Lễ gắn biển tuyến đường mang tên Sư bà Phương Dung và đón nhận Bằng di tích lịch sử văn hoá Đình Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội
Thể theo Nghị quyết số 15-NQ/HĐND được HĐND TP Hà Nội ban hành ngày 2/7/2024; ngày 31/7/2024 UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 3967-QĐ/UBND về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường phố và công trình công cộng trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024. Theo đó, huyện Thanh Trì có thêm 2 tuyến đường mới, trong đó có tuyến đường Phương Dung.
Thể theo Công văn số 2388/SVHTT-QLDSVH ngày 07/6/2024 của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội gửi đến Ban Văn hoá Trung ương GHPGVN, về việc cho ý kiến đồng thuận dự kiến đặt tên danh nhân Phương Dung cho tuyến đường trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội năm 2024.
Sáng ngày 06/12/2024, Chùa Yên Phú (Văn phòng Thường trực Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN) đã kết hợp với UBND huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội tổ chức lễ gắn biển tuyến đường mang tên Sư bà Phương Dung và đón nhận Bằng di tích lịch sử văn hoá Đình Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội.
Tham dự buổi lễ có sự hiện diện của Ông Nguyễn Hồng Quân, Nguyên Uỷ viên trung ương đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ xây dựng, Chủ tịch Hội Giáo dục Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam; Ông Thang Văn Phúc, Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ nội vụ, Chủ tịch Hội kỷ lục gia Việt Nam; Bà Trần Thị Minh Nga, Phó trưởng ban tôn giáo Chính phủ; Ông Nguyễn Tài Tâm, Hàm vụ phó Vụ nội chính - Văn phòng Chính phủ; Đại tá Vũ Tiến Lợi, Trưởng phòng An ninh nội địa - Bộ công an; Nghệ nhân Ưu Tú Vũ Mạnh Hải, Uỷ viên Ban Văn hóa xã hội HĐND TP, Chủ Tich Hội nghệ nhân, thợ giỏi Tp Hà Nội; Bà Trần Vân Anh, Phó giám đốc Sở văn hoá thể thao và Du lịch Tp Hà Nội; Bà Phạm Bảo Khánh, Phó trưởng ban tôn giáo -Sở nội vụ Tp Hà Nội; Ông Nguyễn Mạnh Huy - Phó Đội trưởng đội Phật giáo, phòng an ninh nội địa - CATP Hà Nội cùng với quý lãnh đạo chính quyền huyện Thanhh Trì.
Về phía Chư Tôn đức Lãnh đạo GHPGVN hoan hỷ đón tiếp Trưởng lão HT. Thích Thanh Nhiễu, Uỷ viên thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN; HT. Thích Thanh Điện, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; TT. Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch, Tổng thư ký HĐTS GHPGVN; HT. Thích Thọ Lạc, UVTT HĐTS, Trưởng Ban văn hoá trung ương GHPGVN; TT. Thích Minh Hiền, UVTT HĐTS, Phó trưởng ban thường trực Ban văn hoá trung ương, Phó trưởng Ban trị sự GHPGVN Tp Hà Nội; NT. Thích Đàm Lan, UVTT HĐTS, Phó trưởng Ban thường trực Phân ban Ni giới Trung ương; NT. Thích Đàm Thành, UVTT HĐTS, Phó ban Ni giới trung ương, Trưởng ban Ni giới Phật giáo Hà Nội.
Đồng thời nhận được sự tham dự của các nhân sĩ trí thức: GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội sử học Việt Nam; PGS. TS Nguyễn Tiến Vinh, Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông - Đai học Quốc gia Hà Nội; GS Nguyễn Văn Kim, Thành viên Hội đồng Di sản Việt Nam; PGS. TS Nguyễn Hồng Dương, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo - Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; TS Tạ Quốc Khánh, Trưởng phỏng Di sản - Viẹn Bảo tôn di tích - Bộ văn hoá.
Về phía các doanh nhân và Nghệ sĩ còn có sự tham dự của Ông Dương Anh Tuấn, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji; Ông Lê Ngọc Hồng Nhật, Phó Tổng GĐ Ngân hàng Bắc Á; NSND Lệ Ngọc, GĐ nhà hát sân khấu Lệ Ngọc - Hà Nội; NSUT Trần Thanh Hiền, GĐ Ngà hát rối Thăng Long, Hà Nội; NSUT Cao Ngọc Ánh, Phó giám đốc nhà hát Tuổi trẻ Hà Nội.
Ngoài ra, Chư Tôn đức chứng minh và Thành viên Ban Văn hóa Trung ương; Chư Tôn đức chùa Yên Phú cùng quý Phật tử cũng đồng tham dự.
Tại buổi lễ, đại diện Phòng Nội vụ huyện Thanh Trì đã công bố quyết định của UBND TP Hà Nội về việc đặt tên đường mang tên Sư bà Phương Dung và quyết định công nhận xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá đình Yên Phú, xã Liên Ninh.
Theo đó, Sư bà Phương Dung sinh vào thời Đông Hán (đầu Công Nguyên) ở làng Lưu Hàm, huyện Thượng Hiền, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam Hạ - là vị Sư ni đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, có công lao lớn đối với đạo pháp và dân tộc. Đến năm 40 sau Công Nguyên, khi đang tu hành tại chùa Thanh Vân Cổ Tự (nay là chùa Yên Phú), Sư bà cùng hai người đệ tử là Trung Vũ, Đài Liệu và các tráng sĩ làng Yên Phú nghe theo tiếng gọi của Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh dẹp quân Tô Định, giành lại nền độc lập cho dân tộc.
Buổi lễ quyết định đặt tên đường Phương Dung, một lần nữa đã thể hiện sự tri ân, ghi nhận nhằm nêu cao công hạnh và công lao đóng góp của Sư bà Phương Dung với đạo pháp và dân tộc, cũng như trình bày những cơ sở, tiến trình đặt tên tuyến đường Phương Dung, đồng thời Công bố và trao quyết định của UBND Thành phố Hà Nội về việc xếp hạng di tích lịch sử Văn hoá cấp Thành phố của đình Yên Phú.
Thời gian qua, huyện Thanh Trì không ngừng quan tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật, từng bước chuyển biến theo hướng hiện đại, xanh, sạch, đẹp, khai thác nguồn lực di tích lịch sử văn hóa để phát triển du lịch, phát triển các loại hình công nghiệp văn hóa, góp phần vào việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, hướng tới xây dựng con người Thủ đô hoàn thiện theo hướng chân - thiện - mỹ, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại". Tuyến đường mang tên Sư bà Phương Dung, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội được xác định từ ngã 3 giao cắt điểm cuối đường Ngọc Hồi tại cầu Ngọc Hồi và Di tích chiến thắng Ngọc Hồi đến hết địa phận huyện Thanh Trì (cầu Quán Gánh) có chiều dài 2.750m, rộng 20m. Đây sẽ là tuyến đường góp phần quan trọng vào các hoạt động phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của khu vực; chuyên chở sự hội nhập để phát triển, góp phần tiếp nối xứng đáng công hạnh mà Sư bà đã tạo dựng và cống hiến.
Đối với đình Yên Phú thờ Sư bà Phương Dung và 2 đệ tử của bà là Trung Vũ và Đài Liệu, đình xưa kia còn gọi là nơi Quốc tế (cả nước tế lễ). Nơi đây từng có các vua triều Nguyễn về tế đôi lần, là nơi ghi dấu biết bao sự kiện thăng trầm của lịch sử và đời sống chính trị-xã hội, vừa là địa điểm sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng, gắn bó với bao thế hệ người dân. Đình hiện nay còn lưu giữ 23 đạo sắc từ triều Hậu Lê đến triều Nguyễn. Ngày 18/9/2024, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định Số 4866-QĐ/UBND về việc xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó có Di tích lịch sử văn hóa đìnhYên Phú xã Liên Ninh huyện Thanh Trì, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ về các danh nhân, các anh hùng, về các địa danh và các sự kiện lịch sử... của quê hương Thanh Trì, của đất nước.
Phát biểu tại lễ công bố, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Xuân Phong nhấn mạnh: “Những chiến công và sự đóng góp của Sư bà Phương Dung là niềm vinh dự, tự hào đánh dấu bước phát triển về mọi mặt của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo huyện Thanh Trì nói riêng. Để tên tuổi, sự nghiệp, hoạt động của Sư bà Phương Dung được sống mãi cùng đạo Phật và dân tộc, đồng thời cũng để làm tốt công tác giáo dục truyền thống văn hóa cách mạng của địa phương, UBND huyện Thanh Trì đã phối hợp với các Sở, ban, ngành TP, các đơn vị có liên quan hoàn thiện hồ sơ thủ tục lựa chọn tuyến đường đoạn từ ngã ba giao cắt điểm cuối đường Ngọc Hồi tại cầu Ngọc Hồi và di tích chiến thắng Ngọc Hồi đến hết địa phận huyện Thanh Trì (cầu Quán Gánh) - đây là tuyến đường mới mở để đề nghị TP đặt tên Sư bà Phương Dung.
Để những giá trị của di tích lịch sử, văn hóa được lan tỏa đến đông đảo người dân, Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Xuân Phong đề nghị Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND xã Liên Ninh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động về nguồn, giới thiệu nội dung giá trị lịch sử và giáo dục truyền thống cách mạng của di tích và ý nghĩa tên tuyến đường; tiếp tục duy trì, tôn tạo giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, làm cho di tích đình Yên Phú và tuyến đường Sư bà Phương Dung ngày càng đẹp hơn, khang trang hơn.
Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận:
Tịnh Minh
Ban Văn hoá Trung ương
Phân ban Truyền thông & Thông tin
Tịnh Minh
Ban Văn hoá Trung ương
Phân ban Truyền thông & Thông tin