Bà nội nửa đêm bới thùng rác, không ngờ con trai và cháu nội đã làm việc này...


Niềm hạnh phúc của mỗi gia đình không nằm ở chỗ chúng ta mặc quần áo hàng hiệu hay có bao nhiêu tiền, mà là sự cảm thông, thấu hiểu và khoan dung… để có thể cùng nhau trải qua những vui buồn...

Có một gia đình 4 thành viên, gồm bà nội 70 tuổi, bố, mẹ và một cậu con trai 6 tuổi. Bà nội làm nghề bán trứng, mỗi quả trứng bà bán đi chỉ thu được những đồng tiền ít ỏi. Vào một ngày, nghe thấy tiếng cháu nội đi học về, bà từ trong bếp vội đi ra và nói: “Cháu trai lại đây, bà mua cho cháu thứ này”.

Cháu trai chạy đến, bà nội vừa đưa cho cháu bộ quần áo mới vừa cười với vẻ hạnh phúc.“Cháu xem này, tuần sau là sinh nhật của cháu, bà mới mua cho cháu một bộ quần áo mới, phía trên còn có hình 2 anh em nhà gấu”. Cháu trai liền vội mặc vào và tỏ vẻ rất thích thú.

Buổi tối khi bố mẹ đi làm về, người mẹ nhìn thấy con trai mặc bộ quần áo mới liền tỏ vẻ không ưng ý, chỉ vì cô cho rằng đây là bộ quần áo rẻ tiền. Nó không chỉ thô ráp mà còn bị rút chỉ và có mùi khó chịu, nhưng cô không nói gì cả. Sau khi ăn cơm xong, cô con dâu đưa con đi tắm và nói: “Con cởi áo ra đi, nhà vẫn còn nhiều quần áo, bộ quần áo này đem cất đi.” Bà nội nghe thấy nhưng không phản ứng gì.

Đến nửa đêm, đợi cho gia đình ngủ hết, bà liền rón rén đi ra ngoài và tìm trong túi rác, ngay lập tức bà nhìn thấy chiếc áo mà bà đã mua cho cháu nội. Thì ra con dâu chê chiếc áo rẻ tiền nên đã vứt vào thùng rác, cụ bà vừa cầm chiếc áo lên vừa lau nước mắt. Sau đó bà lại nhẹ nhàng đi vào phòng… Con trai bà nửa đêm tỉnh dậy và đã nhìn thấy toàn bộ hành động của bà. Anh cũng không cầm được nước mắt…

Ngày hôm sau đúng vào thứ 7, cô con dâu đi uống trà cùng đám bạn, cụ bà cũng đi ra ngoài để bày hàng. Người bố sau khi tỉnh dậy đã nói với con: “Hôm nay chúng ta cùng đi xem bà nội bán hàng như thế nào, con có muốn đi không?”. Đứa trẻ gật đầu. Sau khi vệ sinh cá nhân và ăn sáng, hai bố con đã đến quán trà đối diện bên đường để quan sát bà nội bán hàng.

Do bà nội không có cửa hàng mà chỉ bày bán gần vỉa hè, do đó người đến mua không nhiều. Cả buổi sáng bà chỉ bán được khoảng 30 quả trứng gà. Đến gần trưa người đi chợ đã giảm nhiều, bà liền dọn đồ và đi về. Nhưng lần này bà không về thẳng nhà mà đi ra hàng quần áo trẻ em gần đó. Hai bố con thấy vậy liền lặng lẽ đi theo.

 

Bà cụ lấy từ trong túi ni lông ra bộ quần áo và nói với cô bán hàng là muốn đổi lấy bộ khác.

Người bán hàng nói: “Không đổi được, trên quần áo đã dính đồ bẩn, mà tem mác đã bỏ đi rồi…”.

“Vậy tôi giặt lại sạch sẽ có được không?”

“Cũng không được”.

Bà cụ nước mắt lưng tròng: “Cô hãy đồng ý đi, số tiền này tôi phải bán trứng 2 ngày mới mua được… Tôi tưởng rằng mẹ cháu bé sẽ vừa ý…”. Bà cụ nghẹn ở trong họng và không nói được nữa.

“Nếu tôi đổi cho cụ thì tôi lỗ mất. Tôi mở được cửa hàng này nhưng kiếm tiền cũng đâu có dễ dàng gì…”

Bà cụ không đổi được áo, ngồi xuống đất và khóc, khiến người đi đường cũng phải nhìn vào.

“Cụ ơi, cụ đi đi, nếu không người ta lại tưởng tôi bắt nạt cụ”. Cô gái bán hàng liền đuổi bà cụ đi.

“Con trai mau đi mặc áo vào…” người bố nói. Đứa con 6 tuổi có vẻ hiểu ra vấn đề, liền chạy đến trước bà nội. Cậu bé không nói câu nào liền cởi ngay chiếc áo đang mặc ra và lấy chiếc áo bà nội cầm trên tay để mặc vào và nói: “Bà ơi, bà đừng đổi nữa, cháu thích bộ quần áo này lắm”.

Người bố vừa đỡ bà nội đứng lên vừa nói, “Mẹ à, mẹ đừng bán trứng nữa, số trứng nửa cuộc đời về sau của mẹ con sẽ mua hết.”

Niềm hạnh phúc của mỗi gia đình không nằm ở chỗ chúng ta mặc quần áo hàng hiệu hay có bao nhiêu tiền, mà là sự cảm thông, thấu hiểu và khoan dung… để có thể cùng nhau trải qua những vui buồn trong cuộc sống. Đó mới chính là hạnh phúc thực sự. Đứa trẻ trong câu chuyện này, nếu không có hành động của người bố thì rất dễ học theo sự lừa dối, thậm chí là bất hiếu với cha mẹ… Để dạy con hiếu thảo với cha mẹ hãy bắt đầu từ hành động của chính mình!


(st)