Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN về các đề án văn hóa: Pháp phục; Ngôn ngữ; Nghệ thuật và biểu tượng văn hóa Phật giáo với Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Đồng Tháp và An Giang
Bình Dương - Nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành trong cả nước. Sáng ngày 08/12/2024, tại Trụ sở GHPGVN tỉnh Bình Dương đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Đồng Tháp và An Giang về các đề án văn hóa: Pháp phục; Ngôn ngữ; Nghệ thuật và biểu tượng văn hóa Phật giáo.
Quang lâm chứng minh và tham dự có Hòa thượng Thích Huệ Thông – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Pháp chế Trung ương, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương; Hòa thượng Thích Thọ Lạc – Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, chủ trì buổi lễ; cùng chư Tôn đức TT. Thích tọa Thích Giác Nghi – UVHĐTS, Phó Trưởng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN; TT. Thích Lệ Trí - UVHĐTS, Phó Trưởng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN.
Cùng chư Tôn đức Thường trực và văn phòng Ban Văn hóa Trung ương; TT. Thích Quảng Minh - Chánh Văn phòng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN; Đại Đức Thích Tuệ Minh – Chánh Văn phòng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN; Đại đức Thích Minh Hải – Phó Văn phòng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN. NS. Thích Nữ Minh Từ, SC. Liên Thảo, Cư Sĩ Lý Huệ Minh Thường trực Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN.
Về phía Ban trị sự GHPGVN các tỉnh :
Tỉnh Bình Dương có: Hòa thượng Thích Thiện Duyên – UV HĐTS, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương.
Tỉnh Bình Phước có: Thượng tọa Thích Tĩnh Cường – UV HĐTS, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Phước, Thượng tọa Pháp Quyền – UV HĐTS, Phó Trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký Ban trị sự GHPGVN tỉnh Bình Phước. cùng quý tôn đức trong đoàn.
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có: Thượng tọa Thích Nhuận Nghĩa - UV HĐTS, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Hòa thượng Thích Giác Thông – Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đặc trách hệ phái Khất sỹ; TT. Thích Nhuận Phước - Trưởng Ban nghi lễ GHPGVN tỉnh; TT.Thích Tâm Trụ - Trưởng BVH GHPGVN Tỉnh, cùng chư tôn đức trong đoàn: ĐĐ. Thích Nguyên Tuấn, ĐĐ. Thích Lệ Thông, ĐĐ. Thích Quảng Hà, SC. Thích Nữ Minh Hoa.
Tỉnh Đồng Nai có: Thượng tọa Thích Đạo Huy – Phó Trưởng Ban kiêm Chnh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, ĐĐ.Thích Tịnh Hạnh, UVTT Ban VHTƯ, Phó Văn phòng Bts tỉnh Đồng Nai.
Tỉnh Đồng Tháp có: Thượng tọa Thích Tĩnh Triệt – UV HĐTS, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp, Thượng tọa Thích Chơn Trí – Phó Trưởng Ban Trị sự, Trưởng Ban từ thiện Xã hội GHPGVN tỉnh Đồng Tháp.
Đại đức Thích Phước Huệ - Phó Chánh Văn phòng Ban Văn hóa Trung ương, Phó Trưởng Ban Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa GHPGVN tỉnh Đồng Tháp. Cùng chư tôn đức trong đoàn.
Tỉnh An Giang có: Thượng tọa Thích Bửu Ngọc – Phó Chánh Thư ký Ban Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa GHPGVN tỉnh An Giang, cùng chư tôn đức tháp tùng trong đoàn.
Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Thọ Lạc nói lời tri ân đến với GHPGVN các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Đồng Tháp và An Giang. Hòa Thượng giới thiệu khái quát sự thống nhất trong đa dạng về 4 đề án gồm: Ngôn ngữ, Pháp phục, Di sản và Kiến trúc Văn hóa Phật giáo Việt Nam do Ban Văn hóa Trung ương trong giai đoạn vừa qua và chương trình hoạt động trong giai đoạn tiếp theo. Vừa qua đã thực hiện rất nhiều chương trình đến các tỉnh thành, qua các miền Bắc, Trung, Nam. Rất mừng vì các tỉnh đã thực hiện cùng Ban Văn Hóa TƯ. Mong muốn làm sao để thực hiện tiếp nối kiến trúc trụ kinh vua A Dục. Tụng kinh theo bản kinh thống nhất, và cả thống nhất về mặc Pháp phục.
Vấn đề di sản quả thật rất khó trong việc thực hiện, bởi những cổ vật quý hiếm và ý thức chung. Rất hoan hỷ hôm nay được HT. Phó chủ tịch, trưởng ban pháp chế Trung Ương cho phép ký kết tại trụ sở Bình Dương nơi đây, đó là một điều vinh dự cho chúng con.
Vì thế: Để từng bước thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa Phật giáo cũng như các vấn đề liên quan đến Văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Ban Văn Hóa Trung Ương GHPHVN và Ban Trị sự GHPHVN – các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Đồng Tháp và An Giang Nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027. “Đưa kết quả của bốn đề án văn hóa Phật giáo vào thực tiễn xây dựng hệ giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam.”
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN được giao chủ trì phối hợp với các ban viện, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Giáo hội, lan tỏa phát huy kết quả đề án Ngôn ngữ và Pháp phục Phật giáo đã được GHPGVN phê duyệt, đến tất cả Tăng Ni Phật tử Việt Nam ở trong và ngoài nước nhằm đảm bảo tính thống nhất về pháp phục, tụng niệm chung bài Kinh trong các lễ cầu siêu, cầu an, Vu Lan, Phật đản....
Trụ Kinh chuyển Pháp Luân đã được phê duyệt, nhằm thống nhất đến tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Thông qua việc ký kết sẽ tăng cường sự hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển chung của văn hóa Phật giáo Việt Nam. Làm sao để có thể dùng biểu tượng trụ Kinh về các chùa nhằm đánh dấu chùa Việt Nam…
Cần lưu ý rằng; Bởi sự hội nhập nhiều mà chúng ta tiếp thu chưa có lựa chọn cụ thể. Tuy nhiên, rất cần rằng khi Phật giáo đến các nước phải cần có nét đặc trưng riêng của Phật giáo Việt Nam. Còn trong nước, chúng ta cần thiết kế tất cả hoành phi câu đối bằng tiếng Việt. Kinh cần ngắn gọn, súc tích trong các lễ phù hợp cho thời gian lễ chung.
Về mặc tổ chức còn liên hệ các vấn đề của các hệ phái để phù hợp một cách linh động, nhịp nhàn trong hòa hợp, có cái chung khi có dịp lễ chung, nhưng vẫn giữ những nét riêng các lĩnh vực của các hệ phái Phật giáo; Nam truyền, Bắc truyền, Khất sĩ. Vấn đề cần lưu giữ ở đây là văn hóa phi vật thể, sắp tới sẽ có buổi hội thảo thống nhất điều này. Còn có điêu khắc, hội họa, sân khấu điện ảnh…các ngành nghệ thuật.
Rất mong sự hợp tác với Ban Trị sự thực hiện lan tỏa bốn đề án một cách thành tựu viên mãn. Đồng thời khi đi ra những tổ chức chung của Phật giáo, thống nhất quy định về sắc phục của Tăng Ni, cư sĩ…màu vàng, lam, nâu một cách hợp lý.
Chính Hòa thượng Pháp chủ đã chỉ đạo làm sao thực hiện trụ đá Kinh Chuyển Pháp luân và nghiên cứu ra cuốn sách về các ngôi chùa cổ vào thời nào rõ ràng, phối hợp BTS các tỉnh thành cùng thực hiện phân chia rõ các thời kỳ, sự ảnh hưởng của các bậc danh Tăng qua các thời kỳ nào rõ ràng thống nhất. Ngài cũng đã rất hoan hỷ khi nhìn thấy Tăng Ni mặc y áo đồng màu, tụng Kinh đồng thanh, khiến tín tâm Phật tử cũng hoan hỷ hơn nhiều. Nên đức Pháp chủ rất tán thán cách làm của chúng ta.
Hòa thượng Trưởng Ban văn hóa TU tha thiết mong muốn quý Tôn đức các ban trị sự cùng BVH TU thực hiện tốt vấn đề này. Làm sao toàn quốc thực hiện tổ chức một cách tốt nhất. Như đã trao đổi trước đó Hòa Thượng Phó chủ tịch cũng đã nhấn mạnh với BVHTU cố gắng thực hiện tốt ở các tỉnh.
Hòa thượng Thích Thiện Duyên – UV HĐTS, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương phát biểu chào mừng: rất hoan hỷ và lấy làm hoan hỷ khi BVH TU chọn trụ sở BTSGHPGVN Tỉnh Bình Dương, rất mong buổi lễ diễn ra thành công tốt đẹp.
Đại diện BVHTU, TT. Thích Quảng Minh đọc nội dung ký kết của BVHTU với các tỉnh thành.
Thảo Luận:
Hòa thượng Thích Huệ Thông – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Pháp chế Trung ương, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương. Phát biểu, việc này quả thật rất khó, khi hợp tác một số tỉnh có lo lắng trách nhiệm…hôm nay nên giải trình để mọi người yên tâm, đây là sự nghiệp chung của giáo hội, mang chiến lược lâu dài, một quá trình khó khăn và lâu dài, không thể đơn phương một mình một ngựa mà làm được, mà cần sự chung sức chung lòng. Đây là cách sử dụng phương án cùng phấn đấu để làm, từ từ làm trong điều kiện thuận lợi và khả thi của từng tỉnh. Các tỉnh lưu ý như vậy nên mạnh dạn ký, nhưng có niềm tin chủ trương của giáo hội, đồng thuận, tạo điều kiện thuận lợi để cùng làm.
Hoà thượng Trưởng Ban Văn Hóa TƯ phát biểu; Ban văn hóa làm công việc này là theo sự chỉ đạo của BTS thống nhất, Kinh điển, kiểu mẫu, vải may theo quy định của Tăng Ni, Phật tử cho đồng màu, đồng kiểu. đại diện các miền đều có các Sư Cô chịu trách nhiệm.
TT. Thích Bửu Hòa Đại diện tỉnh Bình Phước cho rằng: thật ra, việc này quả thật rất cần thiết mà chúng ta từ trước giờ chưa tiến hành làm được. Ký kết cũng như yết ma lãnh đạo các tỉnh thành thông qua với các tỉnh chứ không ai ép buộc cả, quả thật điều này đáng rất vui mừng; Pháp phục, chúng ta luôn đồng hành cùng dân tộc, nên khi Phật giáo ra ngoài thế giới thì chúng ta không có tính chất bản quyền và pha trộn. nay đã có bản quyền thì quá tốt, sẽ không bị thật giả lẫn lộn.
Hoà thượng Trưởng Ban Văn Hóa TƯ phát biểu; Ban văn hóa làm công việc này là theo sự chỉ đạo của BTS thống nhất, Kinh điển, kiểu mẫu, vải may theo quy định của Tăng Ni, Phật tử cho đồng màu, đồng kiểu. đại diện các miền đều có các Sư Cô chịu trách nhiệm.
TT. Thích Bửu Hòa Đại diện tỉnh Bình Phước cho rằng: thật ra, việc này quả thật rất cần thiết mà chúng ta từ trước giờ chưa tiến hành làm được. Ký kết cũng như yết ma lãnh đạo các tỉnh thành thông qua với các tỉnh chứ không ai ép buộc cả, quả thật điều này đáng rất vui mừng; Pháp phục, chúng ta luôn đồng hành cùng dân tộc, nên khi Phật giáo ra ngoài thế giới thì chúng ta không có tính chất bản quyền và pha trộn. nay đã có bản quyền thì quá tốt, sẽ không bị thật giả lẫn lộn.
Phía Nam Tông mặc khi lễ chung nhưng khi về thì không mặc nữa vì cho rằng nóng, nên chúng ta nghiên cứu làm sao cho các Sư có thể sử dụng. May mặc thì cũng nên có nhà may riêng, vừa cũng có kinh tế, vừa có nhà may riêng sẽ rất dễ quản lý. Pháp phục ra ngoài cùng nhau trông rất trang nghiêm và cần thiết.
Tụng Kinh: làm sao để thống nhất ngôn ngữ kể cả nghi thức cho dễ sử dụng.
Kiến trúc: không biết quy chuẩn được bao nhiêu mẫu, hiện nay chúng ta nhìn thấy con rồng chẳng hạn, nhìn vào chúng ta biết được gốc mẫu đó từ thời nào vẫn rất hay. Về di sản thì chưa khái quát được, đó là những lời phát biểu chân thành đến hội nghị.
Hoà thượng Thích Thọ Lạc giải đáp vấn đề; chúng ta thực hiện bốn đề án cũng là giúp giáo hội quản lý Tăng Ni, nên hẳn nhiên là không may tràn lan được, mà cần phối hợp các tỉnh thành để cung cấp vải, và các tỉnh tự may sẽ phù hợp nhất vẫn tự quản lý Tăng Ni tỉnh mình. Còn Kinh thì đã thống nhất về ngôn ngữ hợp và chuẩn nhất của Việt Nam. Kiến trúc thì tinh thần thống nhất trong đa dạng, thì tôn trọng các cách thức kiểu mẫu của các hệ phái. Nhưng xuất phát từ những kiến trúc dân gian các vùng miền.
Hoà thượng Thích Thọ Lạc giải đáp vấn đề; chúng ta thực hiện bốn đề án cũng là giúp giáo hội quản lý Tăng Ni, nên hẳn nhiên là không may tràn lan được, mà cần phối hợp các tỉnh thành để cung cấp vải, và các tỉnh tự may sẽ phù hợp nhất vẫn tự quản lý Tăng Ni tỉnh mình. Còn Kinh thì đã thống nhất về ngôn ngữ hợp và chuẩn nhất của Việt Nam. Kiến trúc thì tinh thần thống nhất trong đa dạng, thì tôn trọng các cách thức kiểu mẫu của các hệ phái. Nhưng xuất phát từ những kiến trúc dân gian các vùng miền.
Trong phần thảo luận, đóng góp ý kiến, Ban văn hóa Trung ương đã tiếp thu nhiều ý kiến có giá trị thiết thực từ chư tôn đức thuộc Ban văn hóa Trung ương, đại diện Ban văn hóa các tỉnh thành chư tôn đức lãnh đạo BTSGHPGVN tỉnh ….
Sau 2 giờ 00 phút làm việc nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm, đoàn kết, hòa hợp, buổi hội nghị hợp tác giữa Ban Văn Hóa Trung Ương GHPHVN và Ban Trị sự GHPHVN – các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Đồng Tháp và An Giang nhất trí thông qua nội dung thỏa thuận bao gồm bốn điều khoản cụ thể hợp nhất.
Các Ban từng bước thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa Phật giáo cũng như các vấn đề liên quan đến Văn hóa Phật giáo Việt Nam. Cùng triển khai hợp tác trên các lĩnh vực lan tỏa phát huy kết quả Ngôn ngữ, Pháp phục, nghệ thuật và các biểu tượng văn hóa Phật giáo Việt Nam như; nghiên cứu, tọa đàm, hội nghị… thống nhất về các giá trị văn hóa Phật giáo thuộc các lĩnh vực đã đề ra.
Điều quan trọng là tất cả các hoạt động được thực hiện trong khuôn khổ Bản Ghi nhớ hợp tác này phải tuân thủ theo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, Luật Di sản văn hóa nước CHXHCNVN, Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ VII (2022-2027) và các quy định pháp luật khác có liên quan. Cùng nhau trao đổi kế hoạch về khâu tổ chức, kinh phí thực hiện theo từng nội dung hợp tác trong cụ thể của hợp đồng.
Trên tinh thần ký kết bản ghi nhớ nội dung hôm nay, sau buổi làm việc này sẽ có thời gian triển khai chi tiết cụ thể, cùng thực hiện thực tập, bồi dưỡng, tập huấn, rà soát phù hợp theo từng địa phương để nâng cao hiệu quả nội dung đã ký kết của các đề án đã đề ra.
*Hòa thượng Thích Huệ Thông – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Pháp chế Trung ương, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương: Ban đạo từ Ht khâm khen sự nhiệt huyết của HT. Thọ Lạc, rất tâm huyết, chịu khó, chịu nhọc đưa ra vấn đề thực hiện bốn đề án này; Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đa dạng phong phú, lệ thuộc một quá trình lịch sử của đất nước. Ngôn ngữ chúng ta cả một rừng phong phú, pháp phục cũng rất phong phú, kiến trúc điêu khắc hội họa tại Việt Nam cũng vô cùng tuyệt vời.
Chúng ta là thế hệ kế thừa, Trung Ương giáo hội giao phó chúng ta cùng làm, cùng có kế hoạch cho phù hợp, chuẩn và nhanh chóng, chúng ta không nên bảo thủ về ngôn ngữ vùng miền, chung quy chúng ta tụng, hiểu. Chúng ta lan tỏa từ từ, nó sẽ đến tự nhiên. Rất đồng tình, rất hoan hỷ với Ban Văn Hóa Trung Ương làm sao lan tỏa được cả đất nước Việt Nam một cách tuyệt vời nhất. Chúc lễ ký kết thành tựu viên mãn.
Kết thúc buổi lễ, Ban Văn hóa Trung ương cùng BTS GHPGVN các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Đồng Tháp và An Giang đã tiến hành thực hiện nghi thức ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện đề án Ngôn ngữ, Pháp phục, nghệ thuật và một số biểu tượng văn hóa Phật giáo trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Thượng tọa Thích Lệ Trí – UV HĐTS, Phó Trưởng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN; tuyên đọc lời cảm tạ đến hội nghị.
Một số hình ảnh trong buổi làm việc:
SC.Liên Thảo