Bài học từ việc 2 sư thầy trên sân khấu: Buông tất cả để được tất cả
Những ngày gần đây, tin tức về vụ việc hai “vị thầy” thi gameshow ca nhạc đang trở thành đề tài của mọi sự bàn tán trong dư luận. Có rất nhiều ý kiến xoay quanh vụ việc này, người thì đồng tình, kẻ thì chỉ trích và kết tội họ là vị sư giả mạo.
Tôi không đủ kiến thức chuyên môn để nhận định sự đúng sai này, mà khi nhìn thấy chiếc áo nâu sòng xuất hiện trên đấu trường âm nhạc, tôi lại có cảm xúc để viết lên bài chia sẻ về chủ đề buông tất cả để được tất cả.
Chiếc áo nâu của Phật giáo
Mỗi tôn giáo đều có một sắc phục riêng để nhận biết. Với đạo Phật, màu áo lam, áo nâu mộc mạc, bình dị mang ý nghĩa là phủi bỏ đi những bụi trần, những phiền lụy của nhân tình thế thái mà thay vào đó là sự bình an, thanh thản như chính màu sắc dân dị của nó.
“Thân thương chiếc áo màu lam
Mặc vào người thấy tánh tham tan dần
An nhiên đang đến dần dần
Tham si sân hận lần lần ra đi”
Tôi nhớ lần đầu tiên mặc bộ đồ lam, lạ lẫm vô cùng. Nhìn trong gương tôi thấy mình thật hiền hòa, giản dị và thanh thản. Và cũng chính chất liệu vải mềm mại của nó cũng góp phần làm cho cơ thể tôi nhẹ nhàng hẳn so với những bộ đồ ngoài đời thường. Có lẽ đây là năng lượng đầu tiên mà đạo Phật muốn truyền vào cho người Phật tử thông qua y phục, đó là thân tâm được an lạc, thảnh thơ giữa cuộc đời.
Vì thế, hình ảnh chiếc áo lam chỉ đẹp khi ở những nơi bình yên, thanh tịnh như chùa chiền chẳng hạn. Những nơi có sự tranh giành, thị phi, hơn thua thì dường như áo lam bị che đi vẻ đẹp thánh thiện của nó. Nên khi tôi nhìn hai “vị thầy” đó trên đấu trường âm nhạc, tôi lại xót xa cho màu áo nâu này vì nó xuất hiện ở nơi vốn không phải là chốn tồn tại của nó.
Buông gì để được gì?
Người đời thì muốn chữ “được” còn người tu thì muốn chữ “buông”. Nguyên nhân của sự khác biệt này chính là quan điểm về nhu cầu hạnh phúc khác nhau của mỗi người. Người đời sẽ hạnh phúc khi thỏa mãn được những thứ mà mình muốn có được. Còn người có tu hành sẽ hạnh phúc khi thoát được sự ràng buộc của ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy)
Cái muốn của con người là sự bất tận. Người ta luôn chạy theo những thứ mà họ chưa có và cho rằng đạt được sẽ là hạnh phúc. Nhưng khi đạt được rồi, họ chỉ có cảm giác hạnh phúc, sung sướng chừng vài phút, vài giờ hay nhiều nhất là vài ngày rồi lại phải chạy tiếp đi tìm lấy hạnh phúc mới cao hơn theo sự dẫn dắt của lòng tham. Lòng tham của con người là không đáy và kết quả của lòng tham là thâm.
Câu chuyện dân gian về ông lão đánh cá và con cá vàng mà ngày xưa chúng ta từng học là minh chứng cho điều này. Hay câu chuyện về ăn khế trả vàng, Tấm Cám… phản ảnh rõ về lòng tham vô tận của con người mà chính họ không nhận ra vì bị một ý tưởng hạnh phúc viễn vong ở một nơi nào đó xa xôi mê hoặc.
Đức Phật chúng ta cũng đã mô tả hình tượng về lòng tham không đáy là khi người tham ăn hết mía vẫn lè lưỡi liếm giọt mật còn sót trên lưỡi dao bén để chịu họa đứt lưỡi. Đó có phải chăng con người chạy đua với chính nhu cầu của mình. Cả nhân loại rồng rắn vào cuộc đua, hút kiệt tài nguyên thiên nhiên để cung phụng các ngưỡng mới để có một thứ hạnh phúc như định nghĩa chủ quan và kết quả là thiên tai lũ lụt xảy ra triền miên và ngày một nặng nề hơn. Rồi cũng chính lòng tham này lại làm tình thâm bị kéo xa đi và ánh sáng của hạnh phúc dần tối đi.
Đức Phật không dạy chúng ta có được hay đạt được tất cả là hạnh phúc vì Ngài hiểu rõ lòng tham của con người có tác hại đến dường nào. Ngài đã dạy con người phải xả bỏ đi mọi thứ: tiền tài, danh lợi, sắc đẹp, ăn uống và ngủ nghỉ. Chúng ta không đủ nghị lực để xả bỏ mọi thứ như Đức Phật thời xưa. Nhưng ở góc độ nào đó chúng ta có thể thực hiện sự xả bỏ bằng cách đừng cố bám víu hay cố tìm kiếm ánh hào quang từ tài, sắc, danh hay sự sung sướng từ thực, thùy (ăn uống, ngủ nghỉ)
Càng ít nhu cầu càng bớt khổ, Đại Đức Thích Phước Tiến cũng đã dạy trong các bài giảng:
“Con người càng tham cái gì thì chính cái đó sẽ làm khổ”
Đúng vậy, mọi thứ đều có cái giả phải trả. Nếu bạn muốn xếp hạng nhất thì phải cần cù, chịu khó ngày đêm học tập, mất đi sức khỏe và khoảng thời gian nghỉ ngơi. Người tu muốn cầu tìm sự giải thoát phải công phu tu tập ngày đêm, bỏ đi những thú vui dục lạc của thế gian. Nhưng sự giải thoát mới chính là hạnh phúc thật sự, nó sẽ không mất đi như những thứ hạnh phúc của thế gian, có đó mất đó, mất đó rồi lại có đó làm con người bị đảo điên.
Cho nên buông bớt những nhu cầu về vật chất thì sẽ có được tất cả, đó là thân tâm an lạc, thảnh thơi. Bởi mục tiêu của con người phấn đấu để đạt mọi thứ chung quy là tìm đến hai từ hạnh phúc. Mà thiền sư Thích Nhất Hạnh dạy rằng: Nhiều người cho rằng sự náo nhiệt là hạnh phúc. Nhưng khi quá náo nhiệt, sẽ không có bình yên. Hạnh phúc thật sự dựa trên sự bình yên.
Chúng ta đang tìm lại những thứ mà Đức Phật đã bỏ đi
Nếu như hạnh phúc là vàng bạc, là địa vị, là gia đình êm ấm thì không có lý do gì một Thái Tử quyền quý của Ấn Độ cách đây 2560 năm lại tự bỏ tất cả để mặc chiếc áo rách nát, cầm bình bát sinh ăn để sống qua ngày, đánh đổi mạng sống của mình dưới cội bồ đề suốt 49 ngày đêm thiền định để tìm sự giải thoát, an lạc hoàn toàn.
Đức Phật ngày xưa đã buông bỏ những gì mà thế gian mong cầu để tìm hạnh phúc, còn chúng ta lại cố tìm kiếm những thứ mà Đức Phật đã buông bỏ và cho đó là hạnh phúc. Là người con Phật chúng ta có thấy sự mâu thuẫn lớn không? Buông bỏ tất cả để được tất cả, Đức Phật đã buông tất cả để được gì? Được sự giải thoát sinh tử và không còn vướng vào bụi trần, khổ đau của thế gian.
Đó là Ngài được tất cả sự kính trọng của những bậc vua chúa thuở ấy và ngày nay là cả một thế giới đều xưng tôn Ngài, đều bình chọn đạo Phật là đạo hòa bình mà không phải là một đạo nào khác. Nhưng mục đích đầu tiên Ngài buông bỏ không chỉ vì mưu cầu danh thơm tiếng tốt này, mà Ngài chỉ muốn tìm được thoát khổ cho mình và tất cả chúng sanh sau khi dạo quanh 4 cửa thành.
Là những kẻ phàm phu còn vướng đầy bụi trần, những cố chấp, chúng ta chưa thể buông bỏ tất cả như Đức Phật. Nhưng phần nào chúng ta cũng có cảm giác được hạnh phúc lớn khi đóng góp một ít tiền để ủng hộ những mảnh đời bất hạnh, để họ có cơm ăn, áo mặc. Đó là cũng hình thức buông xả để có được và không làm mất đi của chúng ta điều gì nếu hành động buông xả của mình vì mục đích tốt đời đẹp đạo, không phải để thỏa mãn ngũ dục, cầu danh, cầu tài.
Trải qua mấy chục năm tồn tại trên cuộc đời này, chúng ta ít nhiều cũng thấy rõ tiền tài, danh lợi, sắc đẹp, món ngon vật lạ…đều không tồn tại mãi mãi. Sự mất đi mang đến biết bao sự đau khổ cho chúng ta.
Công tử Bạc Liêu tiền nhiều đến mức lấy để luộc trứng còn phải đầu hàng trước sự vô thường. Một vị tổng thống, chủ tịch nước, giám đốc cũng phải nhường lại địa vị của mình khi hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác. Một nữ giai nhân đẹp một thời trong showbiz Thẩm Thúy Hằng cũng phải chịu sự tác động của những nếp nhăn khi sự già nua gõ cửa tìm đến.
Những món ăn ngon rồi cũng biến mất trong một vài giờ,….có gì là tồn tại mãi đâu mà chúng ta cứ phải cố chạy theo, tranh đua rồi dùng mưu mẹo để có được. Bao nhiêu sân hận trổi lên và không lúc nào chúng ta được sống trong hai từ “bình yên” cả.
Trước khi kết thúc bài viết tôi muốn kể cho mọi người nghe về câu chuyện của vua Alexander Đại Đế – Vốn là một vị vua lãnh đạo một quân đội hùng dũng nhất thế giới thuở đó, chiếm được hàng trăm vùng đất và nổi tiếng về sự giàu có.
Trên đường khải hoàn sau khi chinh phạt nhiều nước, năm 323 trước Công nguyên, Alexander Đại đế ngã bệnh. Ông gọi quan binh đến và nói: “Ta sắp rời bỏ thế gian này. Ta có ba điều nguyện ước và các người hãy thực hiện theo nó”. Các vị tướng hô vang tuân lệnh trong dòng nước mắt.
Những ý nguyện cuối cùng của Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng:
– Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất của thời đó.
– Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu, …) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và…
– Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.
Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những điều yêu cầu kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao ngài lại muốn như thế.
Ngài Alexander đã giải thích như sau:
– Ta muốn chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.
– Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giã cõi đời).
– Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế giới này chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng.
Đến cuối cuộc đời, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng, kho tàng quý giá nhất trên cuộc đời này là: Tình Yêu Thương.
Mỗi tôn giáo đều có một sắc phục riêng để nhận biết. Với đạo Phật, màu áo lam, áo nâu mộc mạc, bình dị mang ý nghĩa là phủi bỏ đi những bụi trần, những phiền lụy của nhân tình thế thái mà thay vào đó là sự bình an, thanh thản như chính màu sắc dân dị của nó.
“Thân thương chiếc áo màu lam
Mặc vào người thấy tánh tham tan dần
An nhiên đang đến dần dần
Tham si sân hận lần lần ra đi”
Tôi nhớ lần đầu tiên mặc bộ đồ lam, lạ lẫm vô cùng. Nhìn trong gương tôi thấy mình thật hiền hòa, giản dị và thanh thản. Và cũng chính chất liệu vải mềm mại của nó cũng góp phần làm cho cơ thể tôi nhẹ nhàng hẳn so với những bộ đồ ngoài đời thường. Có lẽ đây là năng lượng đầu tiên mà đạo Phật muốn truyền vào cho người Phật tử thông qua y phục, đó là thân tâm được an lạc, thảnh thơ giữa cuộc đời.
Vì thế, hình ảnh chiếc áo lam chỉ đẹp khi ở những nơi bình yên, thanh tịnh như chùa chiền chẳng hạn. Những nơi có sự tranh giành, thị phi, hơn thua thì dường như áo lam bị che đi vẻ đẹp thánh thiện của nó. Nên khi tôi nhìn hai “vị thầy” đó trên đấu trường âm nhạc, tôi lại xót xa cho màu áo nâu này vì nó xuất hiện ở nơi vốn không phải là chốn tồn tại của nó.
Buông gì để được gì?
Người đời thì muốn chữ “được” còn người tu thì muốn chữ “buông”. Nguyên nhân của sự khác biệt này chính là quan điểm về nhu cầu hạnh phúc khác nhau của mỗi người. Người đời sẽ hạnh phúc khi thỏa mãn được những thứ mà mình muốn có được. Còn người có tu hành sẽ hạnh phúc khi thoát được sự ràng buộc của ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy)
Cái muốn của con người là sự bất tận. Người ta luôn chạy theo những thứ mà họ chưa có và cho rằng đạt được sẽ là hạnh phúc. Nhưng khi đạt được rồi, họ chỉ có cảm giác hạnh phúc, sung sướng chừng vài phút, vài giờ hay nhiều nhất là vài ngày rồi lại phải chạy tiếp đi tìm lấy hạnh phúc mới cao hơn theo sự dẫn dắt của lòng tham. Lòng tham của con người là không đáy và kết quả của lòng tham là thâm.
Câu chuyện dân gian về ông lão đánh cá và con cá vàng mà ngày xưa chúng ta từng học là minh chứng cho điều này. Hay câu chuyện về ăn khế trả vàng, Tấm Cám… phản ảnh rõ về lòng tham vô tận của con người mà chính họ không nhận ra vì bị một ý tưởng hạnh phúc viễn vong ở một nơi nào đó xa xôi mê hoặc.
Đức Phật chúng ta cũng đã mô tả hình tượng về lòng tham không đáy là khi người tham ăn hết mía vẫn lè lưỡi liếm giọt mật còn sót trên lưỡi dao bén để chịu họa đứt lưỡi. Đó có phải chăng con người chạy đua với chính nhu cầu của mình. Cả nhân loại rồng rắn vào cuộc đua, hút kiệt tài nguyên thiên nhiên để cung phụng các ngưỡng mới để có một thứ hạnh phúc như định nghĩa chủ quan và kết quả là thiên tai lũ lụt xảy ra triền miên và ngày một nặng nề hơn. Rồi cũng chính lòng tham này lại làm tình thâm bị kéo xa đi và ánh sáng của hạnh phúc dần tối đi.
Đức Phật không dạy chúng ta có được hay đạt được tất cả là hạnh phúc vì Ngài hiểu rõ lòng tham của con người có tác hại đến dường nào. Ngài đã dạy con người phải xả bỏ đi mọi thứ: tiền tài, danh lợi, sắc đẹp, ăn uống và ngủ nghỉ. Chúng ta không đủ nghị lực để xả bỏ mọi thứ như Đức Phật thời xưa. Nhưng ở góc độ nào đó chúng ta có thể thực hiện sự xả bỏ bằng cách đừng cố bám víu hay cố tìm kiếm ánh hào quang từ tài, sắc, danh hay sự sung sướng từ thực, thùy (ăn uống, ngủ nghỉ)
Càng ít nhu cầu càng bớt khổ, Đại Đức Thích Phước Tiến cũng đã dạy trong các bài giảng:
“Con người càng tham cái gì thì chính cái đó sẽ làm khổ”
Đúng vậy, mọi thứ đều có cái giả phải trả. Nếu bạn muốn xếp hạng nhất thì phải cần cù, chịu khó ngày đêm học tập, mất đi sức khỏe và khoảng thời gian nghỉ ngơi. Người tu muốn cầu tìm sự giải thoát phải công phu tu tập ngày đêm, bỏ đi những thú vui dục lạc của thế gian. Nhưng sự giải thoát mới chính là hạnh phúc thật sự, nó sẽ không mất đi như những thứ hạnh phúc của thế gian, có đó mất đó, mất đó rồi lại có đó làm con người bị đảo điên.
Cho nên buông bớt những nhu cầu về vật chất thì sẽ có được tất cả, đó là thân tâm an lạc, thảnh thơi. Bởi mục tiêu của con người phấn đấu để đạt mọi thứ chung quy là tìm đến hai từ hạnh phúc. Mà thiền sư Thích Nhất Hạnh dạy rằng: Nhiều người cho rằng sự náo nhiệt là hạnh phúc. Nhưng khi quá náo nhiệt, sẽ không có bình yên. Hạnh phúc thật sự dựa trên sự bình yên.
Chúng ta đang tìm lại những thứ mà Đức Phật đã bỏ đi
Nếu như hạnh phúc là vàng bạc, là địa vị, là gia đình êm ấm thì không có lý do gì một Thái Tử quyền quý của Ấn Độ cách đây 2560 năm lại tự bỏ tất cả để mặc chiếc áo rách nát, cầm bình bát sinh ăn để sống qua ngày, đánh đổi mạng sống của mình dưới cội bồ đề suốt 49 ngày đêm thiền định để tìm sự giải thoát, an lạc hoàn toàn.
Đức Phật ngày xưa đã buông bỏ những gì mà thế gian mong cầu để tìm hạnh phúc, còn chúng ta lại cố tìm kiếm những thứ mà Đức Phật đã buông bỏ và cho đó là hạnh phúc. Là người con Phật chúng ta có thấy sự mâu thuẫn lớn không? Buông bỏ tất cả để được tất cả, Đức Phật đã buông tất cả để được gì? Được sự giải thoát sinh tử và không còn vướng vào bụi trần, khổ đau của thế gian.
Đó là Ngài được tất cả sự kính trọng của những bậc vua chúa thuở ấy và ngày nay là cả một thế giới đều xưng tôn Ngài, đều bình chọn đạo Phật là đạo hòa bình mà không phải là một đạo nào khác. Nhưng mục đích đầu tiên Ngài buông bỏ không chỉ vì mưu cầu danh thơm tiếng tốt này, mà Ngài chỉ muốn tìm được thoát khổ cho mình và tất cả chúng sanh sau khi dạo quanh 4 cửa thành.
Là những kẻ phàm phu còn vướng đầy bụi trần, những cố chấp, chúng ta chưa thể buông bỏ tất cả như Đức Phật. Nhưng phần nào chúng ta cũng có cảm giác được hạnh phúc lớn khi đóng góp một ít tiền để ủng hộ những mảnh đời bất hạnh, để họ có cơm ăn, áo mặc. Đó là cũng hình thức buông xả để có được và không làm mất đi của chúng ta điều gì nếu hành động buông xả của mình vì mục đích tốt đời đẹp đạo, không phải để thỏa mãn ngũ dục, cầu danh, cầu tài.
Trải qua mấy chục năm tồn tại trên cuộc đời này, chúng ta ít nhiều cũng thấy rõ tiền tài, danh lợi, sắc đẹp, món ngon vật lạ…đều không tồn tại mãi mãi. Sự mất đi mang đến biết bao sự đau khổ cho chúng ta.
Công tử Bạc Liêu tiền nhiều đến mức lấy để luộc trứng còn phải đầu hàng trước sự vô thường. Một vị tổng thống, chủ tịch nước, giám đốc cũng phải nhường lại địa vị của mình khi hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác. Một nữ giai nhân đẹp một thời trong showbiz Thẩm Thúy Hằng cũng phải chịu sự tác động của những nếp nhăn khi sự già nua gõ cửa tìm đến.
Những món ăn ngon rồi cũng biến mất trong một vài giờ,….có gì là tồn tại mãi đâu mà chúng ta cứ phải cố chạy theo, tranh đua rồi dùng mưu mẹo để có được. Bao nhiêu sân hận trổi lên và không lúc nào chúng ta được sống trong hai từ “bình yên” cả.
Trước khi kết thúc bài viết tôi muốn kể cho mọi người nghe về câu chuyện của vua Alexander Đại Đế – Vốn là một vị vua lãnh đạo một quân đội hùng dũng nhất thế giới thuở đó, chiếm được hàng trăm vùng đất và nổi tiếng về sự giàu có.
Trên đường khải hoàn sau khi chinh phạt nhiều nước, năm 323 trước Công nguyên, Alexander Đại đế ngã bệnh. Ông gọi quan binh đến và nói: “Ta sắp rời bỏ thế gian này. Ta có ba điều nguyện ước và các người hãy thực hiện theo nó”. Các vị tướng hô vang tuân lệnh trong dòng nước mắt.
Những ý nguyện cuối cùng của Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng:
– Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất của thời đó.
– Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu, …) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và…
– Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.
Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những điều yêu cầu kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao ngài lại muốn như thế.
Ngài Alexander đã giải thích như sau:
– Ta muốn chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.
– Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giã cõi đời).
– Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế giới này chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng.
Đến cuối cuộc đời, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng, kho tàng quý giá nhất trên cuộc đời này là: Tình Yêu Thương.