Ấn Độ: Trùng tu ngôi chùa mang dấu ấn ngài Huyền Trang
GN - Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Kolkata (Ấn Độ), ông Ma Zhanwu, vừa khẳng định sẽ trùng tu tu viện 50 năm tuổi Huyền Trang thành ngôi chùa Trung Quốc “hiện đại nhất” trên đất Phật.
Tu viện Huyền Trang hiện tọa lạc tại vùng ven phía Nam thành phố Kolkata, được xây dựng để ghi nhận công đức vị pháp sư cùng tên nổi tiếng ở thế kỷ thứ VII, một học giả, nhà du hành, dịch giả, thực hiện hành trình từ Trung Quốc sang Ấn Độ.
Hơn 50 năm trước, cộng đồng người Trung Quốc tại Ấn Độ đã chung tay kiến tạo nên tu viện này.
Những người Trung Quốc di dân đã đến thành phố Kolkata vào thế kỷ XVIII và làm việc tại cảng Calcutta. Họ đã đóng góp phát triển xã hội và kinh tế của thành phố thông qua hoạt động sản xuất và buôn bán các sản phẩm về ngành da, kinh doanh nhà hàng và các cửa tiệm chăm sóc sắc đẹp. Di dân người Trung Quốc tập trung lại thành phố người Hoa, tọa lạc ngay trung tâm Kolkata.
Zhanwu, một người gốc Hoa tham dự lễ đặt đá công trình mới trong khuôn viên tu viện cũ chia sẻ với các cơ quan truyền thông rằng, sau khi xây xong, đây sẽ là ngôi chùa thực sự “kiên cố và mang dáng dấp hiện đại” nhưng vẫn lưu giữ kiểu dáng và phong cách đặc trưng của một ngôi chùa Trung Quốc.
Mô tả về lễ đặt đá, một sự kiện thể hiện “khởi đầu tốt đẹp trên phương diện trao đổi văn hóa của hai quốc gia”, viên chức ngoại giao Trung Quốc tại Kolkata cho biết nơi đây sẽ là một điểm đến quan trọng ở phương Đông và là điểm du lịch cho du khách trong và ngoài nước.
Ông Ma Zhanwu cũng cho biết, sau khi được tu bổ với những thiết bị và tiện nghi hiện đại, ngôi chùa sẽ là một bước tiến quan trọng, làm sâu sắc thêm việc trao đổi tình hữu nghị và hợp tác của nhân dân hai quốc gia rộng lớn này, tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và thúc đẩy sự phát triển liên tục trong việc thắt chặt quan hệ song phương.
“Chúng tôi mong muốn tu viện sẽ được biết đến một cách rộng rãi trong lòng người người dân Ấn Độ và thế giới”, ông Tổng Lãnh sự cho biết. Dịp này, ông và Lãnh sự quán khẳng định sẽ đồng hành cùng với các lãnh đạo của tu viện trong suốt quá trình đại trùng tu tu viện.
Ngài Huyền Trang đã đến Ấn Độ hơn 1.400 năm trước bằng Con đường tơ lụa và đã thỉnh một số lượng lớn kinh, sách Phật giáo về lục địa Trung Quốc. Điều này đã giúp sức và đóng góp rất lớn cho việc phát triển và lưu truyền Chánh pháp tại Trung Quốc cũng như ra thế giới.
“Câu chuyện và hành trình của ngài Huyền Trang là một ví dụ tiêu biểu, điển hình cho việc trao đổi tình hữu nghị giữa hai quốc gia và là một ví dụ nêu cao tinh thần Con đường tơ lụa đặc trưng, góp sức quan hệ hợp tác hòa bình, bình đẳng, hiểu biết lẫn nhau”, ông Ma Zhanwu cho biết.
Trước các câu hỏi liên quan đến tranh chấp biên giới giữa hai quốc gia trong thời gian vừa qua, ông Ma Zhanwu trình bày một cách ngắn gọn: “Đây là vấn đề thuộc về biên giới giữa nhiều quốc gia, không chỉ Ấn Độ và Trung Quốc”.
Buổi lễ đặt đá chính thức đại trùng tu chùa Huyền Trang được bắt đầu bằng nghi thức tâm linh Phật giáo trang nghiêm và thành kính. Nghi thức này được dẫn dắt bởi HT. Guangquan, trụ trì cùng chư Tăng chùa Lingyin, đến từ Hàng Châu, Trung Quốc.
Chư tôn đức trong pháp phục cà-sa vàng và áo tràng nâu đã thành tâm tán tụng, thực hiện nghi thức chú nguyện nhiễu Phật và sái tịnh cho tấm biển tượng trưng lễ khởi công. Tấm biển này được đặt tại vị trí chính thức tiến hành khởi công. Ngay sau khóa lễ, toàn thể chư Tăng và đại biểu đã thực hiện thời kinh cầu nguyện ngắn tại không gian tu viện cũ.
Tu viện Huyền Trang hiện tọa lạc tại vùng ven phía Nam thành phố Kolkata, được xây dựng để ghi nhận công đức vị pháp sư cùng tên nổi tiếng ở thế kỷ thứ VII, một học giả, nhà du hành, dịch giả, thực hiện hành trình từ Trung Quốc sang Ấn Độ.
Hơn 50 năm trước, cộng đồng người Trung Quốc tại Ấn Độ đã chung tay kiến tạo nên tu viện này.
Những người Trung Quốc di dân đã đến thành phố Kolkata vào thế kỷ XVIII và làm việc tại cảng Calcutta. Họ đã đóng góp phát triển xã hội và kinh tế của thành phố thông qua hoạt động sản xuất và buôn bán các sản phẩm về ngành da, kinh doanh nhà hàng và các cửa tiệm chăm sóc sắc đẹp. Di dân người Trung Quốc tập trung lại thành phố người Hoa, tọa lạc ngay trung tâm Kolkata.
Zhanwu, một người gốc Hoa tham dự lễ đặt đá công trình mới trong khuôn viên tu viện cũ chia sẻ với các cơ quan truyền thông rằng, sau khi xây xong, đây sẽ là ngôi chùa thực sự “kiên cố và mang dáng dấp hiện đại” nhưng vẫn lưu giữ kiểu dáng và phong cách đặc trưng của một ngôi chùa Trung Quốc.
Mô tả về lễ đặt đá, một sự kiện thể hiện “khởi đầu tốt đẹp trên phương diện trao đổi văn hóa của hai quốc gia”, viên chức ngoại giao Trung Quốc tại Kolkata cho biết nơi đây sẽ là một điểm đến quan trọng ở phương Đông và là điểm du lịch cho du khách trong và ngoài nước.
Ông Ma Zhanwu cũng cho biết, sau khi được tu bổ với những thiết bị và tiện nghi hiện đại, ngôi chùa sẽ là một bước tiến quan trọng, làm sâu sắc thêm việc trao đổi tình hữu nghị và hợp tác của nhân dân hai quốc gia rộng lớn này, tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và thúc đẩy sự phát triển liên tục trong việc thắt chặt quan hệ song phương.
“Chúng tôi mong muốn tu viện sẽ được biết đến một cách rộng rãi trong lòng người người dân Ấn Độ và thế giới”, ông Tổng Lãnh sự cho biết. Dịp này, ông và Lãnh sự quán khẳng định sẽ đồng hành cùng với các lãnh đạo của tu viện trong suốt quá trình đại trùng tu tu viện.
Ngài Huyền Trang đã đến Ấn Độ hơn 1.400 năm trước bằng Con đường tơ lụa và đã thỉnh một số lượng lớn kinh, sách Phật giáo về lục địa Trung Quốc. Điều này đã giúp sức và đóng góp rất lớn cho việc phát triển và lưu truyền Chánh pháp tại Trung Quốc cũng như ra thế giới.
“Câu chuyện và hành trình của ngài Huyền Trang là một ví dụ tiêu biểu, điển hình cho việc trao đổi tình hữu nghị giữa hai quốc gia và là một ví dụ nêu cao tinh thần Con đường tơ lụa đặc trưng, góp sức quan hệ hợp tác hòa bình, bình đẳng, hiểu biết lẫn nhau”, ông Ma Zhanwu cho biết.
Trước các câu hỏi liên quan đến tranh chấp biên giới giữa hai quốc gia trong thời gian vừa qua, ông Ma Zhanwu trình bày một cách ngắn gọn: “Đây là vấn đề thuộc về biên giới giữa nhiều quốc gia, không chỉ Ấn Độ và Trung Quốc”.
Buổi lễ đặt đá chính thức đại trùng tu chùa Huyền Trang được bắt đầu bằng nghi thức tâm linh Phật giáo trang nghiêm và thành kính. Nghi thức này được dẫn dắt bởi HT. Guangquan, trụ trì cùng chư Tăng chùa Lingyin, đến từ Hàng Châu, Trung Quốc.
Chư tôn đức trong pháp phục cà-sa vàng và áo tràng nâu đã thành tâm tán tụng, thực hiện nghi thức chú nguyện nhiễu Phật và sái tịnh cho tấm biển tượng trưng lễ khởi công. Tấm biển này được đặt tại vị trí chính thức tiến hành khởi công. Ngay sau khóa lễ, toàn thể chư Tăng và đại biểu đã thực hiện thời kinh cầu nguyện ngắn tại không gian tu viện cũ.
Bảo Thiên - Nguyệt Bảo An (theo TS)