trưng Nữ vương trực chỉ Tô Định đồn, phân vi ngũ đạo đại phá nhất thời. Định binh tẩu tán, cầm đắc đại tướng. Lĩnh Ngoại trúc lục thập ngũ thành, tận phục Nam bang cảnh thổ. Trưng Nữ toại tức vương vị. Thời đương hạ thiên ngũ nguyệt thập bát nhật trung tuần, kiến sứ giả phụng chiếu thư lai, trung ngôn Định tặc dĩ bình, ban chiếu hồi. Công phụng mệnh hoàn. Vương đại khai khánh hạ, gia phong tướng sĩ đẳng cấp hữu sai hứa Công mẫu tử phản hồi Thanh Trì thực ấp. Cập bái tạ phản hồi nhậm sở. Ư thị nhị công dữ mẫu, hạ long chu phản hồi, chí Kim Ngưu tại trung giang thứ, tự kiến hoàng vân nhất phiến như xích quyên chi hình, tự thiên trực giáng ư long chu trung. Hốt kiến nhị công dữ mẫu giai đại kinh, tẩu thượng vu Yên Phú trang địa đầu biên giang xứ, cộng tọa trú ư khu đống. Hốt kiến thiên địa hối minh vũ phong bạo tác. Tự kiến Thái bà kỵ giá sắc trung hữu thái y, tòng vân đằng không nhi khứ.

Ư thị nhị công tự thân phi xuất vu giang trung một biến, diệc đồng hóa hĩ (thời thập nhất nguyệt sơ thất nhật). Khoảng gian, giang đào dũng phất, giao long xà giải giai điệt xuất, dẫn toại khứ. Sĩ tốt dữ nhân dân giai đại kinh, hành biểu tấu vu triều. Vương sai phản hồi hành lễ tế ngật, tức truyền cấm thử địa, hiệu viết: “Đồng Lăng xứ”, chuẩn hứa Yên Phú trang vi hộ nhi sở tại, dĩ phụng chi.

Kỵ chí Lê Đại Hành vương, Thiên Phúc niên gian, khảo khóa bách thần, kiến kỳ hiển linh, toại tặng phong nhất vị Hoàng thái hậu Tuệ Tĩnh phu nhân, tặng phong nhị vị Bản cảnh Thành hoàng Linh phù chi thần. Sắc phục hoàng xích bạch hành lễ tịnh cấm.

Nhất phong Thánh mẫu Phương Dung Trinh Thục Chí Đức Đoan Trang Cẩn Tiết Hoàng thái hậu

Nhất phong Trung Vũ Tế Thế Hộ Quốc Khang Dân Phù Vận Dương Vũ Dực Thánh Bảo Cảnh Hiển Hựu Trợ Thuận Linh Ứng Đại vương

1 Nhất phong Đài Liệu Tế Thế Hộ Quốc Khang Dân Phù Vận Dương Vũ Dực Thánh Bảo Cảnh Hiển Hựu Trợ Thuận Linh Ứng Đại vương.

Khước thuyết tự thử dĩ hậu, giai nẫm trứ linh ứng cố đa. Thời thuộc Đông Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, phàm tam bách thập tứ niên chí thử, Nam bang điệt hữu Đinh, Lê, Lý, Trần, tứ tính khai sáng hoàng đồ, đại đại thường hữu biến hóa thần kỳ, lịch triều hộ quốc hiện hữu anh linh. Sắc chỉ ban Yên Phú trang trùng tu miếu điện dĩ phụng tự chi. Kỳ dư hưu tai!

Nhất phụng khai sinh hóa các tịch dữ húy tự thiết cấm: Phương Dung, Trung Vũ, Đài Liệu, chuẩn hứa Yên Phú trang phụng tự!

Nhất sinh thần tứ nguyệt nhị thập nhị nhật chính lệ, lễ dụng thượng trai bàn, hạ hắc trư xôi tửu bạch viên bínhn xướng ca.

Nhất hóa thần thập nhật nguyệt sơ thất nhật chính lệ, lễ dụng như tiền, xướng ca tịnh cấm.

Nhất lệ khánh hạ kỳ phúc ngũ nguyệt thập bát nhật chính lệ, lễ dụng như tiền xướng ca.

Hồng Phúc nguyên niên, mạnh xuân cát nhật, Hàn lâm lễ viện Đông các đại học sĩ, thần Nguyễn Bính phụng soạn Hoàng triều Vĩnh Hựu lục niên, trọng thu cát nhật, Nội các Bộ Lại tái tuân cựu chính bản phụng tả.

Hoàng triều Thánh Thái thập thất niên, mạnh hạ cát nhật, xã nội Đạo sĩ tái tuân cựu chính bản phụng tả (nội kim di cú cải thất tự).

Chùa Yên Phú, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ảnh: St

Dịch nghĩa

Phả chép về: Một vị âm thần Thái hậu, Hai vị dương thần đại vương triều Trưng Nữ vương.

Chính bản bộ Lễ quốc triều, thuộc chi Bắc bộ thượng đẳng.

Nước Việt xưa trời Nam mở vận, chia ngang núi sông hướng sao Dực, sao Chẩn. Nước Bắc mới phong thẳng chia rẽ hướng sao Đẩu, sao Ngưu. Triều Hùng từ Kinh Dương Vương nối nghiệp vua cha, phân phong mệnh làm dòng dõi đế vương nước Việt. Hoan Châu thắng địa, xây dựng kinh đô. Trên núi Nghĩa Lĩnh, sửa làm miếu điện. Truyền nước đời sau xưng là Lạc Long Quân, lấy vợ là tiên nữ Động Đình, sống trên núi Nghĩa Lĩnh, nơi này có mây lành ngũ sắc tỏa ánh sáng soi. Âu Cơ mang thai, sinh ra bọc trứng, nở ra trăm người con trai. Đó đều là những chàng trai khôi ngô tuấn tú, đức độ hơn người. Đến tuổi trưởng thành, vua phong cho tước hầu, lập làm phên dậu, phân trong nước thành 15 bộ.

Thế rồi Long Quân nói với Âu Cơ rằng:

“Ta là giống rồng, nàng là giống tiên. Tuy khí ngũ hành hòa hợp mà sinh được con cái nhưng Thủy, Hỏa vốn hai giống khắc nhau, không thể ở cùng một nơi, nên phải chia ra”.

Bèn chia 50 con theo cha xuống biển là Thủy thần, cai quản nguồn sông, góc biển. 50 con theo mẹ về núi làm Sơn thần, cai quản các ngọn núi và ruộng đồng. Trong thời gian đó nếu ai có chuyện xảy ra thì các anh em cùng nhau đến giúp đỡ, không để diệt vong. Nhà Hùng kể từ đó khắp núi sông đều có thần. Các thần có thể đầu thai làm con cái các gia đình phàm trần để giúp đỡ cho đất nước. Nhà nào có phúc ắt sẽ được hưởng.

Lại nói: Hùng đồ truyền 18 đời đã đến lúc cuối, ý trời đã định. Trải đến trước thời Đông Hán, ở làng Lưu Hàm, huyện Thượng Hiền, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam Hạ có ông Trương Công Điều (tên húy là Điều) là người được kế thừa tập ấm, lấy vợ là Phùng Thị, tên húy là Huệ, vốn là người cùng quận, dòng dõi trâm anh nức tiếng đã lâu, cũng là chỗ môn đăng hậu đối. Ông bà đã sinh mấy người con trai, sau này sinh thêm con gái đặt tên là Phương Dung. Nàng có sắc đẹp chim sa cá lặn, dung mạo nguyệt thẹn hoa nhường, dáng vẻ yểu điệu thướt tha không ai sánh bằng. Năm vừa tròn 16 tuổi, duyên lành chưa định, nguyện không lấy chồng, một lòng mộ theo đạo Phật.

Một ngày nọ nàng đến huyện Thanh Trì (xưa gọi là Thanh Đàm), châu Thường Tín, thành Thăng Long (tên xưa là phủ Phụng Thiên). Khi đến đầu làng Yên Phú thấy một ngôi chùa, ngoảnh trông bốn bề thấy phóng khoáng đẹp đẽ, cảnh vật như thắng cảnh nơi nào, bèn đặt tên là Thanh Vân cô tự và nguyện ở lại chùa này sớm khuya hương khói. điện

Ở đó vừa tròn một năm, ngày nọ, bà đến bến sông Kim Ngưu tắm. Lúc này mặt trời chưa đứng bóng. Ngước mắt nhìn lên thì thấy một đám mây lành hình như vóc nhiễu sà xuống. Kinh hãi bà chạy về chùa, đêm hôm đó nằm mộng thấy một người tướng nam mặc áo gấm, đeo ngọc châu, thân thể kỳ dị từ dưới nước đi lên, tự xưng là quan Thủy thần và nói với bà rằng:

“Nhà ngươi đức dày, trời đã soi tỏ, lệnh cho hai vị Thủy thần đầu thai xuống làm con nên chớ có lo lắng về điều đó”.

Nói rồi vị thần lên thuyền rồng, bay trên không mà biến mất. Tỉnh lại mới biết là một giấc mộng kỳ lạ. Sáng hôm sau, trong khi đi qua đường chỗ miếu, thấy trước miếu có hai quả trứng rất lớn, bà bèn cầm lấy mang về chùa. Bỗng từ hai quả trứng phát ra hai tiếng nổ như sấm dậy (đó là ngày 22 tháng 4 năm Quý Tỵ), trứng tách vỏ và xuất hiện hai vị đầu người, thân rắn, mình có vảy giáp, tướng mạo kỳ lạ, thiên tư to lớn, mới biết đó là thủy thần xuất thế. Các cụ phụ lão và dân làng Yên Phú nghe về sự việc kỳ lạ ấy thì cùng nhau kéo đến chùa. Hai vị liền nói với các phụ lão rằng:

“Anh em chúng ta vốn là thủy thần mà các ông thờ phụng lâu nay, một người tên là Trung Vũ, một người tên là Đài Liệu. Nay phụng mệnh Thiên đình giáng sinh để giúp đỡ cho đất nước”.

Nay có phường dê chó ngoại tộc Tô Định thường ngông nghênh làm loạn, chính dữ hại dân. Thiên địa thần nhân oán giận. Thiếp hiềm là một nữ nhân, cháu gái của Hùng Vương xưa, nghĩ tới chúng sinh, trời cao rơi lệ. Ngày nay đau lòng thương dân, dấy nghĩa trừ tàn. Nguyện mong thần linh tề tựu về đàn để chứng giám lời thề, giúp thêm sức cho Trưng nữ thiếp dấy binh dẹp giặc, giữ nước cứu dân. Thiếp thề khôi phục lại mối xưa tổ tông, đưa muôn dân thoát khỏi vòng nước lửa, bước lên nơi nệm chiếu ấm êm, ngõ hầu không trái lại sự mong chờ của trời cao, thỏa sự linh thiêng của tông miếu tiên hoàng, an ủi tổ tiên cha mẹ ở nơi chín suối”.

Khấn xong hô xuất âm binh nghìn hàng vạn đội. Lại truyền hịch khắp thần dân tại các châu, huyện, đạo ở nước Nam, nơi nào có người anh minh tài trí hơn người thì lập tức trong ngày đem quân binh phiên thần đến cùng dẹp giặc. Thế là bà Phương Dung và hai công hầu đồng tâm giúp nước. Vừa nghe nữ tướng chiêu binh, ý dụng võ bốn biển nổi lên, lập tức trong ngày đứng lên triệu tập được mấy ngàn người dân làng, tập trung dưới trướng 25 trai tráng khỏe mạnh ở làng Yên Phú. Trong ngày, Thái bà cùng hai ông cử binh lên đường dương cờ vạn dặm, chiêng trống đánh âm vang nhu sấm động ngàn núi. Một ngày đã đến nơi đóng quân của Trưng Nữ vương. Trưng Vương vừa trông thấy hai ông văn võ toàn tài, tự như có sức thần, bèn nói:

– Người trời giáng sinh nơi trần thế. Ắt chẳng phải kẻ tầm thường!

Bèn cho hai ông làm Chỉ huy sứ Tả Hữu tướng quân, phong mẹ nuôi là Phương Dung làm Công chúa. Từ đó mẹ con được hưởng ân mưa móc thánh hoàng, được phụng thờ hương hỏa, đó âu cũng là duyên số.

Trong ngày hai ông lại lệnh cho binh sĩ cùng nhân dân tu sửa ngôi miếu. Hai ông ứng khẩu thành thơ rằng: Từ cổ đế vương muôn triệu dân, Theo thần tất phải giữ tinh thần. Sự truyền không dễ phân Chân, Ảo Nhớ lại Sơn triều Phật chính Chân.

Rồi một ngày nọ thiết yến mời các phụ lão và nhân dân đến dự. Hai ông nói với các phụ lão và gia thần rằng:

– “Anh em chúng tôi nay hiện thành hai người, vốn là hai vị thần mà dân làng thờ phụng từ trước. Chúng tôi có là Thái bà. Nếu ngày sau có chuyện gì xảy ra thì mong trong trang hãy phối thờ cả ba mẹ con chúng tôi”.

Các cụ phụ lão nghe vậy đều theo lệnh mà vái lạy. Thế là dưỡng mẫu Thái bà để lại 10 thoi vàng dùng cho việc cúng tế vào ngày sau. Ngày hôm sau có sứ giả mang chiếu thư đến sai mẹ con ngay trong ngày dấy binh hỏi tội Định. Trong một ngày, quân đội của hai ông cùng Trưng Nữ thẳng tiến đến doanh trại của Tô Định, chia thành 5 đạo cùng lúc tiến đánh. Quân Định bỏ chạy tán loạn. Ta bắt được đại tướng giặc, xây 65 thành ở Lĩnh Ngoại, thu lại toàn bộ đất đai nước Nam. Trưng Nữ lên ngôi vua. Đương trung tuần mùa hạ năm đó, ngày 18 tháng 5, có sứ giả đến tuyên chiếu rằng đã dẹp yên giặc Tô Định, ban chiếu cho về. Hai ông vâng mệnh trở về. Nhà vua mở tiệc mừng phong chức cho các tướng sĩ, ban cho mẹ con họ được trở về hưởng ấp Thanh Trì. Thế là mẹ con bái lạy tạ ơn và quay về nhiệm sở.

Hai ông cùng mẹ lên thuyền rồng trở về đến giữa sông Kim Ngưu thì thấy một đám mây vàng như dải lụa sà thẳng xuống thuyền rồng. Thấy vậy ba mẹ con cả sợ, chạy lên đứng trú ở bãi đất đầu sông thuộc trang Yên Phú. Bỗng chốc thấy trời đất tối sầm, mưa to gió lớn nổi lên. Rồi thấy Thái bà mình mặc áo gấm, ngồi trên kiệu cưỡi mây mà đi. Khi ấy hai ông tự thân lao xuống lòng sông mất hút. Lúc đó vào ngày mùng 7 tháng 11. Trong khoảnh khắc, sóng nước vụt cao, giao long, xà giải cùng sắp hàng dẫn lối. Quân sĩ và nhân dân đều vô cùng kinh hãi bèn làm biểu tấu lên triều đình. Nữ vương sai quân đến nơi hành lễ tế và truyền nơi đất ấy là cấm địa, gọi là xứ Đồng Lăng, chuẩn cho dân làng Yên Phú làm dân hộ nhi thờ phụng.

Đến năm Thiên Phúc thời vua Lê Đại Hành, khi thống kê về các thần thấy (các vị trên) hiển linh bèn phong tặng một vị là Hoàng Thái hậu Tuệ Tĩnh Phu nhân, hai vị là Bản cảnh Thành hoàng Linh phù chi thần. Khi hành lễ, cấm dùng các trang phục màu đỏ, vàng và trắng.

Một phong Thánh mẫu Phương Dung Trinh Thục Chi Đức Đoan Trang Cẩn Tiết Hoàng Thái hậu.

Một phong Trung Vũ Tế Thế Hộ Quốc Khang Dân Phù Vận Dương Võ Dực Thánh Bảo Cảnh Hiển Hựu Trợ Thuận Linh Ứng Đại vương.

Một phong Đài Liệu Tế Thế Hộ Quốc Khang Dân Phù Vận Dương Võ Dực Thánh Bảo Cảnh Hiển Hựu Trợ Thuận Linh Ứng Đại vương.

Lại nói, từ đó về sau các thần có nhiều lần hiển ứng rõ ràng. Trong khoảng 314 năm vào các thời thuộc Đông Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, đến nước Nam ta 4 dòng họ Đinh, Lê, Lý, Trần mở cơ đồ, qua các thời đại thường có thần thông biến hóa, hiển hữu anh linh, che chở cho đất nước. Sắc ban cho làng Yên Phú sửa sang miếu điện để thờ phụng. Than ôi, tốt vậy thay!

Kê ra ngày sinh, ngày hóa, các khoản lễ bàn, các chữ húy cấm dùng là Phương Dung, Trung Vũ, Đài Liệu.

Chuẩn cho làng Yên Phú thờ phụng.

– Ngày sinh các thần: 22 tháng 4 là chính lệ. Lễ trên dùng lễ chay, mâm dưới dùng lợn đen, xôi, rượu, bánh dày; ca hát.

-Ngày hóa các thần: 07 tháng 11 là chính lệ. Lễ như trên, cấm ca hát.

– Khánh hạ, cầu phúc: 18 tháng 5 là chính lệ. Lễ soạn như trên, ca hát.

Niên hiệu Hồng Phúc năm thứ nhất [1572], ngày tốt, tháng Giêng, Đông Các đại học sĩ Hàn lâm lễ viện, thần Nguyễn Bính vâng mệnh soạn thảo.

Hoàng triều Vĩnh Hựu năm thứ 6 [1740], ngày tốt, tháng 8, Nội các Bộ Lại vâng mệnh chép lại tuân theo bản chính.

Hoàng triều Thành Thái, năm thứ 17 [1905], ngày tốt, tháng 4, đạo sĩ trong xã vâng mệnh chép lại tuân theo bản chính (trong đó theo lời để lại có đổi 7 chữ).

Nguồn: Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam thuộc Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội