Khai quật những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo tại Thành phố cổ ở Pakistan
Mục đích của đạo Phật là giải thoát mọi đau khổ, vì vậy các pháp môn được thiết lập, mọi nỗ lực tu tập đều hướng về mục tiêu này. Giáo lý Tứ Diệu đế được xem là thiện pháp tối thắng.
Đức Phật đã dạy: “Này các Tỳ kheo, nếu có ai nói rằng không cần xây dựng tầng dưới của ngôi nhà, tôi sẽ xây tầng trên của ngôi nhà, sự kiện này không thể xảy ra. Cũng vậy, nếu có ai nói rằng không cần giác ngộ Tứ thánh đế, ta sẽ đoạn diệt khổ đau, sự kiện này không thể xảy ra”.
Các nhà khảo cổ Ý đã phát hiện ra tác phẩm điêu khắc và chạm khắc trong tàn tích của một ngôi già lam cổ tự và sân trong thành phố Bazira bị bỏ rơi lâu năm ở thung lũng Swat. Một số hình ảnh miêu tả cuộc sống xuất trần thượng sĩ của Thái tử Tất Đạt Đa, ngựa kiền trắc, những trân bảo trong cung điện, cho biết một bài viết về khám phá của Live Science.
Phật giáo được đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền giảng ở miền Bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước kỷ nguyên Tây lịch. Được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm khi đức Phật còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc, nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học.
Ngay từ buổi bình minh, đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các Giới luật chặt chẽ. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, ngay cả trong các quốc gia có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu, và hiện nay có khoảng trên 500 triệu Phật giáo đồ trên toàn thế giới.
Bazira là một thị trấn nhỏ nhưng đã trở thành một thành phố vào thời đế chế Kushan (đế chế Quý Sương – vào khoảng thế kỷ thứ 1-3, một cường quốc cổ đại Trung Á). Alexander Đại đế (356-323 trước kỷ nguyên Tây lịch), đã bao vây thành phố được củng cố vào năm 326 trước kỷ nguyên Tây lịch và đã được tìm thấy đá catapult trong tàn tích. Các cư dân đã bỏ rơi Bazira sau trận động đất và những rắc rối về tài chính do sự suy tàn của đế chế Kushan.
Các tàn tích của Bazira, còn được gọi là Vajirasthana, gần thị trấn Barikot hiện đại, nơi Công ty khảo cổ Ý đang khai quật từ năm 1978. Trong nhiều năm các nhà khảo cổ đã khai quật thành phố cổ đại để khám phá khu tự viện Phật giáo cổ đại. Bazira là một trung tâm quan trọng để nghiên cứu về nghệ thuật Phật giáo-Hy Lạp.
Theo một bài báo từ Đại học Bang Colorado, Hoa Kỳ, từ Kushan xuất phát từ Quý Sơn (貴山), Trung Quốc. Thuật ngữ này được sử dụng trong các tác phẩm lịch sử để chỉ một chi nhánh của các bộ lạc Ấn Độ-châu Âu gọi là Nguyệt Chi (Yuezhi-月支 – tên gọi trong tiếng Trung để chỉ những người Trung Á cổ đại) đã bị đuổi khỏi vùng tây bắc Trung Quốc giữa 176 và 160 trước kỷ nguyên tây lịch, và định cư tại Bactria khoảng 135 trước kỷ nguyên Tây lịch. Bactria bao gồm Tajikistan hiện đại và Aghanistan.
Bài viết: “Bằng cách định vị mình ở trung tâm Con đường Tơ lụa, giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở phía đông và Địa Trung Hải ở phía tây, Kushans trở thành thế lực thế giới thứ hai sau Trung Quốc và Rome, là lực lượng thống nhất đầu tien ở Afghanistan (nay đã trở thành quốc gia Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan) để phân phát hơn là nhận được thẩm quyền”.
Đế chế kéo dài từ khoảng 20 đến 280 sau kỷ nguyên Tây lịch. Nó đã thúc đẩy cuộc chinh phục vào năm 48 sau khi Kujula Kadphise vượt qua Hindu Kush và liên minh với Hermaeos (vị vua Ấn-Hy Lạp miền tây thuộc triều đại Eucrates, ông trị vì vùng đất Paropamisade trong khu vực Hindu Kush, kinh đô của ông đặt tại thành phố Alexandria của Caucasus (gần Kabul ngày nay, Afghanistan), vị vua Hy Lạp cuối cùng ở thung lũng Kabul. Liên minh này cho phép con trai của Kujula Vima Kadphises đánh bại người Scythia ở miền bắc Ấn Độ. Những người kế vị của hai người này mở rộng đế chế, có biên giới kéo dài từ sông Ganges ở phía đông tới sa mạc Gobi.
Các pho tượng mô tả sự ra đi Thái tử Tất Đạt Đa từ cuộc sống trong cung vàng điện ngọc, lầu son gác tía, đã giới hạn ngài từ khi còn nhỏ, khi các nhà hiền triết nói với Tịnh Phạn vương rằng, Thái tử Tất Đạt Đa này chắc chắn sẽ trở thành một bậc Toàn giác tối thượng, Ngài sẽ chuyển bánh xe chánh pháp mà từ xưa nay chưa có một đạo sĩ, sa môn, Bà la môn, Thiên thần, Ma vương. . . trên thế gian này chuyển được như vậy. Vì lợi ích và hạnh phúc cho nhân gian, Người sẽ tuyên thuyết chính pháp sơ thiện, trung thiện và hậu thiện, với nghĩa lý và văn tự đầy đủ. Thái tử Tất Đạt Đa chắc chắn sẽ chứng ngộ trí tuệ vô thượng, sẽ dẫn dắt vô số chúng sinh vượt thoát đại dương luân hồi để đến cảnh giới giải thoát, bất tử.
The Oxford Companion to Mythology cho biết: “Năm lên 9 tuổi, khi theo phụ hoàng ra đồng xem lễ hạ điền, trong lúc thiên hạ đua chen cùng lễ hội, thì Thái tử Tất Đạt Đa lại tách ra một mình tréo chân kiết già tọa thiền dưới gốc cây, vì cảm nhận sâu sắc cảnh tương tàn giữa người và vật để kiếm miếng ăn, đó là “sinh khổ”, một trong những tiền đề cho bài thuyết pháp tứ diệu đế sau này. (Thái tử trông thấy cảnh người nông phu mồ hôi ướt đẫm áo và lưỡi cày lật lên để lộ những côn trùng oằn oại, cạnh đó là chim chim sà xuống mổ ăn, không ngờ sau lưng chim lại là người cầm cung tên rình bắn!)
Tịnh Phạn vương vô cùng lo lắng khi Thái tử Tất Đạt Đa có những biểu hiện như thế, sợ Thái tử sẽ từ bỏ cung vàng điện ngọc, rời xa vợ đẹp con xinh để đi tu đúng như lời tiên tri của A Tư Đà. Vì vậy, Tịnh Phạn vương đã cưới vợ cho Thái tử khi 16 tuổi xuân, là công chúa Da Du Đà La (Yasodhara), con một vị vua lân quốc.
Suốt 13 năm đôi vợ chồng trẻ sống trong cung vàng điện ngọc, sinh đứa con trai là La Hầu La (Rahula), hưởng mọi lạc thú trần gian, do Tịnh Phạn vương cố tình cho Thái tử lãng quên đi chuyện xuất gia tu hành. Tịnh Phạn vương còn kiến tạo 3 cung điện tuyệt mỹ dành cho mùa đông, mùa hè, mùa mưa, và ra lệnh cho tất cả mọi người không được cho Thái tử trông thấy những cảnh khổ đau của cuộc đời.
Thái tử Tất Đạt Đa cưỡi ngựa Kiền Trắc, vượt núi rừng đi xuất gia
Một chạm khắc khác ở Bazira cho thấy một người đàn ông ngồi, có tuổi có thể là một vị thần, cầm một con dê đực bị cắt đứt và một ly rượu, Luca Olivieri, Giám đốc các cuộc khai quật tại Bazira, nói với Live Science rằng hình dáng này giống với thần rượu vang và rượu thuốc của Hy Lạp. Thần Dioysus.
Các chạm khắc được tìm thấy tại Bazira cho thấy một vị thần không rõ với một ly rượu vang trong một tay và một con dê ở đầu kia. (ACT/Khảo cổ Ý)
Thung lũng Swat đã có nghề trồng trọt và sản xuất rượu mạnh, Luca Olivieri nói, dường như có vấn đề liên quan đến việc uống rượu. Ông nói với Live Science rằng: “Có vẻ như các trường Phật học đã cấm việc tiêu thụ rượu vang và các loại thức uống có độ cồn khác”.
Các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy một ngôi bảo tháp được trang trí bằng những con sư tử chạm khắc gần một ngôi già lam tự viện Phật giáo, một gò đất mà chư tăng và phật tử thường tu tập thiền định.
Vân Tuyền (Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học Speleological)