Đến Canada học về hạnh phúc theo lời Phật dạy
GN - Giữa không gian yên lặng, mọi người ngồi thẳng hàng, sánh vai cùng nhau, Al Gandy thì thầm bằng giọng nói nhẹ nhàng: “Tập trung vào hơi thở! Thở vào, thở ra. Tập trung vào hơi thở”.
Gandy là một trong những người phụ giúp cho khóa học mang tên Hạnh Phúc (Happy Course), được hướng dẫn bởi chuyên gia tâm lý Michael Gaudet và chư Tăng đến từ Viện Nghiên cứu Phật học Đại Giác (Canada).
“Trong tất cả các phương pháp thiền tập của Phật giáo, mục tiêu quan trọng nhất là hơi thở của mỗi con người. Đây là một phần của sự sống và rất cần được bảo vệ, trân quý. Nhưng con người đã dành bao nhiêu thời gian trong ngày để chú ý đến hơi thở? Và thực sự đây chỉ là bước đầu của sự thực tập nhưng nó có mối quan hệ mật thiết với sự ổn định tâm thức và đạt được chánh niệm”, Gandy chia sẻ.
Gaudet đang trong giai đoạn tham vấn và được sự hướng dẫn của chư Tăng nhiều năm nay. Một trong những hoạt động chủ yếu là tiếp cận lời dạy của Đức Phật để hiểu thêm về con đường chuyển hóa bản thân và giúp người khác cũng như thế.
“Khi chư Tăng thể hiện ý niệm mong muốn tạo lập một số chi nhánh để có thể phát huy và tạo điều kiện thuận lợi đưa Phật giáo đến với các cộng đồng cư dân ở nhiều nơi, ý niệm này được tôi và các cộng sự của mình triển khai thực hiện ngay tại trung tâm trị liệu do mình làm chủ. Tôi phát nguyện phụ với chư Tăng đảm nhiệm công tác hướng dẫn khóa học. Thường kỳ vẫn có chư Tăng thay phiên nhau đến với khóa học, trong đó có thầy Liu, cũng là một trong những vị thầy tế độ cho tôi”, Gandy chia sẻ thêm.
Khóa học thường kéo dài 6 tuần với nhiều nội dung đặc trưng theo hướng tiếp nhận các giá trị, năng lượng tích cực cũng như đề cao điều tốt đẹp trên 4 phương diện “quan sát, tạo phước, biết ơn, tử tế” (OMAK). Các thời thực tập tại khóa học bao gồm thiền định, quán từ bi, quán chiếu lời dạy của Đức Phật và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
“Hầu hết người tham gia khóa học này đều phải thực tâm quán chiếu. Nếu làm được điều này thay vì phải tìm kiếm điều gì đó để thêm vào cuộc sống hay cố gắng xác định điều gì đang mất đi, họ sẽ an lạc. Nhờ quán chiếu, hành giả sẽ tìm kiếm các phương thức tích cực để kết nối với những người khác và cũng là cách để thay đổi nhận thức về cuộc sống”, Gandy khẳng định.
Cũng theo Gandy, khi khóa học được tổ chức, nhiều thành viên trong trung tâm ông không tin rằng sẽ có nhiều người đăng ký, nhưng kết quả thật hoan hỷ khi trung tâm đã đón nhận sự tham gia nhiệt thành từ người dân đang sinh sống quanh vùng Summerside, nơi tọa lạc của trung tâm.
Nói về phương pháp học Phật trên 4 phương diện OMAK, Gandy cho rằng con người thường có khuynh hướng tìm kiếm lỗi của người khác thay vì ghi nhận và nhìn những điều tốt đẹp hiện hữu đang tồn tại.
“Xã hội có nhiều thay đổi và áp lực cuộc sống ngày một cao nên ứng xử với nhau một cách bao dung, tử tế là chất liệu vô cùng quan trọng giúp mỗi người vượt qua những bất an. Đây là yếu tố chủ đạo mang tính xuyên suốt trong tư tưởng đạo Phật”.
Trong khi đó, nhận xét về tinh thần tham học của các học viên, thầy Liu - vị Đại đức đến từ Viện Nghiên cứu Phật học Đại Giác - cho rằng họ rất chú tâm vào việc thực tập.
“Họ là những học viên tuyệt vời, luôn thể hiện sự cố gắng áp dụng những điều được giảng dạy vào cuộc sống”.
Thầy nói, mỗi buổi học là một sự ngạc nhiên: “Khả năng điều chỉnh tâm thức của con người vô cùng kỳ diệu. Bằng cách mở rộng tâm thức, con người sẽ hiểu biết thêm quá trình vận hành của nó. Nhờ vậy mà các học viên chọn được cách tìm kiếm những điều tốt đẹp trong cuộc sống thay vì giữ những sự tiêu cực”.
Kelley Wright, một học viên của lớp, đến với khóa học cùng con gái của mình, Savannah, nói: “Nhờ khóa học mà tôi đã biết thêm về Phật giáo. Tôi nghĩ Savannah cũng thế, vì cháu rất quan tâm những gì được truyền đạt. Đối với tôi, với những gì tiếp thu được về thiền định, về lòng từ bi, sẽ làm cho mình thực tập để có một cuộc sống tốt đẹp hơn”.
“Tôi tin chắc rằng nhận thức của mình đã có sự thay đổi khá nhiều sau khi tham gia các khóa học. Bản thân tôi như có thêm động lực, xác định được mục tiêu của cuộc sống nhờ vào thực tập thiền chánh niệm”, Savannah bổ sung thêm.
Gandy là một trong những người phụ giúp cho khóa học mang tên Hạnh Phúc (Happy Course), được hướng dẫn bởi chuyên gia tâm lý Michael Gaudet và chư Tăng đến từ Viện Nghiên cứu Phật học Đại Giác (Canada).
“Trong tất cả các phương pháp thiền tập của Phật giáo, mục tiêu quan trọng nhất là hơi thở của mỗi con người. Đây là một phần của sự sống và rất cần được bảo vệ, trân quý. Nhưng con người đã dành bao nhiêu thời gian trong ngày để chú ý đến hơi thở? Và thực sự đây chỉ là bước đầu của sự thực tập nhưng nó có mối quan hệ mật thiết với sự ổn định tâm thức và đạt được chánh niệm”, Gandy chia sẻ.
Gaudet đang trong giai đoạn tham vấn và được sự hướng dẫn của chư Tăng nhiều năm nay. Một trong những hoạt động chủ yếu là tiếp cận lời dạy của Đức Phật để hiểu thêm về con đường chuyển hóa bản thân và giúp người khác cũng như thế.
“Khi chư Tăng thể hiện ý niệm mong muốn tạo lập một số chi nhánh để có thể phát huy và tạo điều kiện thuận lợi đưa Phật giáo đến với các cộng đồng cư dân ở nhiều nơi, ý niệm này được tôi và các cộng sự của mình triển khai thực hiện ngay tại trung tâm trị liệu do mình làm chủ. Tôi phát nguyện phụ với chư Tăng đảm nhiệm công tác hướng dẫn khóa học. Thường kỳ vẫn có chư Tăng thay phiên nhau đến với khóa học, trong đó có thầy Liu, cũng là một trong những vị thầy tế độ cho tôi”, Gandy chia sẻ thêm.
Khóa học thường kéo dài 6 tuần với nhiều nội dung đặc trưng theo hướng tiếp nhận các giá trị, năng lượng tích cực cũng như đề cao điều tốt đẹp trên 4 phương diện “quan sát, tạo phước, biết ơn, tử tế” (OMAK). Các thời thực tập tại khóa học bao gồm thiền định, quán từ bi, quán chiếu lời dạy của Đức Phật và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
“Hầu hết người tham gia khóa học này đều phải thực tâm quán chiếu. Nếu làm được điều này thay vì phải tìm kiếm điều gì đó để thêm vào cuộc sống hay cố gắng xác định điều gì đang mất đi, họ sẽ an lạc. Nhờ quán chiếu, hành giả sẽ tìm kiếm các phương thức tích cực để kết nối với những người khác và cũng là cách để thay đổi nhận thức về cuộc sống”, Gandy khẳng định.
Cũng theo Gandy, khi khóa học được tổ chức, nhiều thành viên trong trung tâm ông không tin rằng sẽ có nhiều người đăng ký, nhưng kết quả thật hoan hỷ khi trung tâm đã đón nhận sự tham gia nhiệt thành từ người dân đang sinh sống quanh vùng Summerside, nơi tọa lạc của trung tâm.
Nói về phương pháp học Phật trên 4 phương diện OMAK, Gandy cho rằng con người thường có khuynh hướng tìm kiếm lỗi của người khác thay vì ghi nhận và nhìn những điều tốt đẹp hiện hữu đang tồn tại.
“Xã hội có nhiều thay đổi và áp lực cuộc sống ngày một cao nên ứng xử với nhau một cách bao dung, tử tế là chất liệu vô cùng quan trọng giúp mỗi người vượt qua những bất an. Đây là yếu tố chủ đạo mang tính xuyên suốt trong tư tưởng đạo Phật”.
Trong khi đó, nhận xét về tinh thần tham học của các học viên, thầy Liu - vị Đại đức đến từ Viện Nghiên cứu Phật học Đại Giác - cho rằng họ rất chú tâm vào việc thực tập.
“Họ là những học viên tuyệt vời, luôn thể hiện sự cố gắng áp dụng những điều được giảng dạy vào cuộc sống”.
Thầy nói, mỗi buổi học là một sự ngạc nhiên: “Khả năng điều chỉnh tâm thức của con người vô cùng kỳ diệu. Bằng cách mở rộng tâm thức, con người sẽ hiểu biết thêm quá trình vận hành của nó. Nhờ vậy mà các học viên chọn được cách tìm kiếm những điều tốt đẹp trong cuộc sống thay vì giữ những sự tiêu cực”.
Kelley Wright, một học viên của lớp, đến với khóa học cùng con gái của mình, Savannah, nói: “Nhờ khóa học mà tôi đã biết thêm về Phật giáo. Tôi nghĩ Savannah cũng thế, vì cháu rất quan tâm những gì được truyền đạt. Đối với tôi, với những gì tiếp thu được về thiền định, về lòng từ bi, sẽ làm cho mình thực tập để có một cuộc sống tốt đẹp hơn”.
“Tôi tin chắc rằng nhận thức của mình đã có sự thay đổi khá nhiều sau khi tham gia các khóa học. Bản thân tôi như có thêm động lực, xác định được mục tiêu của cuộc sống nhờ vào thực tập thiền chánh niệm”, Savannah bổ sung thêm.
Bảo Thiên - Nguyệt Bảo An (theo Lion’s Roar)