Lễ Ký Kết Hợp Tác Lan Tỏa Đề Án: Pháp Phục-Ngôn Ngữ-Nghệ Thuật Và Biểu Tượng Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam Tại Tp.HCM
TP.HCM - Chiều ngày 08/12/2024, tại Hội trường Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN Thành Phố Hồ Chí Minh về các đề án văn hóa: Pháp phục; Ngôn ngữ; Nghệ thuật và biểu tượng văn hóa Phật giáo.
Quang lâm chứng minh và tham dự có Hòa thượng Thích Thọ Lạc – Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, chủ trì buổi lễ; cùng chư Tôn đức Phó Trưởng ban Văn Hóa, TT. Thích Minh Tiến - UVHĐTS Phó Trưởng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, TT. Thích Giác Nghi –UVHĐTS Phó Trưởng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, TT. Thích Lệ Trí - UVBTS Phó Trưởng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN Cùng chư Tôn đức Thường trực và văn phòng Ban Văn hóa Trung ươn: TT. Thích Quảng Minh - Chánh Văn phòng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Đại Đức Thích Tuệ Minh – Chánh Văn phòng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Đại đức Thích Minh Hải – Phó Văn phòng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, NS. TN. Minh Từ, SC. Liên Thảo, Cư Sĩ Lý Huệ Minh Thường trực Ban Văn hóa Trung ương.
Về phía Ban trị sự GHPGVN TP.HCM có: HT. Thích Lệ Trang - UVTT HĐTS, Trưởng ban nghi lễ TƯ GHPGVN - trưởng Ban trị sự GHPGVN TP.HCM; HT. Thích Nhật Hỷ-UVHĐTS - phó trưởng BTS, Trưởng Ban Hoằng Pháp GHPGVN. TPHCM, TT. Thích Thiện Quý - UVHDTS chánh thư ký BTS GHPGVN, TT. Thích Quang Thạnh-UVHĐTS - phó trưởng BTS, trưởng Ban giáo dục Phật giáo TPHCM, TT. Thích Trí Chơn-UVHĐTS, Phó trưởng Ban Văn hóa Trung ương, Trưởng Ban Văn hóa GHPGVN-TPHCM, HT. Thích Hiển Đức – UVHĐTS, Trưởng Ban Pháp chế GHPGVN -TPHCM, TT Thích Quảng Chơn-UVHĐTS Trưởng Ban nghi lễ GHPGVN-TPHCM.
Phát biểu khai mạc lễ Ký kết Hòa thượng Thích Thọ Lạc gửi lời tri ân đến với GHPGVN TP.HCM; Hòa Thượng phát biểu, từ năm 2015, BVHTU đã triển khai, nhận nhiệm vụ về đề án này. Hòa Thượng giới thiệu khái quát sự thống nhất trong đa dạng về 4 đề án gồm: Ngôn ngữ, Pháp phục, Di sản và Kiến trúc Văn hóa Phật giáo Việt Nam do Ban Văn hóa Trung ương trong giai đoạn vừa qua và chương trình hoạt động trong giai đoạn tiếp theo.
Pháp phục và ngôn ngữ thuộc nội hàm chúng ta có thể dễ thực hiện, vừa qua đã làm được khá nhiều hai trong bốn đề án. Vừa qua đã thực hiện rất nhiều chương trình đến các tỉnh thành, qua các miền Bắc, Trung, Nam. Rất mừng vì các tỉnh đã thực hiện cùng Ban Văn Hóa TƯ. Khi sử dụng hình thức, nghi lễ cũng có thể biết được Phật giáo nước nào, trang trí nội viện ngoại viện, suốt 2000 năm PGVN đã thự hiện rất nhiều nền văn hóa di sản để lại cho đất nước. VIệt Nam ta là đất nước chiến tranh, nên hòa nhập khá nhiều nền văn hóa từ các nước ngoài. Vì vậy để thực hiện tìm ra các nét đặt trưng nền văn hóa riêng biệt của Việt Nam nhất là Phật giáo thì cần nhiệt tâm nghiên cứu cùng nhau. Hòa Thượng Trưởng Ban trị sự PG Tp.HCM đã rất quan tâm về các vấn đề nghi lễ, và pháp phục. Pháp Phục trước kia phân biệt bằng độ dày của tay áo, cũng hơi khó nhận biết, bây giờ thống nhất may các viềng 1, 2,3. Để phân biệt từng giới phẩm của chư Tôn đức. Màu sắc của các nước rất rõ ràng, phân biệt một cách hợp lý….
Khóa tụng hình thành từ 9 hệ phái khác nhau nên khó bề thống nhất, nên Nam truyền, Bắc truyền đều sử dụng ngôn ngữ chung nhưng vẫn tôn trọng nghi lễ riêng biệt; Vì thế: Để từng bước thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa Phật giáo cũng như các vấn đề liên quan đến Văn hóa Phật giáo Việt Nam; Đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Ban Văn Hóa Trung Ương GHPHVN và Ban Trị sự GHPHVN TPHCM. Nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027. “Đưa kết quả của bốn đề án văn hóa Phật giáo vào thực tiễn xây dựng hệ giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam.”
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN được giao chủ trì phối hợp với các ban viện, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Giáo hội, lan tỏa phát huy kết quả đề án Ngôn ngữ và Pháp phục Phật giáo đã được GHPGVN phê duyệt, đến tất cả Tăng Ni Phật tử Việt Nam ở trong và ngoài nước nhằm đảm bảo tính thống nhất về pháp phục, tụng niệm chung bài Kinh trong các lễ. Trụ Kinh chuyển Pháp Luân đã được phê duyệt, nhằm thống nhất đến tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Thông qua việc ký kết sẽ tăng cường sự hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển chung của văn hóa Phật giáo Việt Nam. Làm sao để có thể dùng biểu tượng trụ Kinh về các chùa nhằm đánh dấu chùa Việt Nam…chúng ta thống nhất nhưng trong đa dạng nên vấn đề của các hệ phái để phù hợp một cách linh động, nhịp nhàn trong hòa hợp, có cái chung khi có dịp lễ chung, nhưng vẫn giữ những nét riêng các lĩnh vực của các hệ phái Phật giáo; Nam truyền, Bắc truyền, Khất sĩ. Ngoài ra còn có điêu khắc, hội họa, sân khấu điện ảnh…các ngành nghệ thuật. Rất mong sự hợp tác với Ban Trị sự thực hiện lan tỏa bốn đề án một cách thành tựu viên mãn. Đồng thời khi đi ra những tổ chức chung của Phật giáo, thống nhất quy định về sắc phục của Tăng Ni, cư sĩ…màu vàng, lam, nâu một cách hợp lý. Hòa thượng Trưởng Ban văn hóa TƯ tha thiết mong muốn quý Tôn đức các Ban trị sự cùng BVH TƯ thực hiện tốt vấn đề này.
Đại diện BVH TƯ, TT. Thích Quảng Minh đọc nội dung dự thảo ký kết của BVHTU với các tỉnh thành.
Quý Tôn đức trong hội trường đã đề cập một số vấn đề như: khi thống nhất mặc áo vàng cho chư tôn đức vậy khi ra đường thì mặc vàng hay nâu? Khi quy định 1 vạch cho Đại đức thì khi lên Thượng tọa áo đó làm sao, có thể cho người khác nhỏ hơn hay để nhằm mục đích gì? Cái áo cho một Đại đức có thể trong năm năm mới hư thì không sao, nhưng khi chỉ 1 năm mà được tất phong lên thêm bậc nữa thì làm sao, phải may áo hai gạch mới để mặc cho thống nhất hay như thế nào? Và được Hòa thượng Trưởng Ban văn hóa TƯ trả lời một cách thấu đáo và thiết thực.
HT. Thích Lệ Trang - UVTT HDTS,Trưởng ban nghi lễ TƯ GHPGVN - Trưởng Ban trị sự GHPGVN TPHCM nêu lên những vấn đề rất hoan hỷ và ủng hộ việc ký kết lan tỏa bốn đề an của BVH TƯ, vừa qua có nhiều buổi họp để chuẩn bị cho đại lễ Vesak 2025, Ban Nghi lễ được phân công chuẩn bị các nghi thức các buổi lễ tại đại lễ Vesak, nên chọn Kinh Chuyển Pháp Luân, và chư Tăng có thanh có sắc học bản Kinh Chuyển Pháp Luân để tụng, để thống nhất và để lan tỏa, bản Kinh này rất quan trọng, rất cần thiết nhất là trong quốc lễ, bạch lên Hòa Thượng TBVHTU chứng minh cho. Và về nội dung của bản ký kết xin biểu quyết của chư Tôn đức Tăng Ni bằng cách dơ tay, biểu quyết thành công 100%, Rất hoan hỷ.
HT. Thích Lệ Trang - UVTT HDTS,Trưởng ban nghi lễ TƯ GHPGVN - Trưởng Ban trị sự GHPGVN TPHCM nêu lên những vấn đề rất hoan hỷ và ủng hộ việc ký kết lan tỏa bốn đề an của BVH TƯ, vừa qua có nhiều buổi họp để chuẩn bị cho đại lễ Vesak 2025, Ban Nghi lễ được phân công chuẩn bị các nghi thức các buổi lễ tại đại lễ Vesak, nên chọn Kinh Chuyển Pháp Luân, và chư Tăng có thanh có sắc học bản Kinh Chuyển Pháp Luân để tụng, để thống nhất và để lan tỏa, bản Kinh này rất quan trọng, rất cần thiết nhất là trong quốc lễ, bạch lên Hòa Thượng TBVHTU chứng minh cho. Và về nội dung của bản ký kết xin biểu quyết của chư Tôn đức Tăng Ni bằng cách dơ tay, biểu quyết thành công 100%, Rất hoan hỷ.
Trong phần thảo luận đóng góp ý kiến, Ban văn hóa Trung ương đã tiếp thu nhiều ý kiến có giá trị thiết thực từ chư Tôn đức đại diện Ban văn hóa các quận huyện trên địa bàn thành phố cũng như chư Tôn đức lãnh đạo BTS GHPGVN-TPHCM.
Sau hơn 1 giờ làm việc nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm, đoàn kết, hòa hợp, buổi hội nghị hợp tác giữa Ban Văn Hóa Trung Ương GHPHVN và Ban Trị sự GHPHVN – TPHCM nhất trí thông qua nội dung thỏa thuận bao gồm bốn điều khoản cụ thể hợp nhất. Các Ban từng bước thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa Phật giáo cũng như các vấn đề liên quan đến Văn hóa Phật giáo Việt Nam. Điều quan trọng là tất cả các hoạt động được thực hiện trong khuôn khổ Bản Ghi nhớ hợp tác này phải tuân thủ theo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, Luật Di sản văn hóa nước CHXHCNVN, Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ VII (2022-2027) và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Kết thúc buổi lễ, Ban Văn hóa Trung ương cùng BTS GHPGVN TP.HCM đã tiến hành thực hiện nghi thức ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện đề án Ngôn ngữ, Pháp phục, nghệ thuật và một số biểu tượng văn hóa Phật giáo trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
Thượng tọa Thích Minh Tiến – UV HĐTS Phó Trưởng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN đọc lời cảm tạ đến hội nghị.
Một số hình ảnh trong buổi làm việc:
SC Liên Thảo
SC Liên Thảo