Cộng đồng Phật tử Trung Quốc mừng lễ hội Laba
Phật tử người Trung Quốc trên khắp thế giới đã vân tập về các ngôi chùa địa phương vào thứ Tư tuần qua để kính mừng lễ hội Laba và thưởng thức món cháo đặc biệt. Lễ hội Laba rơi vào ngày mùng 8-12 ÂL (24-1 Tây lịch năm nay). Theo truyền thống của Phật giáo Đại thừa, đây chính là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo.
Laba là một thuật ngữ tiếng Trung Quốc, trong đó “La” hàm chỉ tháng 12 âm lịch hàng năm và “ba” muốn nói đến số 8. Vào ngày này, người Trung Quốc đến chùa cầu nguyện cho những người đã khuất, ước vọng cho một vụ mùa mới được tốt tươi, sức khỏe, tài lộc và đây cũng là ngày lễ quan trọng trong sinh hoạt Phật giáo.
Tên đầy đủ của lễ hội là Laba Zhu, chữ “zhu” được phát âm tương tự chữ “zhou”, có nghĩa là cháo trắng. Nhưng cụm từ này không nêu lên lý do tại sao lại có nghi thức ăn cháo của lễ hội mừng Đức Phật thành đạo của người Trung Quốc.
Câu chuyện này bắt nguồn từ việc trước khi đi vào đại định và thành Phật, Thái tử Tất Đạt Đa, lúc đó sức khỏe đã suy kiệt đến nỗi đôi chân không đủ vững để bước đi, Ngài đã được cúng dường bát cháo sữa từ một cô gái chăn cừu. Nhờ phẩm vật ấy mà Ngài lấy lại sức khỏe, thay đổi phương pháp tu hành để đi đến chứng đạo. Về sau, khi Phật giáo được truyền từ Ấn Độ sang Trung Quốc, vật phẩm cháo sữa đã được thay bằng cháo trắng - thức ăn phổ biến lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, cháo được nấu và sử dụng trong lễ thành đạo được gọi là cháo “bát trân”, được chế biến từ 8 nguyên liệu chay, bắt buộc phải có gạo, đậu, rau củ và hạt. Một số nơi còn bổ sung vào hạt sen, nấm, cà-rốt, đậu phộng, khoai lang…
Tại Trung Quốc, lễ hội Laba được tổ chức ở hầu hết các chùa. Các cơ sở tự viện chuẩn bị sẵn cháo và Phật tử cũng như khách viếng chùa chỉ cần đến lễ Phật, sau đó tự chọn những tô cháo Laba và dùng như một nghi thức của lễ hội. Nhiều chùa còn tổ chức phân phát cháo Laba đến các công trường xây dựng, bệnh viện, cơ sở y tế, cơ sở bảo trợ xã hội.
Ngày lễ Laba cũng được xem như là một phần của việc chuẩn bị đón Tết âm lịch của người Trung Quốc sẽ diễn ra sau đó vài tuần. Do vậy, với nhiều người, lễ hội Laba còn là một sự nhắc nhở cho việc chuẩn bị đón Tết âm lịch, đoàn viên với người thân, gia đình.
Riêng cộng đồng người Trung Quốc tại Úc, hòa vào không khí kính mừng Đức Phật thành đạo, hàng ngàn người đã vân tập về chùa Nan Tien tại Wollongong - ngôi chùa lớn nhất của người Trung Quốc ở xứ sở chuột túi. Dịp này, nhà chùa đã chuẩn bị hơn 1.000 tô cháo để phục vụ miễn phí đến Phật tử viếng chùa.
Laba là một thuật ngữ tiếng Trung Quốc, trong đó “La” hàm chỉ tháng 12 âm lịch hàng năm và “ba” muốn nói đến số 8. Vào ngày này, người Trung Quốc đến chùa cầu nguyện cho những người đã khuất, ước vọng cho một vụ mùa mới được tốt tươi, sức khỏe, tài lộc và đây cũng là ngày lễ quan trọng trong sinh hoạt Phật giáo.
Tên đầy đủ của lễ hội là Laba Zhu, chữ “zhu” được phát âm tương tự chữ “zhou”, có nghĩa là cháo trắng. Nhưng cụm từ này không nêu lên lý do tại sao lại có nghi thức ăn cháo của lễ hội mừng Đức Phật thành đạo của người Trung Quốc.
Câu chuyện này bắt nguồn từ việc trước khi đi vào đại định và thành Phật, Thái tử Tất Đạt Đa, lúc đó sức khỏe đã suy kiệt đến nỗi đôi chân không đủ vững để bước đi, Ngài đã được cúng dường bát cháo sữa từ một cô gái chăn cừu. Nhờ phẩm vật ấy mà Ngài lấy lại sức khỏe, thay đổi phương pháp tu hành để đi đến chứng đạo. Về sau, khi Phật giáo được truyền từ Ấn Độ sang Trung Quốc, vật phẩm cháo sữa đã được thay bằng cháo trắng - thức ăn phổ biến lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, cháo được nấu và sử dụng trong lễ thành đạo được gọi là cháo “bát trân”, được chế biến từ 8 nguyên liệu chay, bắt buộc phải có gạo, đậu, rau củ và hạt. Một số nơi còn bổ sung vào hạt sen, nấm, cà-rốt, đậu phộng, khoai lang…
Tại Trung Quốc, lễ hội Laba được tổ chức ở hầu hết các chùa. Các cơ sở tự viện chuẩn bị sẵn cháo và Phật tử cũng như khách viếng chùa chỉ cần đến lễ Phật, sau đó tự chọn những tô cháo Laba và dùng như một nghi thức của lễ hội. Nhiều chùa còn tổ chức phân phát cháo Laba đến các công trường xây dựng, bệnh viện, cơ sở y tế, cơ sở bảo trợ xã hội.
Ngày lễ Laba cũng được xem như là một phần của việc chuẩn bị đón Tết âm lịch của người Trung Quốc sẽ diễn ra sau đó vài tuần. Do vậy, với nhiều người, lễ hội Laba còn là một sự nhắc nhở cho việc chuẩn bị đón Tết âm lịch, đoàn viên với người thân, gia đình.
Riêng cộng đồng người Trung Quốc tại Úc, hòa vào không khí kính mừng Đức Phật thành đạo, hàng ngàn người đã vân tập về chùa Nan Tien tại Wollongong - ngôi chùa lớn nhất của người Trung Quốc ở xứ sở chuột túi. Dịp này, nhà chùa đã chuẩn bị hơn 1.000 tô cháo để phục vụ miễn phí đến Phật tử viếng chùa.