Tồn tại hay không tồn tại ?



Một nhà sư ngồi Thiền định ở một nơi tranh tối tranh sáng .Chúng ta có cảm tưởng đó là ở tại một hành lang của một nơi thờ tự nào đó.Không gian xung quanh thật vắng lặng,thời gian cũng không rõ vào khoảng nào trong ngày .Đối tượng chính được chiếu sáng bởi vệt sáng của ô cửa sổ hắt vào.Tác giả đã lợi dụng một cách triệt để nhất ánh  sáng của bối cảnh tạo được chiều sâu tối đa của khuôn  hình.Nhất là dưới góc độ kỹ thuật tác giả đã hoàn toàn làm chủ nó bởi sự khống chế rất tốt mật độ  sáng tối từng mảng một cách hài hòa và hợp lý .Khoảng sáng tối của bối cảnh ,góc của nhân vật được chụp ngang và rất khéo léo gối lên phần sáng của hậu cảnh .Một không khí hơi nặng nề của nhân vật mà tác giả đã tạo ra! Tôi tự đặt tên cho tác phẩm này là :”Tồn tại hay không tồn tại” bởi lý do đó.Nói chung về mặt bố cục của tác phẩm này khá là hoàn chỉnh khó có thể chê được.

Về mặt nội dung ,việc tác giả đã tạo nên một không khí hơi trầm mặc ,hơi nặng nề cho người xem là sự thành công nhất của tác phẩm này.Điều đó làm ta có thể bỏ qua tất cả những khiếm khuyết nhỏ khác để có thể nói rằng tác phẩm nhiếp ảnh này là một tác phẩm hay .

    Nhà sư nghĩ gì ?Tác giả muốn nói điều gì ? Người xem cảm nhận được gì?

    Tồn tại hay không tồn tại ? một câu hỏi lớn cho con người từ khi sinh ra đến khi mất đi .Trong Bát Nhã tâm kinh có câu  “sắc tức là không ,không tức là sắc” ?liệu một kiếp người đã đủ thời gian chứng nghiệm điều đó!Có phải chăng nhà sư ngồi trầm mặc trong bối cảnh tranh tối tranh sáng kia đang suy ngẫm điều đó mọi  sự vật hiện tượng trên thế gian này “Tồn tại hay không tồn tại” .Con đường tu hành quả là gian nan diệu vợi .Tôi nhớ lời Phật dạy không bao giờ là sai ,tôi cũng nhớ khi trò chuyện cùng một vị sư có nói :Ai cũng biết khi đổ nước sôi vào cốc nước thì ta biết cốc nước đó là nóng ,nhưng tất cả chỉ là lý thuyết ,phải cầm lấy nó và uống thì ta mới biết nó nóng như thế nào.Hay trong dân gian có câu :”Có sinh con mới biết lòng cha mẹ” ! Đó chính là cuộc đời tu hành,con đường nhận ra chân lý của cuộc sống.

Thành Văn