Ban văn hóa Trung ương Khảo sát thực địa tại Huế Đề án Di sản và Kiến trúc
Thực hiện Quyết định số 271/2015/QĐ.HĐTS ngày 14/07/2015 của Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPG VN phê duyệt triển khai thực hiện 04 đề án của Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ (2012 - 2017), trong đó có Đề án Kiến trúc Phật giáo Việt Nam và Công văn số 10/2021/BVHTƯ ngày 24/3/2021 của Ban VHTW GHPGVN về tổ chức chương trình khảo sát, tọa đàm Kiến trúc Phật giáo Việt Nam tại một số tỉnh, thành, hệ phái ở Miền Trung, Tây Nguyên
Sáng 22/4/2021, Đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng với đại diện Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Bảo tồn Di tích, Bảo tàng Lịch sử quốc gia do Thượng Tọa Thích Thọ Lạc – Trưởng ban VHTW làm Trưởng đoàn đã có ngày làm việc đầu tiên tại Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác có Hòa thượng Thích Hải Ấn-Phó Trưởng Ban Thường Trực Ban VHTW GHPGVN và đại diện Ban Trị sự tỉnh Thừa Thiên Huế cùng một số Trụ trì các chùa tại Huế.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng hơn 300 ngôi chùa, trong đó một số ngôi chùa tiêu biểu cho các phong cách kiến trúc cổ và hiện đại đã được Ban Trị sự GHPGVN tại Huế giới thiệu và trao đổi trong chương trình khảo sát bao gồm: Chùa Từ Đàm, chùa Hiếu Quang, chùa Huyền Không, chùa Thiên Mụ, Chùa Tịnh Đường, Chùa Thiên Lâm, Chùa Quang Minh...
Thông qua chương trình làm việc, đại diện Ban Trị sự GHPGVN tại Huế đã trao đổi một số thông tin về lịch sử xây dựng, đặc trưng kiến trúc, hệ thống tượng thờ, các biểu tượng Phật giáo cũng như những khó khăn, bất cập về kiến trúc phật giáo Việt Nam hiện nay tại Huế. Trên cơ sở đó, đoàn công tác cũng đã trao đổi và đề xuất những hướng đi mới để tìm ra những “đặc trưng thống nhất trong đa dạng” cho các ngôi chùa Việt trong bối cảnh hiện nnay
Kết quả chương trình khảo sát đầu tiên tại Huế đã bước đầu gợi mở những đặc trưng kiến trúc (bố cục, không gian, cảnh quan, hệ thống tượng thờ) của các ngôi chùa của các hệ phái tại Huế, đồng thời cũng cho thấy tính đa dạng trong kiến trúc của các hệ phái, vùng miền... Đây cũng là vấn đề mà chương trình khảo sát, tọa đàm lần này hướng tới.
Hành trình khảo sát, tọa đàm và kiến trúc Phật giáo VN tại miền Trung, Tây Nguyên sẽ kéo dài trong 11 ngày, từ 22/4-2/5/2021. Với những hướng tiếp cận mới cùng với sự hỗ trợ của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành về kiến trúc, hy vọng chương trình khảo sát sẽ gặt hái được nhiều thành công tốt đẹp.
Một số hình ảnh khác của chuyến đi :
Văn hóa Phật giáo Việt nam
Sáng 22/4/2021, Đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng với đại diện Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Bảo tồn Di tích, Bảo tàng Lịch sử quốc gia do Thượng Tọa Thích Thọ Lạc – Trưởng ban VHTW làm Trưởng đoàn đã có ngày làm việc đầu tiên tại Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác có Hòa thượng Thích Hải Ấn-Phó Trưởng Ban Thường Trực Ban VHTW GHPGVN và đại diện Ban Trị sự tỉnh Thừa Thiên Huế cùng một số Trụ trì các chùa tại Huế.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng hơn 300 ngôi chùa, trong đó một số ngôi chùa tiêu biểu cho các phong cách kiến trúc cổ và hiện đại đã được Ban Trị sự GHPGVN tại Huế giới thiệu và trao đổi trong chương trình khảo sát bao gồm: Chùa Từ Đàm, chùa Hiếu Quang, chùa Huyền Không, chùa Thiên Mụ, Chùa Tịnh Đường, Chùa Thiên Lâm, Chùa Quang Minh...
Thông qua chương trình làm việc, đại diện Ban Trị sự GHPGVN tại Huế đã trao đổi một số thông tin về lịch sử xây dựng, đặc trưng kiến trúc, hệ thống tượng thờ, các biểu tượng Phật giáo cũng như những khó khăn, bất cập về kiến trúc phật giáo Việt Nam hiện nay tại Huế. Trên cơ sở đó, đoàn công tác cũng đã trao đổi và đề xuất những hướng đi mới để tìm ra những “đặc trưng thống nhất trong đa dạng” cho các ngôi chùa Việt trong bối cảnh hiện nnay
Kết quả chương trình khảo sát đầu tiên tại Huế đã bước đầu gợi mở những đặc trưng kiến trúc (bố cục, không gian, cảnh quan, hệ thống tượng thờ) của các ngôi chùa của các hệ phái tại Huế, đồng thời cũng cho thấy tính đa dạng trong kiến trúc của các hệ phái, vùng miền... Đây cũng là vấn đề mà chương trình khảo sát, tọa đàm lần này hướng tới.
Hành trình khảo sát, tọa đàm và kiến trúc Phật giáo VN tại miền Trung, Tây Nguyên sẽ kéo dài trong 11 ngày, từ 22/4-2/5/2021. Với những hướng tiếp cận mới cùng với sự hỗ trợ của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành về kiến trúc, hy vọng chương trình khảo sát sẽ gặt hái được nhiều thành công tốt đẹp.
Một số hình ảnh khác của chuyến đi :
Văn hóa Phật giáo Việt nam