Đẩy mạnh kết nối sinh viên Phật giáo quốc tế
GN - Ivy Lu, cô sinh viên chuyên ngành Truyền thông đại chúng và Nghệ thuật truyền thông thuộc Trường Đại học Southern Illinois (Mỹ) cùng những người bạn vừa thành lập một tổ chức đặc thù dành cho sinh viên Phật giáo quốc tế.
Tổ chức có tên gọi “Những người Phật tử hành động vì hòa bình thế giới” (BWP). “Trong bối cảnh hiện tại, sự hòa bình và an lạc trên thế giới vô cùng quan trọng”, Lu chia sẻ. “Với những người Phật tử trẻ, nếu có cơ hội làm việc cùng nhau đầy trách nhiệm, tôi tin có thể làm thay đổi thế giới theo chiều hướng tích cực hơn”.
BWP là nơi mà các thế hệ sinh viên có thể ngồi lại cùng nhau, thảo luận về các thách thức, khó khăn trong đời sống và các biến động của thế giới để tìm kiếm phương thức vượt qua chúng bằng việc áp dụng triết lý và tư tưởng Phật giáo.
Theo Lu, tổ chức này tạo dựng cơ hội để tất cả sinh viên có thể tiếp cận và tìm hiểu Phật giáo một cách chính thống. Trên cơ sở của mục tiêu đó, BWP khuyến khích sự tham gia của tất cả đối tượng sinh viên, không phân biệt thành phần xuất thân, màu da, quốc tịch.
Đặc biệt, theo Phó Chủ tịch BWP Siubhan Stormont, tổ chức này không yêu cầu hoặc đưa ra tiêu chuẩn về việc cần phải am hiểu Phật giáo mới có thể trở thành thành viên.
“Đây không phải là tổ chức mang tính chất nghiên cứu hàn lâm về các lời dạy của Đức Phật. Ngược lại, BWP mang thiên hướng Phật giáo trên cơ sở áp dụng các tư tưởng của tông phái Phật giáo Nichiren từ Nhật Bản”, Stormont cho hay.
Theo Lu, tư tưởng tiêu biểu nhất của tông phái Phật giáo Nichiren chính là các lời dạy hướng con người đến niềm tin, hy vọng và yêu thương.
“Đó thực sự là một triết lý hoàn hảo, qua đó khẳng định con người cần dựa vào chính mình vì họ đang chất chứa trong mình một sức mạnh vô hạn để có thể vượt qua mọi trở ngại và phá vỡ bất cứ khó khăn nào mà cuộc sống mang đến”, Lu khẳng định. “Vì tư tưởng này nên ai cũng có thể tham gia. Và mối quan tâm đầu tiên của chúng tôi chính là tập trung vào việc khám phá cũng như đạt được hạnh phúc nội tại thông qua việc xây dựng đời sống giản đơn về tâm thức”.
Theo Lu, BWP đang lên phác thảo áp dụng các tư tưởng và hướng dẫn về Phật giáo của Daisaku Ikeda nhằm kiến tạo sự an lạc, các giá trị văn hóa và phương pháp giáo dục trong thời gian tới.
Ikeda là một triết gia nổi tiếng cũng là một Phật tử thuần thành, sứ giả của nền hòa bình nhân loại, nhà giáo dục và là tác giả của nhiều đầu sách nổi tiếng chú trọng vào các khái niệm “hạnh phúc” và “hòa bình thế giới”. Ông hiện tại là chủ tịch của tổ chức Soka Gakkai quốc tế, một mạng lưới Phật giáo toàn cầu mang tư tưởng xiển dương Phật giáo thông qua việc chuyển hóa tự thân trong mỗi con người.
Để ghi nhận những đóng góp của Daisaku Ikeda với tiến trình xây dựng cuộc sống hòa bình và hạnh phúc của nhân loại, vào năm 2006, Đại học Southern Illinois đã trân trọng trao tặng ông bằng tiến sĩ nhân văn danh dự.
Lu chia sẻ, việc ghi nhận trao bằng danh dự đến Ikeda giúp cho các tư tưởng của ông được biết đến nhiều hơn và có ảnh hưởng trong việc thúc đẩy mọi người cùng ngồi lại với nhau để xây dựng tình thân và tô bồi thêm những nhân duyên với Phật giáo hay còn gọi là “Phật tính”.
“Phật tính chính là những giá trị về thực tập và chuyển hóa vốn sẵn có trong mỗi người. Phật tính được ví như những đặc trưng tự nhiên trong con người được xây đắp bởi tinh thần dũng mãnh vô hạn, sự hiểu biết và lòng từ bi”, Lu giải thích.
Theo thông cáo từ BWP, một trong những hoạt động trọng tâm của tổ chức này trong năm 2018 chính là tham gia cùng Soka Gakkai quốc tế tại Mỹ tổ chức Lễ hội Hòa bình thanh niên quốc tế vào tháng 9 tới.
Lễ hội sẽ cùng lúc diễn ra tại 9 thành phố của Mỹ, gồm: Chicago, San Francisco, New York, Miami, Honolulu, Atlanta, Los Angeles, Dallas và Phoenix.
Đại diện BWP thông tin lễ hội cũng là dịp để truyền tải các thông điệp của “Những người Phật tử hành động vì hòa bình thế giới” cũng như của tông phái Phật giáo Nichiren và qua đó xiển dương nền hòa bình, giúp mọi người trở thành những nhân tố tích cực trong xã hội.
Tổ chức có tên gọi “Những người Phật tử hành động vì hòa bình thế giới” (BWP). “Trong bối cảnh hiện tại, sự hòa bình và an lạc trên thế giới vô cùng quan trọng”, Lu chia sẻ. “Với những người Phật tử trẻ, nếu có cơ hội làm việc cùng nhau đầy trách nhiệm, tôi tin có thể làm thay đổi thế giới theo chiều hướng tích cực hơn”.
BWP là nơi mà các thế hệ sinh viên có thể ngồi lại cùng nhau, thảo luận về các thách thức, khó khăn trong đời sống và các biến động của thế giới để tìm kiếm phương thức vượt qua chúng bằng việc áp dụng triết lý và tư tưởng Phật giáo.
Theo Lu, tổ chức này tạo dựng cơ hội để tất cả sinh viên có thể tiếp cận và tìm hiểu Phật giáo một cách chính thống. Trên cơ sở của mục tiêu đó, BWP khuyến khích sự tham gia của tất cả đối tượng sinh viên, không phân biệt thành phần xuất thân, màu da, quốc tịch.
Đặc biệt, theo Phó Chủ tịch BWP Siubhan Stormont, tổ chức này không yêu cầu hoặc đưa ra tiêu chuẩn về việc cần phải am hiểu Phật giáo mới có thể trở thành thành viên.
“Đây không phải là tổ chức mang tính chất nghiên cứu hàn lâm về các lời dạy của Đức Phật. Ngược lại, BWP mang thiên hướng Phật giáo trên cơ sở áp dụng các tư tưởng của tông phái Phật giáo Nichiren từ Nhật Bản”, Stormont cho hay.
Theo Lu, tư tưởng tiêu biểu nhất của tông phái Phật giáo Nichiren chính là các lời dạy hướng con người đến niềm tin, hy vọng và yêu thương.
“Đó thực sự là một triết lý hoàn hảo, qua đó khẳng định con người cần dựa vào chính mình vì họ đang chất chứa trong mình một sức mạnh vô hạn để có thể vượt qua mọi trở ngại và phá vỡ bất cứ khó khăn nào mà cuộc sống mang đến”, Lu khẳng định. “Vì tư tưởng này nên ai cũng có thể tham gia. Và mối quan tâm đầu tiên của chúng tôi chính là tập trung vào việc khám phá cũng như đạt được hạnh phúc nội tại thông qua việc xây dựng đời sống giản đơn về tâm thức”.
Theo Lu, BWP đang lên phác thảo áp dụng các tư tưởng và hướng dẫn về Phật giáo của Daisaku Ikeda nhằm kiến tạo sự an lạc, các giá trị văn hóa và phương pháp giáo dục trong thời gian tới.
Ikeda là một triết gia nổi tiếng cũng là một Phật tử thuần thành, sứ giả của nền hòa bình nhân loại, nhà giáo dục và là tác giả của nhiều đầu sách nổi tiếng chú trọng vào các khái niệm “hạnh phúc” và “hòa bình thế giới”. Ông hiện tại là chủ tịch của tổ chức Soka Gakkai quốc tế, một mạng lưới Phật giáo toàn cầu mang tư tưởng xiển dương Phật giáo thông qua việc chuyển hóa tự thân trong mỗi con người.
Để ghi nhận những đóng góp của Daisaku Ikeda với tiến trình xây dựng cuộc sống hòa bình và hạnh phúc của nhân loại, vào năm 2006, Đại học Southern Illinois đã trân trọng trao tặng ông bằng tiến sĩ nhân văn danh dự.
Lu chia sẻ, việc ghi nhận trao bằng danh dự đến Ikeda giúp cho các tư tưởng của ông được biết đến nhiều hơn và có ảnh hưởng trong việc thúc đẩy mọi người cùng ngồi lại với nhau để xây dựng tình thân và tô bồi thêm những nhân duyên với Phật giáo hay còn gọi là “Phật tính”.
“Phật tính chính là những giá trị về thực tập và chuyển hóa vốn sẵn có trong mỗi người. Phật tính được ví như những đặc trưng tự nhiên trong con người được xây đắp bởi tinh thần dũng mãnh vô hạn, sự hiểu biết và lòng từ bi”, Lu giải thích.
Theo thông cáo từ BWP, một trong những hoạt động trọng tâm của tổ chức này trong năm 2018 chính là tham gia cùng Soka Gakkai quốc tế tại Mỹ tổ chức Lễ hội Hòa bình thanh niên quốc tế vào tháng 9 tới.
Lễ hội sẽ cùng lúc diễn ra tại 9 thành phố của Mỹ, gồm: Chicago, San Francisco, New York, Miami, Honolulu, Atlanta, Los Angeles, Dallas và Phoenix.
Đại diện BWP thông tin lễ hội cũng là dịp để truyền tải các thông điệp của “Những người Phật tử hành động vì hòa bình thế giới” cũng như của tông phái Phật giáo Nichiren và qua đó xiển dương nền hòa bình, giúp mọi người trở thành những nhân tố tích cực trong xã hội.
Bảo Thiên (theo DE)