Văn hóa ứng xử để tránh đau khổ



Đối xử giữa con người với con người luôn được đặt lên hàng đầu để tạo dựng một xã hội tốt đẹp, từ đó đúc kết được một giá trị nhận thức, một hành động qua câu:

“ Ở sau cho vừa lòng người
Ở rộng người cười ở hẹp người chê”

Từ ngàn xưa ông cha ta đã xây dựng nên những hình ảnh vô cùng bình dị, giản đơn, toát lên ý nghĩa và kinh nghiệm sống, từ đó cũng là những bài học vô cùng quý giá đối với hậu nhân sau này. Thật vậy, con người là bản thể, là tế bào, là nhân tố cấu thành nên một xã hội, một đất nước. Nhưng vấn đề cần đề cập là lối ứng xử giữa con người với con người. Từ lối ứng xử đó cũng tạo nên phẩm chất đạo đức.

Do vậy, câu nói của ông cha ta tách làm hai vế “Ở sao cho vừa lòng người” đó là cách sống, cách ứng xử sao cho được lòng tất cả mọi người là điều không thể vì “chín người mười ý”. Nếu ta sống một cách cố chấp, luôn bắt mọi người phải theo ý mình, làm đúng với nguyện vọng của mình, làm y khuôn với mình vì mỗi cá nhân điều có cách cư xử và suy nghĩ khác nhau, ước muốn khác nhau, nên ta không chiều lòng hết được. Ví dụ trong nghệ thuật họa sĩ vẽ một bức tranh làng quê thanh bình khi hoàn thành xong đem ra dự triển lãm, nếu có một trăm người xem tác phẩm thì sẽ có một trăm lời khen chê khác nhau. Do đó, câu nói trên luôn đúng với mọi hoàn cảnh từ xưa đến nay. Hay một người nghệ sĩ chơi nhạc, sau khi chơi nhạc xong thì có người vỗ tay nhưng bên cạnh đó cũng có người chê trách.

Ở vế thứ hai: “Ở rộng người cười ở hẹp người chê”. Ở đây “ở rộng” hiểu theo nghĩa bóng là sống rộng rãi, sống thoáng và cũng đồng nghĩa với sống không chấp chặt nhiều vào vật chất hay công danh, luôn xung phong trong mọi hoạt động từ thiện hay thiện nguyện, sẵn sàng giúp đỡ cả hai mặt vật chất và tinh thần cho những ai cơ nhỡ hay gặp khó khăn. Hai từ “người cười” cũng có thể hiểu theo hai hướng, hướng tích cực đó là cười hoan hỷ, cười vui theo và rất bằng lòng với hành động và việc làm đó. Còn hướng tiêu cực là cười một cách mỉa mai, không bằng lòng với việc làm đó. Trong cuộc sống có rất nhiều điều, nên việc ứng xử giữa con người với nhau luôn đặt lên hàng đầu. Ví như trong cuộc sống, một doanh nhân có lòng tốt muốn giúp đỡ cho một trại mồ côi nào đó, nhưng sau khi thực hiện xong lại có hai luồng phản ánh khen và chê, khen cho sự từ tâm và chê là làm để lấy tiếng để phát triển danh vọng.

Do vậy cuộc sống như một xoáy nước lúc nào cũng sẵn sàng rình rập hút ta vào và nhấn chìm ta. “Ở hẹp người chê”, ở hẹp thể hiện vấn đề ích kỷ, không có tâm rộng lượng, lúc nào cũng muốn thu về mình mà không chia sẻ đó là lối sống vị kỉ, thiếu ánh sáng trí tuệ. Nếu chủ công ty luôn bóc lột sức lao động, ít tiền thưởng thì sớm muộn công ty đó sẽ đi xuống. Do đó hai vế “sống rộng”, hay “sống hẹp” đều bị cười chê, nhưng nếu soi rọi lại với câu “ở sao cho vừa lòng người” thì vấn đề mới được làm rõ, lòng con người là vực thẳm vô đáy nếu chúng ta cứ chạy theo và làm nhiều cách để được lòng họ thì không thể nào có được.

Từ thực trạng xã hội đó, nhìn về phương diện Phật giáo, thì bát chánh đạo luôn luôn giúp hành giả hiểu và thực hành theo con đường đúng đắn. Trước một việc làm có hình bóng của sự rắc rối hay nhiều chiều hướng khác nhau thì chỉ có ánh sáng của chánh kiến mới phá tan được sự mê lầm đó. Cái thấy chơn chánh luôn giúp ta giải quyết vấn đề lợi cả hai bên. Do vậy khi làm việc gì phải suy nghĩ lợi mình lợi người và lợi cho tất cả thì điều đó đáng làm, đó là đang thực hành chánh tư duy, vì tư duy đúng thì việc làm sẽ đúng. Lấy cái nhìn của Phật giáo để chiếu soi vào câu “ở sao... chê” ta thấy được tính trung đạo của nhà Phật không nghiêng về một bên nào cả, không quá sướng cũng không quá khổ chỉ có trung hòa hai bên mới thành tựu.

Do đó, thực trạng xã hội ngày nay con người đa phần chạy theo và làm đầy tớ cho ngũ dục, danh vọng, mất đi bản chất thật mà con người sẵn có. Do vậy mỗi cá nhân luôn tự năng cao phẩm chất đạo đức, học hỏi, nghiên cứu và cách cư xử đúng với lẽ phải, cuộc sống muôn màu ta không thể chiều lòng hết tất cả mọi người và cũng không thể nào bắt mọi người phải như mình.

Vế thứ hai “ở rộng người chê” với hai vế đối lập “rộng – hẹp, cười – chê” luôn đi song song với nhau để nói lên hai mặt của một vấn đề. Do vậy chỉ có ánh sáng của bát chánh đạo mới phá tan được sự đen tối của tất cả vấn đề, khi hành động hay lời nói thì đầu tiên phải có cái nhìn đúng đắn thì tư duy mới đúng và hành động đúng, việc làm để vừa lòng hết thì không thể và càng không thực hiện được từ ngàn xưa. Từ dó ta mới hiểu được lời Phật dạy luôn lấy trung đạo làm chính, không nghiêng về bên này không ngã về bên kia, không sướng quá cũng không khổ quá.

Cuộc sống là một dòng chảy vô tận và con người là thành phần để cấu thành dòng chảy đó, cách sống cách ứng xử luôn đứng lên hàng đầu. Qua những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống mà ông bà ta tự ngàn xưa đã rút ra những kinh nghiệm và đúc kết thành nhiều bài học cho hậu thế. “Ở sao.... người chê” là câu nói luôn đúng với mọi thời đại, vì không ai có thể làm vừa lòng hết mọi người và cũng không thể đòi hỏi mọi người phải giống mình. Do đó chỉ có ánh sáng từ bi trí tuệ và liều thuốc bát chánh đạo mới làm sáng tỏ được, khi làm việc gì thì luôn luôn có chánh kiến rồi tư duy, việc làm không thể tránh khỏi lời khen chê nhưng phải suy nghĩ việc làm đó có làm lợi ích cho tha nhân hay không và cũng phải có chất xúc tác của lý trung đạo thì mới dung hòa được tất cả và giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa. Do vậy câu nói đúc kết của ông cha ta luôn đúng với mọi thời gian và hoàn cảnh.

Huệ Từ