Bhutan đề xuất thành lập Trung tâm Kim Cang thừa
GNO - Phát biểu tại hội nghị Kim Cang thừa Quốc tế tổ chức tại thủ đô Thimphu (Bhutan) hồi tuần trước, Thủ tướng Bhutan, ông Lyonchhen Dasho Tshering Tobgay đã đưa ra một tầm nhìn mới nhằm bảo đảm việc bảo tồn và phát triển truyền thống Phật Kim Cang thừa trong thế kỷ 21, thiết lập một trung tâm quốc tế của Kim Cang thừa.
Thủ tướng lưu ý rằng bất kể trung tâm được đề xuất có nằm ở đâu, thì động lực cơ bản là tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, thực hành và bảo tồn Phật giáo Kim Cang thừa để giáo lý có thể tiếp tục phát triển trên khắp thế giới.
"Chúng ta phải có một trung tâm Kim Cang thừa quốc tế. Không quan trọng nơi được đặt, điều quan trọng là chúng ta giữ gìn tinh túy của Phật giáo Kim Cang thừa và để nó phát triển trên toàn thế giới. Đây là điều quan trọng", Tshering Tobgay nhấn mạnh.
"Nếu chúng ta cần một ngôi nhà là một trung tâm Kim Cang thừa cho hậu thế, các thế hệ tương lai, thì Bhutan có thể là một địa điểm có thể xây dựng một trung tâm như vậy. Tôi dám nói môi trường ở Bhutan là phù hợp. Chúng tôi ở Bhutan cần trung tâm này bởi vì chúng tôi đang trải qua rất nhiều thay đổi ở đây - về mặt xã hội, kinh tế, chính trị. Vì vậy, chúng tôi cần một trung tâm như thế này để giúp duy trì vào tinh hoa thực sự của chúng tôi; tinh hoa đã được các bậc thầy của chúng tôi ban cho qua nhiều thế kỷ".
Bhutan, nằm nép dưới chân núi của dãy núi Himalaya, nằm giữa 2 quốc gia lớn về kinh tế và chính trị (Ấn Độ và Trung Quốc,) là quốc gia Phật giáo Kim Cang thừa cuối cùng trên thế giới. Truyền thống thiêng liêng ấy đã ăn sâu vào trong ý thức và văn hoá của mảnh đất xa xôi này, nơi nó đã nở rộ với một lịch sử không bị gián đoạn khi được giới thiệu từ Tây Tạng bởi Đại sư Liên Hoa Sinh vào thế kỷ 8.
"Phật giáo cũng là một phần quan trọng trong di sản chung giữa Ấn Độ và Bhutan, cũng như Bhutan và các nước khác. Phật giáo vẫn là một yếu tố liên kết kéo dài hàng ngàn năm. Các cuộc hội thảo mang tính chất này sẽ góp phần tăng cường cơ sở rộng lớn hơn trong mối quan hệ giữa người dân của tất cả các quốc gia", Tshering Tobgay nói.
"Là vương quốc Kim Cang thừa còn sót lại cuối cùng, tôi khiêm tốn đề nghị tổ chức một trung tâm như vậy ở Bhutan. Nhưng bạn phải cầu chúc cho nó và bạn phải làm việc cùng chúng tôi để phát triển trung tâm này cho bản thân và cho các thế hệ tương lai của thế giới".
Đề xuất này đã được lặp lại trong một phiên họp đặc biệt sau hội nghị với sự hỗ trợ của đại biểu Khensur Geshe Jangchup Choeden, cựu trụ trì tu viện Gaden ở Ấn Độ và giám đốc điều hành của Tổ chức Geluk International Foundation.
"Đó thực sự là một điểm quan trọng để có một tổ chức mà sẽ nâng cao tiếng nói của các Phật tử Kim Cang thừa. Tôi nghĩ rằng chúng ta không nói về mặt chính trị ở đây, chúng ta đang nói về một di sản chung, một nền văn hoá, một di sản nhân bản rất quan trọng có tiềm năng giúp đỡ mọi người", ông nói.
"Tôi không nghĩ có bất cứ nơi nào khác tốt hơn Bhutan để có được loại hình tổ chức như vậy. Nhưng làm thế nào để thiết lập nó và xây dựng nó lên? Tôi nghĩ chúng ta cần phải suy nghĩ, soạn thảo rất nhiều, và sau đó đi đến một nhận thức và thỏa thuận chung từ đó chúng ta có thể làm điều gì đó ... . Tôi rất vui khi Bhutan dẫn đầu sáng kiến này và cố gắng xây dựng một điều gì đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với ngài thủ tướng khi đưa ra đề nghị này trong hội nghị".
Theo số liệu năm 2010 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, Washington DC, khoảng 75% dân số của Bhutan được xác định là Phật tử, trong đó người Hindu chiếm phần lớn số còn lại. Hầu hết các tín đồ Phật giáo ở Bhutan đều theo trường phái Drukpa Kagyu hay trường phái Nyingma của Phật giáo Kim Cang thừa.
Thủ tướng lưu ý rằng bất kể trung tâm được đề xuất có nằm ở đâu, thì động lực cơ bản là tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, thực hành và bảo tồn Phật giáo Kim Cang thừa để giáo lý có thể tiếp tục phát triển trên khắp thế giới.
"Chúng ta phải có một trung tâm Kim Cang thừa quốc tế. Không quan trọng nơi được đặt, điều quan trọng là chúng ta giữ gìn tinh túy của Phật giáo Kim Cang thừa và để nó phát triển trên toàn thế giới. Đây là điều quan trọng", Tshering Tobgay nhấn mạnh.
"Nếu chúng ta cần một ngôi nhà là một trung tâm Kim Cang thừa cho hậu thế, các thế hệ tương lai, thì Bhutan có thể là một địa điểm có thể xây dựng một trung tâm như vậy. Tôi dám nói môi trường ở Bhutan là phù hợp. Chúng tôi ở Bhutan cần trung tâm này bởi vì chúng tôi đang trải qua rất nhiều thay đổi ở đây - về mặt xã hội, kinh tế, chính trị. Vì vậy, chúng tôi cần một trung tâm như thế này để giúp duy trì vào tinh hoa thực sự của chúng tôi; tinh hoa đã được các bậc thầy của chúng tôi ban cho qua nhiều thế kỷ".
Bhutan, nằm nép dưới chân núi của dãy núi Himalaya, nằm giữa 2 quốc gia lớn về kinh tế và chính trị (Ấn Độ và Trung Quốc,) là quốc gia Phật giáo Kim Cang thừa cuối cùng trên thế giới. Truyền thống thiêng liêng ấy đã ăn sâu vào trong ý thức và văn hoá của mảnh đất xa xôi này, nơi nó đã nở rộ với một lịch sử không bị gián đoạn khi được giới thiệu từ Tây Tạng bởi Đại sư Liên Hoa Sinh vào thế kỷ 8.
"Phật giáo cũng là một phần quan trọng trong di sản chung giữa Ấn Độ và Bhutan, cũng như Bhutan và các nước khác. Phật giáo vẫn là một yếu tố liên kết kéo dài hàng ngàn năm. Các cuộc hội thảo mang tính chất này sẽ góp phần tăng cường cơ sở rộng lớn hơn trong mối quan hệ giữa người dân của tất cả các quốc gia", Tshering Tobgay nói.
"Là vương quốc Kim Cang thừa còn sót lại cuối cùng, tôi khiêm tốn đề nghị tổ chức một trung tâm như vậy ở Bhutan. Nhưng bạn phải cầu chúc cho nó và bạn phải làm việc cùng chúng tôi để phát triển trung tâm này cho bản thân và cho các thế hệ tương lai của thế giới".
Đề xuất này đã được lặp lại trong một phiên họp đặc biệt sau hội nghị với sự hỗ trợ của đại biểu Khensur Geshe Jangchup Choeden, cựu trụ trì tu viện Gaden ở Ấn Độ và giám đốc điều hành của Tổ chức Geluk International Foundation.
"Đó thực sự là một điểm quan trọng để có một tổ chức mà sẽ nâng cao tiếng nói của các Phật tử Kim Cang thừa. Tôi nghĩ rằng chúng ta không nói về mặt chính trị ở đây, chúng ta đang nói về một di sản chung, một nền văn hoá, một di sản nhân bản rất quan trọng có tiềm năng giúp đỡ mọi người", ông nói.
"Tôi không nghĩ có bất cứ nơi nào khác tốt hơn Bhutan để có được loại hình tổ chức như vậy. Nhưng làm thế nào để thiết lập nó và xây dựng nó lên? Tôi nghĩ chúng ta cần phải suy nghĩ, soạn thảo rất nhiều, và sau đó đi đến một nhận thức và thỏa thuận chung từ đó chúng ta có thể làm điều gì đó ... . Tôi rất vui khi Bhutan dẫn đầu sáng kiến này và cố gắng xây dựng một điều gì đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với ngài thủ tướng khi đưa ra đề nghị này trong hội nghị".
Theo số liệu năm 2010 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, Washington DC, khoảng 75% dân số của Bhutan được xác định là Phật tử, trong đó người Hindu chiếm phần lớn số còn lại. Hầu hết các tín đồ Phật giáo ở Bhutan đều theo trường phái Drukpa Kagyu hay trường phái Nyingma của Phật giáo Kim Cang thừa.
Văn Công Hưng (theo Buddhistdoor Global)