Bản năng và lý trí theo quan niệm Phật giáo
1. Định nghĩa bản năng và lý trí
Bản năng là gì?
Đó là sự trỗi dậy từ đáy lòng của chúng ta một cách tự nhiên để tác động vào tất cả những hành vi mà nó không thông qua nhận thức kiểm soát trước đó. Bản năng thiên về cảm tính của con người. Giống như yêu thích cái đẹp, cảm giác sợ hãi, giật mình, thích về tình dục, muốn ăn, buồn ngủ, …những cảm giác đó nằm trong trạng thái gọi là bản năng.
Theo từ ngữ Phật học đó là căn bản phiền não, tức là là một loại phiền não gốc, một loại phiền não căn bản, một loại phiền não tiềm tàng, sâu thẳm trong tâm thức của con người chúng ta, thậm chí con người chưa được sinh ra thì nó đã cùng tồn tại với nhận thức rồi.
Và tình cảm thuộc về bản năng và không hẳn là chỉ gói gọn trong tình cảm yêu đương nam nữ thôi, mà nó chỉ cho tất cả bảy cảm xúc tình cảm của con người mà từ chuyên môn gọi là “thất tình” bao gồm: hỷ (mừng), nộ (giận), ai (buồn), lạc (vui), ái (yêu), ố (ghét), cựu (hoảng sợ)
Lý trí là gì?
Lý trí có nghĩa là một sự nhận thức, hiểu biết rạch ròi theo một mức độ tri thức của con người về các vấn đề đạo đức, luật pháp, Phật pháp theo kinh nghiệm của con người đã được học hay trải qua trước đó. Ví dụ tham lam là bản năng nhưng mà biết rằng tham lam là tội lỗi thì cái biết này là lý trí. Dùng lý trí để kiềm lại bản năng của mình.
2. Giữa lý trí và bản năng cái nào có trước?
Bản năng là yếu tố tự nhiên nên có trước, còn lý trí là những điều được giáo dục dạy dỗ, cái tập quán xã hội, cái đạo đức, kinh nghiệm mà nó tích lũy dần qua một quá trình nên có sau.
Có một quan niệm mà chúng ta cần suy luận sâu hơn về vấn đề này. Tại sao một triết gia của Á Đông ngày xưa đó là Hàn Chi Tử ông cho rằng: Nhân chi sơ tánh bản ác. Còn Mạnh Tử thì cho rằng: Nhân chi sơ tánh bản thiện. Vậy câu nào đúng?
Đối với Mạnh Tử ông cho rằng nhân chi sơ tánh bản thiện là khi ông nhìn ở góc độ lương thiện tích cực của con người để cảm thấy rằng cái gốc của con người là cái tốt, cái hay, cái đẹp như vậy. Nhưng do hoàn cảnh xã hội có thể biến con người đó từ một con người lương thiện trở thành con người ác. Giống như Thúy Kiều từ ban đầu một người lương thiện nhưng hoàn cảnh xã hội từ một con người lương thiện đã biến Thúy Kiều trở thành con người nhớt nhơ theo cái quan niệm phong kiến.
Đối với Hàn Phi Tử ông cảm thấy rằng con người không được giáo dục thì con người đã trở thành ác. Nếu một gia đình không khéo dạy dỗ con cái thò nó rất dễ bị tập quán hư làm thâm nhiễm vào người. Cho nên nếu không có đạo đức ràng buộc, bản thân con người vốn làm nhiều điều xấu, nhiều vấn đề tội ác, nhiều lỗi lầm.
Đây là quan niệm vào thời cuộc theo cách cái nhìn nhận của mỗi triết gia mà đánh giá. Về Phật học không đề cập đến vấn đề nhân chi sơ tánh gì cả mà nhân chi sơ đối với Phật học là tánh vô trí nghĩa là không thiện không ác. Bởi vì theo quan điểm Phật giáo nếu đã thật thiện thì không thể ác, mà đã thật ác rồi thì không thiện. Nên ở đây người ta có thể nhìn nhận các góc độ bản năng và lý trí của con người để xác định.
3. Khi bản năng mạnh hơn lý trí
Như trên đã trình bày lý trí là một nhận thức có sự tôi luyện, kiểm soát còn bản năng là phản ứng không được kiểm soát, nó diễn ra một cách rất tự nhiên.
Ví dụ ham muốn tình dục là bản năng. Nhưng chúng ta biết đây là con cái, đây là anh em ruột thì chúng ta không thể để cảm giác tình dục lên những đối tượng đó vì đó là cùng huyết thống, đó là loạn luân. Vậy cái kiềm chúng ta lại để chúng ta hiểu biết như thế gọi là lý trí. Cho nên những người phạm tội hiếp dâm thì bản năng mạnh hơn lý trí, họ không kiểm soát được mình, không được giáo dục, đặt nhẹ đạo đức của mình.
Câu chuyện gần nhất mới xảy ra là giữa cha và ông nội cùng dụ một đứa bé mới một tuổi vừa là con của cha vừa là cháu của ông. Họ tiêm thuốc kích dục cho đứa trẻ đó rồi hành động.
Hay một câu chuyện nữa ở nước Áo. Ông này có 2 đứa con gái nhưng nó bị bệnh về thần kinh, nên ổng đã giam nhốt 2 đứa con gái này trên 40 năm để quan hệ tình dục. Cũng may là một trong hai đã có cơ hội để thoát ra khỏi tầng hầm sau hơn 40 năm như vậy.
Cho nên những người sống theo bản năng sẽ không còn biết luân thường, không còn biết đạo lý và lý trí không thể can thiệp được để trở thành một tội phạm quá đà mà xã hội này không ai tha thứ.
Như vậy thì nhìn qua những góc độ đó chúng ta đánh giá gì? Bản năng rất mạnh và nếu con người không dùng lý trí để kiềm chế một chút thì ta còn nguy hiểm hơn cả loài thú. Vì con thú bằng bản năng nhưng mà không có ý thức tức là nó không tư duy một cách ghê gớm như chúng ta. Còn nếu chúng ta sống bằng bản năng thì rất nguy hiểm vì bản năng của một con người có ý thức dẫn đường, có tư duy. Cho nên bản năng chúng ta muốn giết người là tới cùng còn con thú muốn giết chúng ta nhưng chúng ta có cách để tránh được bởi vì nó không có tư duy, nó hành động bằng bản năng tìm mồi khi đói, không đói nó không cần làm.
Dân gian ta mới có câu “Thương nhau trái ấu cũng tròn”.
Câu này xuất phát từ đâu? Từ bản năng mà ra. Dù lý trí biết bản năng yêu người đó đã sai nhưng nó không đủ sức chống lại và chúng ta dùng lý trí để ráng gọt làm sao từ củ ấu nó trở thành trái bồ hòn, tức là dùng lý trí thuyết phục được mọi người. Câu đó xuất phát từ kinh nghiệm dân gian chúng ta là khi thương hay là khi ghét con người thì cảm xúc đó lệ thuộc rất lớn vào bản năng; bản năng đã hướng vào thương ghét rồi thì lý trí lại bị thua cuộc với bản năng cho nên lý trí sẽ diễn dịch theo góc độ thương hay góc độ ghét.Đọc thêm: Cầu nguyện có được kết quả như ý không?
4. Khi lý trí mạnh hơn bản năng
Người ta thường đưa ra hình ảnh anh quản tượng và con voi tượng trưng cho lý trí và bản năng. Thông thường, sức của một anh quản tưởng không bằng 1/100 con voi. Nhưng mà anh quản tượng vẫn có thể điều phục một con voi thuần thục với điều kiện khi nó khuất phục và chấp nhận chịu quản lý. Tuy nhiên khi con voi ngông lên thì 10 anh quản tượng cũng không quản được nó. Vậy thì điều này cho chúng ta thấy: anh quản tượng tượng trưng cho lý trí và con voi tượng trưng cho bản năng. Bản năng có sức mạnh rất lớn và lý trí khi được tôi luyện có thể kiểm soát được bản năng nhưng khi bản năng trỗi dậy thì lý trí gục ngã.
Đa phần khi mua sắm, chúng ta mua theo nhu cầu, thích gì mua đó theo bản năng của mình, lý trí không can thiệp vào. Nhưng khi gặp người ăn xin thì đắn đo: thiệt hay giả, còn tiền lẻ không? Thì đó là lý trí can thiệp vào. Như vậy thì chúng ta dùng bản năng cho nhu cầu của chúng ta nhưng bắt đầu chúng ta phục vụ cho người khác thì dùng lý trí để can thiệp vào. Tuy nhiên, có những trường hợp chúng ta rất thích món hàng này nhưng không đủ tiền, chúng ta đắn đo vì nghĩ cho chồng con, vợ con nên không mua nữa, thì khi đó lý trí đã can thiệp và thắng bản năng.
Nếu chúng ta không nuôi dưỡng bản năng và luôn tôi luyện lý trí thì khi lý trí đến mức độ vững chải nó sẽ điều phục được bản năng rất tốt.
Còn chúng ta tôi luyện lý trí kém thì lúc nào cũng trở thành kẻ nô lệ bản năng và thường thường là sai lầm. Cho nên người rơi vào trong các trạng thái nghiện là do họ chiều cho bản năng quá mạnh, lý trí không đủ sức để kiềm lại những nhu cầu mà nó lôi kéo họ như vậy.
Vì thế các vấn đề đạo đức hay luật pháp hay là Phật pháp rất quan trọng trong xã hội loài người của chúng ta vì nếu không có những điều đó để ràng buộc lại thì chúng ta trở thành một bầy hỗn độn còn nguy hiểm hơn cả các loài súc vật trên quả địa cầu này.
Có những người tham quá biết cả đạo đức, biết cả Phật pháp thậm chí đi chùa vẫn ăn cắp, vẫn còn lừa gạt. Sự thật bản năng của mỗi con người có mỗi cái ngưỡng khác nhau, nên khi chưa tôi luyện được lý trí một cách chín mùi thì khó mà kiềm được bản năng cho dù có đi chùa, học Phật. Ví dụ có người 10 ngàn đồng không tham nhưng 100 ngàn đồng thì tham. Có người 100 ngàn đồng thì kiềm được nhưng một triệu đồng thì bại.
5. Cách kiềm chế bản năng dưới góc độ của Phật giáo
Quy y Tam Bảo
Quy y là cách để tôi luyện bản năng bằng chính việc giữ năm giới. Nhờ có quy y, có tu tập sẽ kiểm soát con người chúng ta ít rơi vào lỗi lầm hơn. Cho nên hòa thượng Huyền Diệu khi ngài về Việt Nam có nói vui một câu: Khi chúng ta hợp đồng làm ăn thì nên chọn những người Phật tử mà làm, họ không có gạt mình đâu, nhưng mà bất đắc dĩ họ gạt gạt cũng ít ít thôi, không gạt nhiều.
Nghĩa là khi một người đã có Phật pháp ở trong lòng nếu có gạt họ cũng còn chừa cho người khác một đường sống. Nhưng mà một người không có lương tâm đạo đức, không có Phật pháp ở trong lòng thì đa phần khi gạt rồi là đẩy người vào chỗ chết, sống chết là việc của người ta, họ không có bận lòng. Tức là họ sống hoàn toàn thuần vào bản năng, thuần vào sự tham lam của họ rồi mà không màng đến người khác như thế nào? Cho nên đạo đức trong lời Phật dạy là một trong những cách để tôi luyện lý trí của chúng ta cho mạnh thì mới có thể kiềm chế và hạn chế đi sự sai lầm.
Có câu “Sống không vì mình là trời tru đất diệt”, đây là một câu đầu độc con người sống về gần với bản năng. Bởi vì cơ bản nhất con người sống chính mình. Còn mình muốn bản thân nó sống cho người khác mình phải dạy rất nhiều, mình phải năn nỉ, mình phải yêu cầu, tôi luyện, khuyên bảo nó, thậm chí khuyên cả đời chưa chắc gì nó sống cho người khác, nên sống cho chính nó cần khuyên không? Khỏi cần khuyên vì sống cho chính nó là bản năng của con người
>> Vì vậy nên giáo dục con người để dùng lý trí, để kiểm soát bản năng lại, để biết sống cho người khác, phải có tình thương, phải có đạo lý, phải nghĩ đến nhân quả, phải có lòng từ, để những yếu tố này soi vào trong người thì bắt đầu chúng ta mới sống được cho người khác. Cho nên câu “sống không vì mình trời tru đất diệt” là câu hại xã hội, khuyến con người sống lại cho chính mình thì điều này không ai giúp đỡ ai,
Và việc trao rèn về nhân cách đạo đức phải dùng tư duy, lý trí can thiệp nhiều lắm khi mà bản năng chưa trỗi dậy thì chúng ta hãy giáo dục chúng ta bằng cách đó, giáo dục khi những lúc tỉnh táo còn khi mất điên rồi chúng ta không có nói được. Cũng như khi mà đứa trẻ còn nhỏ thì chúng ta nên dạy nó vì để lớn lên nó trở thành kẻ ngông rất khó “dạy con từ thuở còn thơ”
Cho nên để trở thành thần thánh thì chúng ta phải điều phục rất nhiều bản năng của phàm phu tục tử để trở nên thuần lương và tu tập là cả một quá trình chứ không dễ. Vì thế chư tổ có dạy “Tu như đi trên dòng nước ngược. Không tiến ắt sẽ lùi”. Tu mới cần đi trên dòng nước ngược, tu mới cần nỗ lực, tu mới cần cố gắng, còn không tu thì không cần gì cả chúng ta cứ buông nó tự trôi theo dòng. Dù tu một hành động nhỏ chúng ta cũng cần phải cố gắng vì bản năng theo thói quen của chúng ta rất mạnh. Vì vậy tu tập một ngày đã khó huống chi là chúng ta tu tập cả đời
Cần có sự chánh niệm
Nên khi đến trong một môi trường giáo dục đạo đức như chùa chiền, chúng ta mới được dạy từ li từ tý cặn kẽ, nhưng mà đôi khi chúng ta chỉ biết là một lẽ còn làm là một vấn đề khác. Có những người biết sai nhưng vẫn làm sai vì không thể thắng nổi bản năng. Vì vậy con người cần phải có sự chánh niệm, có sự tu tập, có chỗ bám víu từ niềm tin cho đến lý tưởng, và trong đó sự ràng buộc tốt nhất là giới luật. Giới luật tôi luyện cho lý trí của con người càng lúc càng được mạnh mẽ và vững vàng hơn, mà điều này phải được tôi luyện từng ngày trong cuộc đời chúng ta. Nhiều năm trôi qua thì bắt đầu lý trí này được đạo đức, sự lương thiện ươm vào làm cho con người chúng ta bắt đầu có những động lực mạnh mẽ để trở nên lương thiện.
Người xưa có nói câu là “thế nhân thùy vô quá cãi chi vị thánh hiền” tức là giữa con người này không ai không lỗi lầm, không ai không sai lầm theo những bản năng nhưng mà bản năng được khắc phục, được thay đổi để chuyển hóa, để trở nên thuần lương thánh thiện, thì thay đổi chuyển hóa đó trở thành thánh thiện. Như vậy muốn làm thánh hay phàm đều lệ thuộc vào nghị lực và sự quyết đoán của mỗi chúng ta. Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng sự tiềm ẩn của bản năng là điều suốt đời chúng ta phải canh nó để giữ nó, phải kiềm nó, phải thúc liễm nó.
"Câu chuyện giữa Đức Phật và một người cư sĩ tên là Kêsi – ông là người huấn luyện ngựa. Một hôm anh đi đến yết kiến Đức Phật và Đức Phật hỏi ông về cách huấn luyện ngựa để nó trở nên thuần thục như thế nào? Người huấn luyện ngựa này ông mới trả lời với Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn con có 3 cách để huấn luyện một con ngựa mà gọi là không thuần thục trở nên thuần thục
Cách huấn luyện đầu tiên là nhu nhuyến nhẹ nhàng
Cách huấn luyện thứ hai là mạnh mẽ thô bạo
Cách huấn luyện thứ 3 là kết hợp cả mạnh mẽ thô bạo và nhu nhuyến mềm mại
Đức Phật nói rằng cả 3 cách này mà ngươi không huấn luyện được con ngựa thì sao? Nói là lúc đó còn sẽ giết nó vì nó đã làm nhục thầy của con.
Kêsi mới nói rằng Đức Thế Tôn là một bậc điều ngự tức là điều phục những chúng sinh can cường khó độ, vậy thì trong quá trình ngài điều phục những chúng sinh can cường khó độ ngài dùng những phương pháp gì? Thì lúc đó Đức Phật nói ta cũng giống như ngươi, ta cũng có 3 phương pháp tức là nhu nhuyến, thô bạo và kết hợp cả hai.
Kêsi lại hỏi rằng: Vậy là nếu mà có những người ngoan cố tức là can cường mà cả bản thân Đức Thế Tôn không độ được thì Đức Thế Tôn phải làm gì? Đức Thế Tôn nói ta cũng giết nó.
Câu này làm cho người huấn luyện ngựa Kasi ngạc nhiên quá vì Đức Thế Tôn giết không thể là đoạn mạng người? Đức Phật nói: đúng vậy, ta không phải giết là đoạn mạng người. Nhưng mà dùng pháp nhu nhuyến để điều phục thì ta dạy là nên lương thiện để được nhiều phước báo. Rồi kẻ nào mà ngoan cố hơn thì chúng ta thô bạo tức là ta nói làm tội ác sẽ bị đọa sa vào con đường xấu hay là địa ngục.
Rồi hạng thứ 3 là ta kết hợp cả hai là vừa thô bạo rồi vừa nhu nhuyến mà không thể điều phục được nữa thì cuối cùng tăng đoàn từ bỏ người đó, xem như người đó chết rồi. Đó là cách mà Đức Phật nói giết nó. Đây là cách điều phục của Đức Phật dạy như vậy“
Sự tu tập đó là nhiệm vụ của chúng ta về tiềm phục căn bản phiền não trong người của mình. Người ta có câu “Nhất tu thị, nhị tu gia, thứ ba mới tu chùa”.
Nhất tu thị: là tu ở chợ mà trong thiền tông người ta gọi là Thỏng tay vào chợ” có nghĩa là ở ngay chỗ ồn nào rộn ràng mà vẫn còn tu tập được giữ mình được là không phải dễ.
Nhị tu gia: là ở gia đình không dễ tu như chúng ta nghĩ. Những gì ở trong nhà nó ràng buộc chúng ta mọi thứ.
Thứ ba tu chùa: chùa là một môi trường tạm thời để tránh được các duyên trần. Nhiều khi ở gia đình chúng ta tu không được, nhưng mà đến chùa có chị em đạo bạn, có một hoàn cảnh cách ly để giúp chúng ta dễ dàng tu tập hơn.
Nên tu hành và điều kiện tu hành để giúp chúng ta tiếp thu được những lời dạy tốt đẹp mà tôi luyện cho lý trí vững chắc, điều phục bớt dần những gốc rễ dây mơ rễ má của phiền não. Có thể ngày hôm nay chúng ta bại với lòng sân nhưng mà chúng ta kiềm chế và thư giãn thì một lần không thắng được thì nhiều lần sẽ thắng.
Điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra được rằng là mình có khuyết điểm mạnh về góc độ nào? Có người tham sắc mạnh, có người tham tài mạnh, có người tham danh mạnh, có người tham ăn mạnh, có những tham ngủ mạnh. Như vậy từ góc độ đó để chúng ta dùng lý trí học tu, chúng ta nâng cao về đời sống đạo đức hay là tính lương thiện để có thể kiềm chế được cái ham mê cái nào nặng.
Giống như bác sĩ muốn trị bệnh bệnh nhân thì trước hết phải biết bệnh nhân bệnh gì thì sau đó mới trị. Cũng vậy chúng ta muốn chuyển hóa thay đổi thì chúng ta cũng phải biết được chúng ta nhược điểm cái nào lớn, nghiệp chướng trần lao cái gì nặng, và chúng ta dùng pháp để đối trị cho nó phù hợp với những cái đó.
Bên cạnh đó một điều không thể thiếu là nuôi dưỡng chánh niệm. Khi lòng chúng ta có nuôi dưỡng chánh niệm càng cao thì khả năng chúng ta kiểm soát mình và kiềm chế tất cả những sự phát tác của sai lầm càng tốt. Vì vậy sự tu tập mà thiếu đi chánh niệm thì việc tu trở thành tín ngưỡng, chỉ là một cách tu suông.
Tụng kinh niệm Phật là lúc chúng ta có thời gian để rũ đi những vọng niệm, tội lỗi, để lòng chúng ta được thanh thản. Chúng ta phải có một sự tập trung cao độ, dựa vào câu niệm Phật trì chú hoặc sự hành thiện, nếu không có những nhân tố này thì rất có để chúng ta có đủ sức mà kiểm soát mình một cách tốt đẹp.
Nghĩa là khi một người đã có Phật pháp ở trong lòng nếu có gạt họ cũng còn chừa cho người khác một đường sống. Nhưng mà một người không có lương tâm đạo đức, không có Phật pháp ở trong lòng thì đa phần khi gạt rồi là đẩy người vào chỗ chết, sống chết là việc của người ta, họ không có bận lòng. Tức là họ sống hoàn toàn thuần vào bản năng, thuần vào sự tham lam của họ rồi mà không màng đến người khác như thế nào? Cho nên đạo đức trong lời Phật dạy là một trong những cách để tôi luyện lý trí của chúng ta cho mạnh thì mới có thể kiềm chế và hạn chế đi sự sai lầm.
Có câu “Sống không vì mình là trời tru đất diệt”, đây là một câu đầu độc con người sống về gần với bản năng. Bởi vì cơ bản nhất con người sống chính mình. Còn mình muốn bản thân nó sống cho người khác mình phải dạy rất nhiều, mình phải năn nỉ, mình phải yêu cầu, tôi luyện, khuyên bảo nó, thậm chí khuyên cả đời chưa chắc gì nó sống cho người khác, nên sống cho chính nó cần khuyên không? Khỏi cần khuyên vì sống cho chính nó là bản năng của con người
>> Vì vậy nên giáo dục con người để dùng lý trí, để kiểm soát bản năng lại, để biết sống cho người khác, phải có tình thương, phải có đạo lý, phải nghĩ đến nhân quả, phải có lòng từ, để những yếu tố này soi vào trong người thì bắt đầu chúng ta mới sống được cho người khác. Cho nên câu “sống không vì mình trời tru đất diệt” là câu hại xã hội, khuyến con người sống lại cho chính mình thì điều này không ai giúp đỡ ai,
Và việc trao rèn về nhân cách đạo đức phải dùng tư duy, lý trí can thiệp nhiều lắm khi mà bản năng chưa trỗi dậy thì chúng ta hãy giáo dục chúng ta bằng cách đó, giáo dục khi những lúc tỉnh táo còn khi mất điên rồi chúng ta không có nói được. Cũng như khi mà đứa trẻ còn nhỏ thì chúng ta nên dạy nó vì để lớn lên nó trở thành kẻ ngông rất khó “dạy con từ thuở còn thơ”
Cho nên để trở thành thần thánh thì chúng ta phải điều phục rất nhiều bản năng của phàm phu tục tử để trở nên thuần lương và tu tập là cả một quá trình chứ không dễ. Vì thế chư tổ có dạy “Tu như đi trên dòng nước ngược. Không tiến ắt sẽ lùi”. Tu mới cần đi trên dòng nước ngược, tu mới cần nỗ lực, tu mới cần cố gắng, còn không tu thì không cần gì cả chúng ta cứ buông nó tự trôi theo dòng. Dù tu một hành động nhỏ chúng ta cũng cần phải cố gắng vì bản năng theo thói quen của chúng ta rất mạnh. Vì vậy tu tập một ngày đã khó huống chi là chúng ta tu tập cả đời
Cần có sự chánh niệm
Nên khi đến trong một môi trường giáo dục đạo đức như chùa chiền, chúng ta mới được dạy từ li từ tý cặn kẽ, nhưng mà đôi khi chúng ta chỉ biết là một lẽ còn làm là một vấn đề khác. Có những người biết sai nhưng vẫn làm sai vì không thể thắng nổi bản năng. Vì vậy con người cần phải có sự chánh niệm, có sự tu tập, có chỗ bám víu từ niềm tin cho đến lý tưởng, và trong đó sự ràng buộc tốt nhất là giới luật. Giới luật tôi luyện cho lý trí của con người càng lúc càng được mạnh mẽ và vững vàng hơn, mà điều này phải được tôi luyện từng ngày trong cuộc đời chúng ta. Nhiều năm trôi qua thì bắt đầu lý trí này được đạo đức, sự lương thiện ươm vào làm cho con người chúng ta bắt đầu có những động lực mạnh mẽ để trở nên lương thiện.
Người xưa có nói câu là “thế nhân thùy vô quá cãi chi vị thánh hiền” tức là giữa con người này không ai không lỗi lầm, không ai không sai lầm theo những bản năng nhưng mà bản năng được khắc phục, được thay đổi để chuyển hóa, để trở nên thuần lương thánh thiện, thì thay đổi chuyển hóa đó trở thành thánh thiện. Như vậy muốn làm thánh hay phàm đều lệ thuộc vào nghị lực và sự quyết đoán của mỗi chúng ta. Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng sự tiềm ẩn của bản năng là điều suốt đời chúng ta phải canh nó để giữ nó, phải kiềm nó, phải thúc liễm nó.
"Câu chuyện giữa Đức Phật và một người cư sĩ tên là Kêsi – ông là người huấn luyện ngựa. Một hôm anh đi đến yết kiến Đức Phật và Đức Phật hỏi ông về cách huấn luyện ngựa để nó trở nên thuần thục như thế nào? Người huấn luyện ngựa này ông mới trả lời với Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn con có 3 cách để huấn luyện một con ngựa mà gọi là không thuần thục trở nên thuần thục
Cách huấn luyện đầu tiên là nhu nhuyến nhẹ nhàng
Cách huấn luyện thứ hai là mạnh mẽ thô bạo
Cách huấn luyện thứ 3 là kết hợp cả mạnh mẽ thô bạo và nhu nhuyến mềm mại
Đức Phật nói rằng cả 3 cách này mà ngươi không huấn luyện được con ngựa thì sao? Nói là lúc đó còn sẽ giết nó vì nó đã làm nhục thầy của con.
Kêsi mới nói rằng Đức Thế Tôn là một bậc điều ngự tức là điều phục những chúng sinh can cường khó độ, vậy thì trong quá trình ngài điều phục những chúng sinh can cường khó độ ngài dùng những phương pháp gì? Thì lúc đó Đức Phật nói ta cũng giống như ngươi, ta cũng có 3 phương pháp tức là nhu nhuyến, thô bạo và kết hợp cả hai.
Kêsi lại hỏi rằng: Vậy là nếu mà có những người ngoan cố tức là can cường mà cả bản thân Đức Thế Tôn không độ được thì Đức Thế Tôn phải làm gì? Đức Thế Tôn nói ta cũng giết nó.
Câu này làm cho người huấn luyện ngựa Kasi ngạc nhiên quá vì Đức Thế Tôn giết không thể là đoạn mạng người? Đức Phật nói: đúng vậy, ta không phải giết là đoạn mạng người. Nhưng mà dùng pháp nhu nhuyến để điều phục thì ta dạy là nên lương thiện để được nhiều phước báo. Rồi kẻ nào mà ngoan cố hơn thì chúng ta thô bạo tức là ta nói làm tội ác sẽ bị đọa sa vào con đường xấu hay là địa ngục.
Rồi hạng thứ 3 là ta kết hợp cả hai là vừa thô bạo rồi vừa nhu nhuyến mà không thể điều phục được nữa thì cuối cùng tăng đoàn từ bỏ người đó, xem như người đó chết rồi. Đó là cách mà Đức Phật nói giết nó. Đây là cách điều phục của Đức Phật dạy như vậy“
Sự tu tập đó là nhiệm vụ của chúng ta về tiềm phục căn bản phiền não trong người của mình. Người ta có câu “Nhất tu thị, nhị tu gia, thứ ba mới tu chùa”.
Nhất tu thị: là tu ở chợ mà trong thiền tông người ta gọi là Thỏng tay vào chợ” có nghĩa là ở ngay chỗ ồn nào rộn ràng mà vẫn còn tu tập được giữ mình được là không phải dễ.
Nhị tu gia: là ở gia đình không dễ tu như chúng ta nghĩ. Những gì ở trong nhà nó ràng buộc chúng ta mọi thứ.
Thứ ba tu chùa: chùa là một môi trường tạm thời để tránh được các duyên trần. Nhiều khi ở gia đình chúng ta tu không được, nhưng mà đến chùa có chị em đạo bạn, có một hoàn cảnh cách ly để giúp chúng ta dễ dàng tu tập hơn.
Nên tu hành và điều kiện tu hành để giúp chúng ta tiếp thu được những lời dạy tốt đẹp mà tôi luyện cho lý trí vững chắc, điều phục bớt dần những gốc rễ dây mơ rễ má của phiền não. Có thể ngày hôm nay chúng ta bại với lòng sân nhưng mà chúng ta kiềm chế và thư giãn thì một lần không thắng được thì nhiều lần sẽ thắng.
Điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra được rằng là mình có khuyết điểm mạnh về góc độ nào? Có người tham sắc mạnh, có người tham tài mạnh, có người tham danh mạnh, có người tham ăn mạnh, có những tham ngủ mạnh. Như vậy từ góc độ đó để chúng ta dùng lý trí học tu, chúng ta nâng cao về đời sống đạo đức hay là tính lương thiện để có thể kiềm chế được cái ham mê cái nào nặng.
Giống như bác sĩ muốn trị bệnh bệnh nhân thì trước hết phải biết bệnh nhân bệnh gì thì sau đó mới trị. Cũng vậy chúng ta muốn chuyển hóa thay đổi thì chúng ta cũng phải biết được chúng ta nhược điểm cái nào lớn, nghiệp chướng trần lao cái gì nặng, và chúng ta dùng pháp để đối trị cho nó phù hợp với những cái đó.
Bên cạnh đó một điều không thể thiếu là nuôi dưỡng chánh niệm. Khi lòng chúng ta có nuôi dưỡng chánh niệm càng cao thì khả năng chúng ta kiểm soát mình và kiềm chế tất cả những sự phát tác của sai lầm càng tốt. Vì vậy sự tu tập mà thiếu đi chánh niệm thì việc tu trở thành tín ngưỡng, chỉ là một cách tu suông.
Tụng kinh niệm Phật là lúc chúng ta có thời gian để rũ đi những vọng niệm, tội lỗi, để lòng chúng ta được thanh thản. Chúng ta phải có một sự tập trung cao độ, dựa vào câu niệm Phật trì chú hoặc sự hành thiện, nếu không có những nhân tố này thì rất có để chúng ta có đủ sức mà kiểm soát mình một cách tốt đẹp.
Thích Phước Tiến