Món Lẩu Chay Ngày Tết
Hà Nội ngày 22 Tết Bính Thân 2016. Hoa Tết, bánh chưng, cây cảnh tràn phố phường, ngõ xóm.
Trời mưa rét. Vậy mà anh chị em nhà báo chúng tôi vẫn về chùa Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì Hà Nội cùng Thượng tọa Thích Thọ Lạc và các vị Tăng, ni của Ban Văn Hóa- Giáo Hội Phật giáo Việt Nam bàn cách làm cho Website vanhoaphatgiaovietnam.vn trở nên đậm đà bản sắc riêng, cập nhật thông tin phong phú, bổ ích, kết nối, phục vụ đông đảo Phật tử yêu mến và tu theo Phật. Và đưa Văn hóa Phật giáo thấm vào nếp sống tinh thần Từ Bi, Hỷ Xả, An Lạc, Bình đẳng, Bác ái của cộng đồng.
Thượng tọa Thích Thọ Lạc kể cho chúng tôi về buổi tọa đàm giữa Chính Quyền, Các đoàn thể nhân dân, và các vị chức sắc trong đạo Thiên Chúa và Đạo Phật của Tỉnh Ninh Bình ngày giáp Tết Bính Thân 2016. Trong cuộc họp, thầy Thọ Lạc đã phát biểu về Tinh thần Từ Bi của Đạo Phật, Tình yêu thương của Đức chúa Giê- su và Tình Đoàn kết các dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Tinh hoa của chung nhân loại, giúp xã hội loài người giải quyết những vấn đề chia rẽ và bạo lực. Thầy mong mỗi người dân Việt Nam hôm nay sống hòa hợp trong Tinh hoa đó.
Các tôn giáo có chung mục đích dẫn dắt con người sống Hòa Bình, An Lạc. Nhưng mỗi tôn giáo có một hình thức biểu hiện và Ngôn ngữ riêng, Văn hóa, Nghệ thuật riêng. Những người Việt Nam yêu mến và tu theo Phật mong muốn đi vào con đường Chính pháp, và được hưởng niềm vui sống trong Tinh hoa Văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Những nhà báo chúng tôi chung ý nguyện cùng Ban Văn hóa Phật giáo Việt Nam, muốn học hỏi, tìm nguồn thông tin, phục vụ Website vanhoaphatgiaovietnam.vn phục vụ bà con tiếp nhận Văn hóa Phật giáo Việt Nam.Thầy trò chúng tôi rất hoan hỷ. Thầy Thích Thọ Lạc và tăng ni, Phật tử chùa Yên Phú đã thết đãi chúng tôi món Món lẩu chay Thập cẩm, đặc sản của chùa Yên Phú thờ sư bà Phương Dung, Mẫu Phương Dung.
Trong cái rét lạnh mưa ngày Tết, món lẩu chay Thập cẩm thơm ngọt rau, củ, quả vườn chùa Yên Phú với bàn tay tài khéo, cái tâm thanh tịnh của những người nấu, giúp chúng tôi thêm sức khỏe, niềm vui.Tết Bính Thân 2016, đang đến với mọi người, mọi nhà. Chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn đọc món lẩu chay Thập cẩm dùng trong gia đình những ngày Xuân đi lễ chùa. Món lẩu chay Thập cẩm dễ làm, nhiều chất bổ, vitamin, mình ăn có cảm giác ấm, mát, giải độc, thanh nhiệt, nhẹ nhàng sau những mâm cỗ cúng.
Cách làm món lẩu chay Thập cẩm
Lẩu chay thập cẩm là một món lẩu nổi tiếng trong giới ăn chay. Với nguyên liệu là các loại nấm và rau, đậu phụ… Cách chế biến đơn giản mà ngon, an toàn thực phẩm. Món lẩu chay thập cẩm có thể ăn với bún hay mì, bánh phở.
Nguyên liệu:
Nấm đùi gà 100gNấm bào ngư 100g Nấm kim châm 100g Nấm rơm 100g Rau mồng tơi 500g Cà rốt 1 củ Đậu hủ trắng 2 miếng Củ cải mặn 1 củ Su hào 1 củ Su su 1 quả Muối Đường Bột ngọt Cà chua 2 trái Ớt sừng 1 trái.
Bước 1: Sơ chế Các loại nấm nhặt bỏ gốc sau đó ngâm nước muối pha loãng 10 phút rồi rửa sạch lại với nước cắt miếng vừa ăn. Mồng tơi nhặt rửa sạch Các loại củ gọt vỏ cắt khối, cà rốt cắt quân cờ Cà chua cắt hạt lựu Đậu hủ cắt quân cờ Ớt thái chỉ.
Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho chút dầu ăn xào cà chua nát lấy sốt. Cho 3 lít nước vào đun sôi sau đó cho các loại củ vào hầm lấy nước dùng. Sau 30 phút vớt hết củ ra cho cà rốt vào nấu trong 5 phút. Nêm 2 muỗng canh muối, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh bột ngọt và cho ớt thái chỉ vào đun sôi rồi tắt bếp.Múc nước dùng vào nồi lẩu và đậu phụ vào, đặt lên bếp mini Xếp các loại nấm lên dĩa Xếp rau ra dĩa. Xếp bún ra dĩa. Làm thêm 1 chén mắm chay mặn. Khi ăn ta nấu sôi nước dùng rồi cho các loại nấm và rau vào đun chín.Lẩu chay thập cẩm bao gồm nhiều rau, củ, nấm nên nước dùng rất ngon và ngọt. Màu đỏ đẹp mắt của nước dùng có sốt cà chua cộng thêm vị cay nhẹ của ớt kích thích người dùng thêm ngon miệng.
Mai Thục
Trời mưa rét. Vậy mà anh chị em nhà báo chúng tôi vẫn về chùa Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì Hà Nội cùng Thượng tọa Thích Thọ Lạc và các vị Tăng, ni của Ban Văn Hóa- Giáo Hội Phật giáo Việt Nam bàn cách làm cho Website vanhoaphatgiaovietnam.vn trở nên đậm đà bản sắc riêng, cập nhật thông tin phong phú, bổ ích, kết nối, phục vụ đông đảo Phật tử yêu mến và tu theo Phật. Và đưa Văn hóa Phật giáo thấm vào nếp sống tinh thần Từ Bi, Hỷ Xả, An Lạc, Bình đẳng, Bác ái của cộng đồng.
Thượng tọa Thích Thọ Lạc kể cho chúng tôi về buổi tọa đàm giữa Chính Quyền, Các đoàn thể nhân dân, và các vị chức sắc trong đạo Thiên Chúa và Đạo Phật của Tỉnh Ninh Bình ngày giáp Tết Bính Thân 2016. Trong cuộc họp, thầy Thọ Lạc đã phát biểu về Tinh thần Từ Bi của Đạo Phật, Tình yêu thương của Đức chúa Giê- su và Tình Đoàn kết các dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Tinh hoa của chung nhân loại, giúp xã hội loài người giải quyết những vấn đề chia rẽ và bạo lực. Thầy mong mỗi người dân Việt Nam hôm nay sống hòa hợp trong Tinh hoa đó.
Các tôn giáo có chung mục đích dẫn dắt con người sống Hòa Bình, An Lạc. Nhưng mỗi tôn giáo có một hình thức biểu hiện và Ngôn ngữ riêng, Văn hóa, Nghệ thuật riêng. Những người Việt Nam yêu mến và tu theo Phật mong muốn đi vào con đường Chính pháp, và được hưởng niềm vui sống trong Tinh hoa Văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Những nhà báo chúng tôi chung ý nguyện cùng Ban Văn hóa Phật giáo Việt Nam, muốn học hỏi, tìm nguồn thông tin, phục vụ Website vanhoaphatgiaovietnam.vn phục vụ bà con tiếp nhận Văn hóa Phật giáo Việt Nam.Thầy trò chúng tôi rất hoan hỷ. Thầy Thích Thọ Lạc và tăng ni, Phật tử chùa Yên Phú đã thết đãi chúng tôi món Món lẩu chay Thập cẩm, đặc sản của chùa Yên Phú thờ sư bà Phương Dung, Mẫu Phương Dung.
Trong cái rét lạnh mưa ngày Tết, món lẩu chay Thập cẩm thơm ngọt rau, củ, quả vườn chùa Yên Phú với bàn tay tài khéo, cái tâm thanh tịnh của những người nấu, giúp chúng tôi thêm sức khỏe, niềm vui.Tết Bính Thân 2016, đang đến với mọi người, mọi nhà. Chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn đọc món lẩu chay Thập cẩm dùng trong gia đình những ngày Xuân đi lễ chùa. Món lẩu chay Thập cẩm dễ làm, nhiều chất bổ, vitamin, mình ăn có cảm giác ấm, mát, giải độc, thanh nhiệt, nhẹ nhàng sau những mâm cỗ cúng.
Cách làm món lẩu chay Thập cẩm
Món lẩu chay thập cẩm
Lẩu chay thập cẩm là một món lẩu nổi tiếng trong giới ăn chay. Với nguyên liệu là các loại nấm và rau, đậu phụ… Cách chế biến đơn giản mà ngon, an toàn thực phẩm. Món lẩu chay thập cẩm có thể ăn với bún hay mì, bánh phở.
Nguyên liệu:
Nấm đùi gà 100gNấm bào ngư 100g Nấm kim châm 100g Nấm rơm 100g Rau mồng tơi 500g Cà rốt 1 củ Đậu hủ trắng 2 miếng Củ cải mặn 1 củ Su hào 1 củ Su su 1 quả Muối Đường Bột ngọt Cà chua 2 trái Ớt sừng 1 trái.
Bước 1: Sơ chế Các loại nấm nhặt bỏ gốc sau đó ngâm nước muối pha loãng 10 phút rồi rửa sạch lại với nước cắt miếng vừa ăn. Mồng tơi nhặt rửa sạch Các loại củ gọt vỏ cắt khối, cà rốt cắt quân cờ Cà chua cắt hạt lựu Đậu hủ cắt quân cờ Ớt thái chỉ.
Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho chút dầu ăn xào cà chua nát lấy sốt. Cho 3 lít nước vào đun sôi sau đó cho các loại củ vào hầm lấy nước dùng. Sau 30 phút vớt hết củ ra cho cà rốt vào nấu trong 5 phút. Nêm 2 muỗng canh muối, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh bột ngọt và cho ớt thái chỉ vào đun sôi rồi tắt bếp.Múc nước dùng vào nồi lẩu và đậu phụ vào, đặt lên bếp mini Xếp các loại nấm lên dĩa Xếp rau ra dĩa. Xếp bún ra dĩa. Làm thêm 1 chén mắm chay mặn. Khi ăn ta nấu sôi nước dùng rồi cho các loại nấm và rau vào đun chín.Lẩu chay thập cẩm bao gồm nhiều rau, củ, nấm nên nước dùng rất ngon và ngọt. Màu đỏ đẹp mắt của nước dùng có sốt cà chua cộng thêm vị cay nhẹ của ớt kích thích người dùng thêm ngon miệng.
Mai Thục