Khoá Tụng Thống Nhất: Kinh Vô Ngã Tính


KINH VÔ NGÃ TÍNH

 
Tôi được nghe như vầy:
Một thời đức Thế Tôn
Lưu trú ở vườn Nai
Gần thành Ba La Nại.
Bấy giờ đức Thế Tôn
Gọi năm Tỳ khưu đến
Rồi dạy bảo thế này:
Thân thể không phải ta
 
Không phải là của ta
Không phải là tự ngã.
Nếu thân thể thực sự
Thuộc chủ quyền của ta
Thì chắc chắn nó sẽ
Không đau đớn, bệnh tật
Như mọi người mong muốn.   o
 
Lại nữa, người trên đời
Vẫn thường hay cầu xin:
Mong thân này mạnh khỏe
Đừng ốm đau, bệnh tật.
Nhưng này các Tỳ khưu!
Thân thể này quả thực
Không phải ta, của ta
Không phải là tựngã,
Nên đau đớn, bệnh tật
 
 
Là đặc tính của thân
Không thể không đau đớn
Không thể không bệnh tật
Như mọi người mong muốn.   o
 
Và này các Tỳ khưu!
Không chỉ có thân thể
Mà cảm giác, tri giác
Tình cảm hay phản ứng
Sao, lưu và chuyển giao
Năm tổ hợp vận hành
Tạo nên tiến trình sống
Của tất cả chúng sinh,
Chúng không phải là ta
Chúng không phải của ta
Cũng không phải tự ngã,
 
Nếu năm tổ hợp ấy
Thực sự là của ta
Thì chắc chắn chúng sẽ
Không đau đớn, bệnh tật
Như mọi người mong muốn.   o
 
Lại nữa, người trên đời
Vẫn thường hay cầu xin:
Mong cảm giác này khỏe
Đừng ốm đau, bệnh tật,
Mong tri giác này khỏe
Đừng ốm đau, bệnh tật,
Mong tình cảm, phản ứng
Đừng ốm đau, bệnh tật,
Mong sao, lưu, chuyển giao
Đừng ốm đau, bệnh tật.
 
Nhưng này các Tỳ khưu!
Thực sự năm tổ hợp
Không phải ta, của ta
Không phải là tự ngã
Nên đau đớn, bệnh tật
Là đặc tính của chúng
Không thể không đau đớn
Không thể không bệnhtật
Như mọi người mong muốn.   o
 
Và này các Tỳ khưu!
Thân thể là thường còn
Hay nó luôn biến đổi?
Các Tỳ khưu thưa rằng:
Thân thể luôn biến đổi.
Thế Tôn hỏi tiếp rằng:
 
Cái gì hay biến đổi
Ai luyến ái với nó
Sẽ chịu khổ hay vui?
Năm Tỳ khưu thưa rằng:
Chắc chắn sẽ chịu khổ.
Thế tôn hỏi tiếp rằng:
Thân thể vốn vô thường
Biến hoại hay thay đổi
Theo quy luật tự nhiên
Vậy cớ sao cho rằng
Là ta hoặc của ta
Hay tự ngã của ta
Những khái niệm bất biến?  o
 
Và này các Tỳ khưu!
Không chỉ có thân thể
 
Mà cảm giác, tri giác
Tình cảm hay phản ứng
Sao, lưu và chuyển giao,
Năm tổ hợp vậnhành
Tạo nên tiến trình sống
Của tất cả chúng sinh
Là thường hay vô thường?
Các Tỳ khưu thưa rằng:
Tất cả đều vô thường.
Phật lại hỏi tiếp rằng:
Cái gì hay biến đổi
Ai luyến ái với nó
Sẽ chịu khổ hay vui?
Các Tỳ khưu thưa rằng:
Chắc chắn sẽ chịu khổ.
 
 
Cảm giác và tri giác
Tình cảm hay phản ứng
Sao, lưu và chuyển giao
Tất cả đều vô thường
Biến hoại và thay đổi
Theo quy luật tự nhiên,
Vậy cớ sao cho rằng
Là ta hoặc của ta
Hay tự ngã của ta
Những khái niệm bất biến?   o
 
Các Tỳ khưu thưa rằng:
Không thể như vậy được
Mọi cảm giác, tri giác,
Tình cảm hay phản ứng Sao,
lưu và chuyển giao
 
Dù ở trong quá khứ
Hiện tại hay vị lai
Bên trong hoặc bên ngoài
Thô thiển hay vi tế
Cao cả hoặc thấp hèn
Ở gần hay ở xa
Cần phải thấy xác thực
Chúng là các tổ hợp!
Chúng không phải là ta
Cũng không phải của ta
Không phải tự ngã ta.   o
 
Và này các Tỳ khưu!
Đệ tử đấng Giác Ngộ
Khi được nghe và thấy
Sự thực như vậy rồi
 
Liền sinh tâm nhàm chán
Đối với thân thể này
Hoặc cảm giác, tri giác
Tình cảm hay phản ứng
Sao, lưu và chuyển giao,
Do sinh tâm nhàm chán
Vị ấy liền buông bỏ
Tham ái và ngộ nhận
Đối với năm tổ hợp
Nên tâm được giải thoát
Cái ta hoặc của ta
Hay tự ngã của ta
Những khái niệm bất biến.   o
 
Khi tâm đã giải thoát
Vị ấy liền biết rõ
Tâm đã được giải thoát
Và cũng biết chắc rằng,
Sinh tử đã diệt tận
Phạm hạnh đã viên thành
Với những gì nên làm
Vị ấy đã làm xong
Nên không còn đau khổ
Và chẳng còn trở lại
Các trạng thái trước đây.   o
 
Đức Thế Tôn dạy xong
Nhóm năm vị Tỳ khưu
Tâm vô cùng hoan hỷ
Nhờ vậy đượcgiải thoát
Các vi tế phiền não
Mọi mê chấp, trói buộc
Chứng an vui Niết bàn.  ooo