GIỮ ĐẠO THẦY TRÒ
Tám mươi tuổi, niên kỷ ta không thấy Đức Khổng Phu Tử bàn đến; vì ngài thọ 73 tuổi,Ngài chỉ nói về mình đến tuổi bảy mươi là hết, rằng: “… thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ” (… đến bảy mươi tuổi thì [ta] cứ theo cái muốn của lòng mình mà vẫn không ra ngoài khuôn phép). Thế mà vào lúc đã tám mươi tuổi, thầy Dương Thiệu Tống (1924-2008) vẫn còn sáng suốt nói một câu dạt dào tình cảm: “Ở vào tuổi tám chục, tôi vẫn còn có một người thầy!”.Trong tập san Hàm Nghi Yêu Dấu số 5 (năm 2008)có in một tấm hình hai lão ông đang trao và nhận quà.Họ già đến da nhăn má hóp, những đốm đồi mồi đã lộ rõ trên nền trán chồng chất mối ưu tư, râu tóc chỉ còn lưa thưa mấy sợi; nên khó mà nhận biết ai già hơn ai.Càng xúc động hơn khi đọc lời chú thích dưới bức ảnh:“Thầy Dương Thiệu Tống tặng quà cho thầy Hà Thúc Chính”. Đó là hình nền của bài “Tôi Còn Có Một Người Thầy” của tác giả Dương Thiệu Tống. Nội dung bài viết,tác giả thuật lại những kỷ niệm đã ngoài sáu mươi năm qua về người thầy cũ của mình, mà bấy giờ tác giả vẫn còn nhớ rõ từng đặc điểm của thầy mình: “… Thầy còn rất trẻ, đẹp trai với đôi gọng kính vàng… Điều tôi nhớ nhất ở thầy là tiếng cười của thầy rất to, giọng thầy rất khỏe…”. Đó là thầy Hà Thúc Chính dạy môn tiếng Anh cho thầy Dương Thiệu Tống vào năm 1937, là một trong vài ba thầy người Việt Nam đầu tiên dạy tiếng Anh ở bậc trung học Pháp vào thời ấy. Sau ngày đất nước thống nhất, điều cảm động nhất là thầy Chính từ miền Bắc vào đã tìm đến thăm người học trò cũ của mình; điều mà thầy Tống cứ nghĩ “Tôi không chắc thầy còn nhớ đến tên tôi hay không trong số hàng nghìn học sinh đã thụ giáo với thầy…”. Và càng cảm động hơn khi thầy Chính đã nói lên những lời tâm huyết mà thầyđã ưu ái dành cho người học trò cũ của mình lúc thầyt rò vừa hội ngộ: “Không những tôi đã không quên tên anh mà trong suốt thời gian kháng chiến, tôi đã theo dõi hoạt động giáo dục của anh trong nước cũng như ở nước ngoài. Thậm chí tôi cũng đã nghe tiếng nói của anh qua lời phát biểu về giáo dục Việt Nam trên đài phát thanh nước ngoài trong thời gian du học… Tôi rất mừng vì trong hoàn cảnh nào anh vẫn giữ được cáit âm trong sạch của một nhà giáo”.Quả đúng như lời nhận xét của thầy mình, thầy Dương Thiệu Tống đã làm sáng danh nước nhà qua đềt ài “Mô hình trường trung học kiểu mẫu”. Năm1982,Liên Xô mời phái đoàn trí thức miền Nam đã được Âu Mỹ đào tạo qua Nga tham quan nghiệp vụ. Phái đoàn ấy gồm năm người trong đó có thầy Dương ThiệuTống. Một hôm, chuyên gia Liên Xô trình bày một chương trình trung học kiểu mẫu rất hiện đại. Nhưngbất ngờ, thầy Dương Thiệu Tống cho biết chương trình ấy là do chính ông thiết lập cho giáo dục quốc tế từ lâu tại Hoa Kỳ. Mô hình này được xây dựng nhằm mục đích nghiên cứu áp dụng cho tất cả các trường, đặc biệt là các trường ở những thành phố nhỏ, nơi không thể mở các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề riêng lẻ. Tùy yêu cầu địa phương sẽ đẩy mạnh nghề biển,nông, thương… Vì không phải học sinh nào học xong phổ thông cũng có khả năng vào đại học nên mụcđích của mô hình nầy là dù học ngành gì, sau bậc phổ thông học sinh phải biết ít nhất một lãnh vực chuyên môn để có thể phục vụ cho gia đình hoặc địa phương mình sinh sống. Đây là mô hình phối hợp giáo dục phổ thông và giáo dục hướng nghiệp. Lần đầu tiên ở ViệtNam năm 1965, trường áp dụng lối thi tuyển bằng trắcnghiệm khách quan bao gồm một số bài trắc nghiệm phụ và các môn: Văn, Toán, Khoa học thường thức; chútrọng việc khảo sát trí thông minh hơn là khả nănghọc tập, khả năng thuộc bài, nhớ sách. Mô hình này được thực hiện tốt đẹp tại Việt Nam trong mười năm ở trường Kiểu mẫu Thủ Đức và một số trường khác trong nước, nhưng tiếc thay bị ngưng lại sau năm1975 .Kể từ buổi thầy trò hội ngộ đầy cảm động ấy cho đếnlúc thầy Hà Thúc Chính vĩnh viễn ra đi (26-7-2001), thầyDương Thiệu Tống cùng các bạn bè năm xưa thường mời thầy cô Hà thúc Chính đến chủ tọa các buổi họpmặt đầu năm của cựu học sinh Quốc Học, Đồng Khánh và Providence. Đó là niềm vinh dự của tất cả cựu họcsinh. Ngày đến dự lễ tang thầy, thầy Dương Thiệu Tống đã bùi ngùi tâm niệm trước vong linh người thầy kính yêu: “Nếu trong đời người mọi sự gặp gỡ may mắn đềulà do duyên phận thì có lẽ tôi đã có cái duyên được gặp thầy. Riêng thầy chắc không thể nào ngờ rằng mộttrong những cậu học trò bé nhỏ của thầy năm xưa,nay đã trở thành một ông già tám mươi tuổi được hân hạnh đại diện lớp học đầu tiên quỳ lạy trước linh cữucủa thầy, nước mắt tràn trề với đôi lông mày đã nhuốm bạc…”. Thầycòn khẳng định: “Nếu tôi không có tình cảm trong nghĩa thầy trò ấy thì có lẽ tôi không còn tồn tại trong nghề thầy đến ngày hôm nay”.Gieo giống lành thì cho quả ngọt. Thầy Dương ThiệuTống cũng đã được các thế hệ học trò cũ hết lòng kính yêu - Ngày sinh thứ 82 của thầy, các bạn đã đến chúc thọ thầy tại nhà riêng. Thầy đã bồi hồi xúc động: “Các anh đã mang lại niềm hạnh phúc cho tôi” khi nhìn vềphía cầu thang, thấy một học trò cũ tóc đã đổi màu,đang khệ nệ bưng chiếc bánh sinh nhật dò bước lên lên gác. Trong cuộc hàn huyên tâm sự thầy trò; có hai điều gieo cho chúng tôi những ấn tượng sâu sắc hơn nữa về người thầy của mình. Trước hết là niềm tự hào dân tộc về truyền thống “tôn sư trọng đạo” mà thầy có dịp thể hiện với những người bạn quốc tế. Thầy kể:“Tôi có người bạn thân hồi còn học ở trường Đại học Columbia, Washington, Hoa Kỳ năm 1966-1969 là tiếnsĩ Tim Abraham. Năm 2001 khi đến thăm tôi, ông lấy làm ngạc nhiên vì tình nghĩa thầy trò sâu đậm của học trò đối với thầy. Năm 2004 ông đến Việt Nam lần nữa,lúc này sức khỏe của tôi không được tốt, anh Phước tiếp bạn của thầy như một người thầy cũ. Ông cảm động lắm. Lúc chia tay ông ôm tôi và nói to: ‘Tuyệt vời,Việt Nam tuyệt vời’!”. Và thầy còn nói rõ thêm: “Người thầy phải trung thực, trong sạch, gương mẫu, có lòng yêu nghề mến trẻ… Và dĩ nhiên “sư” phải thế nào mới được “tôn”. Điều thứ hai là lòng yêu quê hương đấtnước chân chính của thầy. Trước khi chia tay, thầy nói như để căn dặn học trò mình: “Ngày xưa khi đi du học ởnước ngoài tôi có ghi lời cam kết là học để phục vụ quê hương. Tôi đã thực hiện được điều đó. Bây giờ sốngđến tuổi này, nhìn lại tôi cũng có được nhiều điều đúng điều sai, nhưng điều đúng đắn nhất mà tôi đã làm là luôn luôn tự hào là đã ở lại Việt Nam”.Một người đến tuổi 80 mà trước sau giữ tròn đạo nghĩa người học trò son sắt thủy chung:Mà nay bến cũ, con đò cũ Ngồi nhớ người đưa lẫn bến sông.(Viễn xứ nhớ nguồn - Bàn Thạch - Dương Thiệu Tống)Hơn thế nữa, là một người thầy mà đến tuổi này vẫn chưa quên đám học trò ngày xưa tóc hãy còn xanh mà bây giờ đã hóa bạc:Bến sông, ông lái, con đò nhỏ Vương vấn trong tim khách bạc đầu.(Tâm sự ông lái đò - Bàn Thạch - Dương Thiệu Tống)Cảm nhận được tấm lòng nhân hậu, thủy chung nơi hai vị tiền bối của nền giáo dục nước nhà; rồi nhìn lại tình trạng sa sút đạo đức đến mức trầm trọng của xã hội hiện nay. Câu nói bất hủ của học giả Lê Quý Đôn đáng là một hồi chuông cảnh tỉnh: “Lo sợ nhất cho giáo dục là trò khinh thầy, và kẻ sĩ quay lưng với thời cuộc”.
Bài & ảnh:
H Ả I TRÌNH
(Theo tạp chí văn hóa Phật giáo)