Trước lo báo hiếu sau mới xuất gia


HỎI: Tôi năm nay là sinh viên năm thứ hai. Sau khi nghe những bài pháp thoại của quý thầy, tôi đãng ra mọi thứ trên đời này đều vô thường, tạm bợ. Tôi bắt đầu khởi lên ý nguyện xuất gia để học đạo nhằm giải thoát cho chính mình và cứu độ chúng sinh. 

 Từ lúc khởi tâm xuất gia đến nay đã mấy tháng rồi. Mỗi ngày tâm xuất gia của tôi càng tri dy mạnh mẽ, nhưng tôi không thể nào thuyết phục được mẹ tôi cho phép. Gia đình tôi có hoàn cảnh riêng, ba mẹ đã ly d. Mẹ nghèo nên phải vay mượn bán buôn tảo tần để nuôi anh em tôi ăn hc. Sau khi giác ngộ, tôi đãxin xut gia hai ln mà mẹ kiên quyết không cho. Mẹ nói chỉ muốn tôi học ra trường, đi làm để có tiền lo cho bản thân, anh em  cho mẹ nữa. 
 
 Mẹ khuyên tôi bỏ cái ý định đó đi để tập trung học tập. Nhưng tôi không thể nào bỏ được cái ý nghĩ này, nó cứ quanh quẩn trong đầu  ngày nào tôi cũng phi nghe pháp mi chu ni. 
 
Kính hỏi quý Báo, tôi phải làm sao để loại bỏ ý nghĩ xut gia này hay tôi phải làm sao để cho mẹ đồng ý? Thật lòng tôi rất muốn được xuất gia để sống đời sống phạm hạnh, không phiền não và được hết lòng phụng sự chúng sinh.

(LAM PHƯƠNG, phuongrui31@gmail.com)

xuat-gia
Những con đường khác thì có sớm muộn và nhanh chậm nhưng xuất gia thì không - Ảnh: Bảo Toàn


Đ
ÁPBạn Lam Phương thân mến!

Bạn thật có duyên lành khi đến với Phật pháp bằng sự hiểu biết. Thấy rõ “mọi thứ trên đời này đều vô thường, tạm bợ; khởi lên ý nguyện xuất gia để học đạo nhằm giải thoát cho chính mình và cứu độ chúng sinh” chính là chánh kiến và chánh tín. Thấy biết đúng Chánh pháp và phát nguyện dũng mãnh như bạn là có căn lành, được gọi là “hảo tâm xuất gia”.

Tuy nhiên, để biến tâm nguyện cao cả ấy thành hiện thực là cả một quá trình. Phần lớn người xuất gia nào cũng phải trải qua nhiều gian lao, thử thách mới được bước chân vào  đạo. Thành ra, một số người bước vào đạo quá thuận lợi dễ dàng, ít trải qua chông gai thử thách đôi khi lại không phải là điều hay.

Hiện thực cho thấy mỗi người có một nhân duyên xuất gia khác nhau. Hoàn cảnh của bạn hiện nay thì xuất gia chưa phải là ưu tiên hàng đầu. Tình thương của mẹ dành cho bạn thì quá rõ! Buôn tảo bán tần nuôi bạn ăn học, không nề gian khó, chấp nhận nợ nần để nuôi hy vọng bạn sẽ là trụ cột của gia đình. Giờ đây, bạn bỏ mẹ mà đi (dù đi theo thánh hiền) vẫn là chưa phải lúc. Thế nên, câu ca dao “Tu đâu cho bằng tu nhà/Thờ cha kính mẹ mới là chân tu” trở nên đúng đắn với bạn hơn bao giờ hết.

Bạn cần hiểu rằng, một người sau khi giác ngộ và hiểu biết sâu sắc về đạo Phật, không phải ai cũng xuất gia. Đệ tử Phật có hai hội chúng là tại gia (cư sĩ) và xuất gia (tu sĩ). Hai hội chúng này đều có vị trí, vai trò riêng trong việc tu tập tự thân, hộ pháp và hoằng pháp. Ở vị trí nào, chỉ cần làm tròn chức phận của mình thì đó đã là tu tốt rồi.

Vậy nên bạn hãy làm một Phật tử tốt. Cụ thể, bạn phát nguyện quy y Tam bảo, giữ gìn năm nhân cách đạo đức của người Phật tử (năm giới), hiếu thảo với mẹ, hòa thuận với anh em, chăm lo học tập, siêng năng làm việc, thương yêu mọi người. Những việc này, nếu bạn chưa làm được thì khó mà làm tròn phận sự của người xuất gia. Bạn hãy luôn quán niệm, ghi nhớ trong lòng hãy làm một Phật tử tốt, đây chính là cơ sở vững chắc của con đường xuất gia ở tương lai.

Như vậy, tâm nguyện xuất gia cao cả của bạn vẫn luôn ấp ủ và nuôi dưỡng. Vì hoàn cảnh gia đình nên tạm thời chưa nghĩ đến xuất gia, chỉ tu tập tại gia, làm một Phật tử tốt mà thôi. Sau một thời gian, nhờ sự cố gắng học tập và nỗ lực tu hành của chính mình, bạn ngày càng trở nên chín chắn, trưởng thành hơn về nhiều phương diện trong cuộc sống. Bấy giờ, bạn có thể cùng với mẹ vực dậy kinh tế gia đình, nuôi em ăn học thành tài, cùng dắt dìu nhau qua chặng đường gian khó.

Lúc này, nếu tâm nguyện xuất gia của bạn vẫn còn được hâm nóng, bạn có thể xin phép mẹ xuất gia. Chữ hiếu dẫu chưa tròn nhưng thiết nghĩ những gì bạn làm được đã nói lên tất cả. Bạn sẽ thanh thản bước vào đường đạo với nụ cười tiễn chân của mẹ và lòng thương kính của anh em. Những con đường khác thì có sớm muộn và nhanh chậm nhưng xuất gia thì không. Đi sau về trước là chuyện thường trong nhà đạo. Phật ở Ấn Độ, ở Cực lạc, ở ngay trong nhà bạn, và cũng ở nơi tự tâm mỗi người.

Chúc bạn tinh tấn!