Giá trị văn hoá chùa Diên Phúc
Chùa Diên Phúc là tên tự (chữ) của chùa làng, xã Sơn Đồng (Hoài Đức). Từ thành phố Hà Đông đi về huyện ly Hoài Đức đến ngã tư Sôn Đồng thì tới chùa. Chùa được xây dựng trên dện tích rộng, quay về hướng nam.Chùa Sơn Đồng không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài xã mà ngôi chùa nay còn lưu giữ được nhiều giá trị với hệ thống các hiện vật qý như đồ thờ, hệ thống tượng cũng như kiến trúc độc đáo. Tam quan dồng thời là gác chuông ở ngay giáp đường liên huyện được xây ba gian dàn ngangkiểu chồng diêm 2 tầng 4 mái trước và sau. Bộ khung bằng gỗ như tầng dưới đặt trên những trụ gạch, chính giữa trổ 3 cửa xây cuốn.
Tầng trên treo quả chuông ‘Diên Phúc Tự Trung’’ cao 1,331m đúc năm thành thái 3(1891) và chiếc khánh đồng ‘Dên Phúc Tự Khánh” cao 0m50, rộng 1,19m đúc năm Ming Mạng đều thuôc loại lớn.
Qua Tam quan vào vườn chùa rợp bóng mát của nhưng cây cổ thụ gợi một thế giới tự nhiên hoang sơ , cuối vườn là một tường hoa ngăn với bên trong là kiến trúc tôn giáo của đời sống tâm linh .Nếu đàu tường bên trái là cổng vào đền Thượng ở phía sau chùa thì dầu tường bên phải là chùa. Qua cổng chùa , từ trong nhìn ra thành hai khu: Khu bên phải khang trang với diện Mẫu, nhà thờ tổ, nhà khách, phòng tăng... Khu bên trí là phần chùa cổ kính, mở đầu là vườn hoa cây cảnh, tiếp đến sân gạch có bể non bộ, cối sân là nhà tam bảo gồm ba nhà tiền đường -Thiên hương - Thượng điên gắn bó với nhau theon kiểu chữ công.
Tiền đường dang hàng ngang 7 gian tường hồi bít đốc, mỗi vì uốn có 4 hàng chân cột nhưng đằng trước thêm hàng cột hiên để tạo ra cái hiên chùa thoáng đãng làm không gian chuyển tiếp. Nếu trên hai câu đầu ghi những lời chúc: Càn -Nuyên -Nanh -Lợi -Trinh và Phú -Quý -Thọ -Khang –Ninh thì xà nóc ghi rõ năm dựng là Nhâm Ngọ niên hiệu bảo đại (1942). Đấy là lần sửa chùa gần đây mà dân làng đã mua hẳn một ngôi đình ở thị trấn Phùng (Đan Phượng )về làm lại, có tận dụng một số bộ phận cũ được dùng làm kẻ và ván rong ở hiên trạm rồng, mây, hoa, lá thuộc thế kỉ XVll sang thế kỉ XVlll trong đó có tấm ván rong trên kẻ giap hồi phải chạm cả gia đình nhà hổ có bố, mẹ và con cái âu yếm nhau. Từ gian giữa tiền đường chạy về phía sau toà thiên hương ba gian dọc, để rồi lại nối toà thượng điện ba gian dàn ngang tạo thành chữ công. Bộ khung những nhà này thuộc giai đoạn muộn, song trên hai vỉ ruồi của Thượng điện còn giữ được những trạm hổ phù, rồng và mây lửa thuộc đầu thế kỉ XVll. Trong chùa còn giữ được nhiều tượng, tất cả đều sơn thiếp rực rỡ, được bày từ nửa trong của thiên hương và Thượng điện, ngoà ra còn các bộ tượng Hộ Pháp, Đức Ông và Thánh Tăng ở Tiền đường. Trên Phật điện chính, từ cao xuống thấp, từ xa đến gần có: Bộ Tam Thế uy nghi, bộ Di Đà Tam Tôn, rồi đén Thich Ca thành đạo, Di lặc cầm quả đào. Phía trước có hai hàng tượng toà cửu long , nếu hàng trước có đai Diệu Tường và Pháp Hoa Lâm là hai bồ tát. Dọc tường hồi hai bên thượng điện là bộ thâp Điện Diêm Vương. Cuối hai gian bên của Thượng Điện là các bộ tượng Quan Âm Thiên Phủ Thiên Nhỡn và Quan Âm Tống Tử. Hầu hết các tượng ở đây đều thuộc phong cavhs Nguyễn muộn thế kỷ XllX sang đầu thế kỷ XX, song pho Quan Âm Thiên Phủ Thiên Nhỡn có phong cách sớm hơn nhiều, đồng thời còn một ít mảng chạm cổ còn lại: Tượng cao 1,06m ngồi trên đài sen, dáng thanh tú, đầu đội mũ có những bông sen nổi rất cao. Ngoài ra chùa sơn Đồng cong giữ được nhiều hiện vật quý như hoành phi, câu đối, bát hương, bình hoa, cây đèn...và 5 tấm bia đá thuộc các năm 1902 và 1912...Gìn giữ và phát huy giá trị của ngôi chùa này, hằng năm nhân dân trong làng luôn cắt đặt để cùng với các sư trông coi và chăm lo việc hương khói . Cac cụ cao tuổi trong làng cũng thường xuyên ra chùa làm vệ sinh, quét dọn để ngôi chùa được khang trang , sạch đẹp . Vào những ngày lễ, rằm, mồng một, chùa làng Sơn Đồng là nơi đến sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của rất nhiều phật tử khắp các nơi trong huyện.
Một số hình ảnh về ngôi chùa :