Năm 2022, Ban VHTƯ GHPGVN - Một năm mới cần nhiều nỗ lực mới
(VHPG) - Chiều ngày 4.1.2022 (ngày mồng 2 tháng 12 năm Tân Sửu), tại trụ sở VP1 (Chùa Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội), Ban Văn hoá Trung ương GHPGVN đã tổng kết công tác Phật sự năm 2021; bàn phương hướng hoạt động năm 2022.
Năm 2021, kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) Hội đồng Trị sự đã có kế hoạch tổ chức nhiều chương trình kỷ niệm sự kiện trọng đại này, giao phó cho các ban viện trung ương và ban trị sự các tỉnh thành, nhưng do đại dịch Covid, các hoạt động đều khó thực hiện. Ban Văn hóa TW cũng trong tình trạng đó, không có nhiều hoạt động đáng kể, tuy nhiên vượt qua khó khăn Ban VHTƯ áp dụng công nghệ thông tin cũng đã có những hoạt động phật sự đáng kể.
Các hoạt động Phật sự của Ban VHTƯ đã thực hiện, gồm :
Tiếp tục thực hiện 4 đề án theo kế hoạch - Đó là, Ban VHTƯ đã khởi động thực hiện Đề án Kiến trúc Phật giáo VN và Đề án Di sản Văn hóa Phật giáo VN. Ban VHTƯ đã tổ chức chuyến điền dã khảo sát Kiến trúc và Di sản Văn hóa Phật giáo VN tại 3 miền. Được sự chấp thuận của Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban VHTƯ đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Viện Bảo tồn quốc gia VN, Viện Bảo tàng Quốc gia VN, Hội Kiến trúc sư VN cùng lãnh đạo và Ban Trị sự các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên đã khởi động chuyến khảo sát đầu tiên từ 21/4 đến ngày 2/5/2021. Chuyến đi này, Đoàn đã thăm và khảo sát khu vực Miền Trung – Tây Nguyên (MT- TN) 58 tự viện, tịnh xá, thiền viện điển hình của 8 địa phương; Tổ chức 3 buổi tọa đàm khoa học tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đăk Lăk. Nội dung của các buổi tọa đàm xoay quanh: Kiến trúc Phật giáo, Di sản trong kiến trúc PG các tỉnh MT-TN, đặc trưng, đặc điểm kiến trúc Phật giáo của các hệ phái Miền Trung - Tây nguyên. Sự thống nhất và đa dạng của kiến trúc Phật giáo các hệ phái vùng miền). Đề xuất kiến nghị của các hệ phái, Bạn Trị sự PG các địa phương về kiến trúc PG Miền Trung, Tây Nguyên. Các buổi tọa đàm kể trên đã thu hút sự quan tâm của Chư tôn Đức tăng ni, các nhà khoa học, quản lý, kiến trúc sư… Nhiều ý kiến góp ý thiết thực, phản ảnh thực trạng khi đất nước đang hội nhập phát triển, những phương pháp cải cách sửa đổi, mà vẫn giữ được nét văn hoá kiến trúc đặc trưng của PG hơn 2000 năm lịch sử. Đây là chuyến công tác đạt được kết quả quan trọng trong việc thu thập, hệ thống hoá tư liệu phục vụ Hội thảo khoa học “Kiến trúc PGVN - thống nhất trong đa dạng” và Đề án Kiến trúc và Di sản VHPGVN của Ban VHTƯ.
Ban VHTƯ đã đăng ký bản quyền các mẫu Pháp phục PGVN được HĐTS GHPGVN phê duyệt và ban hành. Vì thế, các sản phẩm pháp phục sẽ thuộc quyền quản lý tuyệt đối của GHPGVN. Ngày 19/11/2021, Ban VHTƯ đã ban hành công văn số 33/CV-BVHTƯ gửi Ban nghi lễ Trung ương, Ban Trị sự PG các tỉnh thành, các Hệ phái PG phối hợp triển khai thực hiện Khoá tụng thống nhất và Pháp phục thống nhất của GHPGVN.
Ban VHTƯ đã tham khảo mẫu trụ đá Asoka, trụ đá chùa Nhất Trụ (Ninh Bình) … Ban VHTƯ đang thiết kế và trưng bày trụ kinh Chuyển Pháp Luân bằng 3 thứ tiếng: Việt, Anh, Pali; dự kiến thi công lắp đặt tại 3 miền Bắc - Trung - Nam và tại vườn Nai Ấn Độ, đồng thời lan tỏa đề án Ngôn ngữ trong quá trình phát triển PGVN.
Ban VHTƯ tiếp tục in ấn, phát hành hàng triệu quyển Kinh Chuyển Pháp Luân và cuốn Khoá tụng Thống nhất lan tỏa sâu rộng đến Chư tôn Đức tăng ni, Phật tử, giá trị in ấn Khoá tụng Thống nhất và Pháp phục năm 2021 là 3 tỷ đồng.
Về các Hội thảo - Toạ đàm: Ban VHTƯ phối hợp với các bạn ngành, địa phương và huyện Thanh Trì đã tổ chức Hội thảo khoa học “Sư bà Phương Dung với đạo pháp và dân tộc”. Từ nhiều góc nhìn của các ban ngành, cơ quan và địa phương, GHPGVN có thêm những tư liệu quý về bậc tiền nhân, để cho hậu thế noi theo. Trong năm 2021, Ban VHTƯ đã có những buổi tọa đàm khoa học trực tuyến về xây dựng trụ kinh Chuyển Pháp Luân và Toạ đàm mối liên kết PGVN và Ấn Độ.
Hội nghị đã được Chư tôn Đức Ban VHTƯ từ các vùng miền, địa phương bàn thảo, có nhiều ý kiến đóng góp giá trị. HT Thích Hải Ấn từ Huế, HT Bửu Chánh và Chư tôn Đức tăng ni từ VP TpHCM và miền Nam, Chư tôn Đức Miền Trung và Tây Nguyên, TT Thích Minh Hiền (Hà Nội) cùng chư vị Tôn Đức tăng ni, Phật tử đã hoàn hỉ đóng góp ý kiến cho các công việc phật sự năm 2022.
HT Bửu Chánh đồng tình về việc phải lan tỏa quyển Kinh Khóa tụng thống nhất đến đông đảo Tăng Ni Phật tử trong cả nước. Hòa thượng cho biết trong quyển Khóa tụng thống nhất có những bài kinh rất thiết thực với đời sống của Phật tử như Kinh Cầu An, Kinh Cầu Siêu, những bài kinh được biên soạn để dễ dàng tụng đọc, giữ cho tâm của Phật tử luôn bình an trong đời sống hàng ngày. HT Bửu Chánh muốn đẩy mạnh lan tỏa đề án Pháp phục để tạo điểm nhấn đặc trưng Tăng Ni Phật tử Việt nam so với các nước khác, giữ gìn Văn hóa Phật giáo của dân tộc; về trụ kinh chuyển pháp luân, HT góp ý kiến quý báu trong việc vận chuyển trụ kinh để đi đặt tại các tỉnh thành, theo đó các chi tiết nhỏ cần tách ra vận chuyển riêng, còn khối trụ cần phải để nguyên khối vận chuyển bằng xe chuyên dụng để đảm bảo trụ kinh được trường tồn với thời gian.
HT Thích Hải ấn cho biết đồng tình với ý kiến của HT Bửu Chánh và mong muốn chư tôn đức Ban VHTƯ các tỉnh thành là đầu mối phối hợp với Ban trị sự các tỉnh thành để lan tỏa những đề án mà Ban VHTƯ đã được GHPGVN phê duyệt từ đó tạo động lực cho việc xây dựng Văn hóa Phật giáo Việt nam thống nhất trong đa dạng.
TT Thích Giáo Giác góp ý kiến trong việc lan tỏa khóa tụng thống nhất tới các đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc và mong muốn Ban VHTƯ lưu ý hơn để lan tỏa sâu rộng trên mọi miền tổ quốc. Về trụ kinh Chuyển Pháp Luân, TT đề xuất đặt tại Chùa Dâu - Bắc Ninh, cũng như việc xây dựng trung tâm bảo tồn văn hóa phật giáo tại Bắc Ninh.
Phật tử Chơn Phương thông tin như sau : "Ban VHTƯ đã phát công văn số 33/BVHTW song song với quyết định 76, 77/HĐTS – GHPGVN gửi đến 63 tỉnh thành đã tiếp nhận các ý kiến : nên triển khai theo trục các ban trị sự tỉnh sẽ cử đại diện tỉnh phối hợp với BVHTƯ. Các tỉnh thành sẽ rà soát lại và lập danh sách các tăng ni phật tử toàn tỉnh, gửi về BVHTƯ GHPGVN để chuẩn bị Y Áo Pháp Phục thống nhất và ấn tống kinh cho đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn mà giáo hội đã phê duyệt; tránh bị tam sao thất bản, kinh và Y áo không chuẩn theo mẫu đã đăng ký bản quyền bán tràn lan trên thị trường. Đảm bảo việc lan tỏa sẽ đến với tất cả các tăng ni phật tử trên toàn quốc làm sao đến năm 2022 đại hội Phật giáo toàn quốc tất cả tăng ni phật tử cùng mặc pháp phục thống nhất cùng đồng thanh tụng thời kinh thống nhất."
Thượng tọa Thích Thọ Lạc tiếp thu ý kiến đóng góp của Chư tôn đức, phật tử trong Ban. Thượng tọa mong muốn Ban tiếp tục lan tỏa các đề án đã được phê duyệt (Đề án Ngôn ngữ, Đề án Pháp Phục), tiếp tục hoàn thiện các đề án đang triển khai : Đề án Kiến trúc, Đề án Di Sản, triển khai hoàn thiện thiết kế trụ kinh Chuyển Pháp Luân tiến tới đề xuất Giáo hội xem xét cho đặt trụ kinh tại 3 miền trong nước và đặt tại Vườn Nai Ấn độ. Thượng tọa đề xuất ý tưởng xây dựng trung tâm bảo tồn phát huy Văn hóa Phật giáo Việt nam tại Hà nội, sau đó lan rộng ra các tỉnh thành khác, mục tiêu mỗi tỉnh thành cần có một trung tâm để gìn giữ và phát huy Văn hóa Phật giáo của Dân tộc, giữ được trục phát triển của Văn hóa Phật giáo trong đời sống của Phật tử.
Kết thúc hội nghị, Đại Đức (ĐĐ) Thích Minh Đăng thay mặt hội nghị đọc nghị quyết trong đó nêu rõ nhiệm vụ phật sự trong năm 2022 tới các Chư tôn đức, phật tử trong Ban. Hội nghị thành công tốt đẹp, chư tôn đức Phật tử hoản hỉ chụp ảnh lưu niệm và khánh tuế Thượng tọa Trưởng Ban và Thượng tọa Phó Ban.
Một số hình ảnh hội nghị :
Tin Bài : Văn hóa Phật giáo Việt nam
Ảnh : Quảng Tâm
Năm 2021, kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) Hội đồng Trị sự đã có kế hoạch tổ chức nhiều chương trình kỷ niệm sự kiện trọng đại này, giao phó cho các ban viện trung ương và ban trị sự các tỉnh thành, nhưng do đại dịch Covid, các hoạt động đều khó thực hiện. Ban Văn hóa TW cũng trong tình trạng đó, không có nhiều hoạt động đáng kể, tuy nhiên vượt qua khó khăn Ban VHTƯ áp dụng công nghệ thông tin cũng đã có những hoạt động phật sự đáng kể.
Các hoạt động Phật sự của Ban VHTƯ đã thực hiện, gồm :
Tiếp tục thực hiện 4 đề án theo kế hoạch - Đó là, Ban VHTƯ đã khởi động thực hiện Đề án Kiến trúc Phật giáo VN và Đề án Di sản Văn hóa Phật giáo VN. Ban VHTƯ đã tổ chức chuyến điền dã khảo sát Kiến trúc và Di sản Văn hóa Phật giáo VN tại 3 miền. Được sự chấp thuận của Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban VHTƯ đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Viện Bảo tồn quốc gia VN, Viện Bảo tàng Quốc gia VN, Hội Kiến trúc sư VN cùng lãnh đạo và Ban Trị sự các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên đã khởi động chuyến khảo sát đầu tiên từ 21/4 đến ngày 2/5/2021. Chuyến đi này, Đoàn đã thăm và khảo sát khu vực Miền Trung – Tây Nguyên (MT- TN) 58 tự viện, tịnh xá, thiền viện điển hình của 8 địa phương; Tổ chức 3 buổi tọa đàm khoa học tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đăk Lăk. Nội dung của các buổi tọa đàm xoay quanh: Kiến trúc Phật giáo, Di sản trong kiến trúc PG các tỉnh MT-TN, đặc trưng, đặc điểm kiến trúc Phật giáo của các hệ phái Miền Trung - Tây nguyên. Sự thống nhất và đa dạng của kiến trúc Phật giáo các hệ phái vùng miền). Đề xuất kiến nghị của các hệ phái, Bạn Trị sự PG các địa phương về kiến trúc PG Miền Trung, Tây Nguyên. Các buổi tọa đàm kể trên đã thu hút sự quan tâm của Chư tôn Đức tăng ni, các nhà khoa học, quản lý, kiến trúc sư… Nhiều ý kiến góp ý thiết thực, phản ảnh thực trạng khi đất nước đang hội nhập phát triển, những phương pháp cải cách sửa đổi, mà vẫn giữ được nét văn hoá kiến trúc đặc trưng của PG hơn 2000 năm lịch sử. Đây là chuyến công tác đạt được kết quả quan trọng trong việc thu thập, hệ thống hoá tư liệu phục vụ Hội thảo khoa học “Kiến trúc PGVN - thống nhất trong đa dạng” và Đề án Kiến trúc và Di sản VHPGVN của Ban VHTƯ.
- Tọa đàm khoa học “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam” tại thừa thiên Huế.
- BAN VĂN HOÁ TRUNG ƯƠNG GHPG VN TOẠ ĐÀM:” ĐỀ ÁN DI SẢN KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH”
- BAN VĂN HOÁ TRUNG ƯƠNG GHPGVN TOẠ ĐÀM:” ĐỀ ÁN DI SẢN KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI TỈNH ĐẮK LẮK”
- Ban văn hóa Trung ương Khảo sát thực địa tại Huế Đề án Di sản và Kiến trúc
Ban VHTƯ đã đăng ký bản quyền các mẫu Pháp phục PGVN được HĐTS GHPGVN phê duyệt và ban hành. Vì thế, các sản phẩm pháp phục sẽ thuộc quyền quản lý tuyệt đối của GHPGVN. Ngày 19/11/2021, Ban VHTƯ đã ban hành công văn số 33/CV-BVHTƯ gửi Ban nghi lễ Trung ương, Ban Trị sự PG các tỉnh thành, các Hệ phái PG phối hợp triển khai thực hiện Khoá tụng thống nhất và Pháp phục thống nhất của GHPGVN.
Ban VHTƯ đã tham khảo mẫu trụ đá Asoka, trụ đá chùa Nhất Trụ (Ninh Bình) … Ban VHTƯ đang thiết kế và trưng bày trụ kinh Chuyển Pháp Luân bằng 3 thứ tiếng: Việt, Anh, Pali; dự kiến thi công lắp đặt tại 3 miền Bắc - Trung - Nam và tại vườn Nai Ấn Độ, đồng thời lan tỏa đề án Ngôn ngữ trong quá trình phát triển PGVN.
Ban VHTƯ tiếp tục in ấn, phát hành hàng triệu quyển Kinh Chuyển Pháp Luân và cuốn Khoá tụng Thống nhất lan tỏa sâu rộng đến Chư tôn Đức tăng ni, Phật tử, giá trị in ấn Khoá tụng Thống nhất và Pháp phục năm 2021 là 3 tỷ đồng.
Về các Hội thảo - Toạ đàm: Ban VHTƯ phối hợp với các bạn ngành, địa phương và huyện Thanh Trì đã tổ chức Hội thảo khoa học “Sư bà Phương Dung với đạo pháp và dân tộc”. Từ nhiều góc nhìn của các ban ngành, cơ quan và địa phương, GHPGVN có thêm những tư liệu quý về bậc tiền nhân, để cho hậu thế noi theo. Trong năm 2021, Ban VHTƯ đã có những buổi tọa đàm khoa học trực tuyến về xây dựng trụ kinh Chuyển Pháp Luân và Toạ đàm mối liên kết PGVN và Ấn Độ.
- Hội thảo Khoa học Sư bà Phương Dung đối với Đạo Pháp và Dân tộc
- Hội thảo đề xuất danh nhân Phật Giáo tiêu biểu của Việt Nam | HANOITV
Hội nghị đã được Chư tôn Đức Ban VHTƯ từ các vùng miền, địa phương bàn thảo, có nhiều ý kiến đóng góp giá trị. HT Thích Hải Ấn từ Huế, HT Bửu Chánh và Chư tôn Đức tăng ni từ VP TpHCM và miền Nam, Chư tôn Đức Miền Trung và Tây Nguyên, TT Thích Minh Hiền (Hà Nội) cùng chư vị Tôn Đức tăng ni, Phật tử đã hoàn hỉ đóng góp ý kiến cho các công việc phật sự năm 2022.
HT Bửu Chánh đồng tình về việc phải lan tỏa quyển Kinh Khóa tụng thống nhất đến đông đảo Tăng Ni Phật tử trong cả nước. Hòa thượng cho biết trong quyển Khóa tụng thống nhất có những bài kinh rất thiết thực với đời sống của Phật tử như Kinh Cầu An, Kinh Cầu Siêu, những bài kinh được biên soạn để dễ dàng tụng đọc, giữ cho tâm của Phật tử luôn bình an trong đời sống hàng ngày. HT Bửu Chánh muốn đẩy mạnh lan tỏa đề án Pháp phục để tạo điểm nhấn đặc trưng Tăng Ni Phật tử Việt nam so với các nước khác, giữ gìn Văn hóa Phật giáo của dân tộc; về trụ kinh chuyển pháp luân, HT góp ý kiến quý báu trong việc vận chuyển trụ kinh để đi đặt tại các tỉnh thành, theo đó các chi tiết nhỏ cần tách ra vận chuyển riêng, còn khối trụ cần phải để nguyên khối vận chuyển bằng xe chuyên dụng để đảm bảo trụ kinh được trường tồn với thời gian.
HT Thích Hải ấn cho biết đồng tình với ý kiến của HT Bửu Chánh và mong muốn chư tôn đức Ban VHTƯ các tỉnh thành là đầu mối phối hợp với Ban trị sự các tỉnh thành để lan tỏa những đề án mà Ban VHTƯ đã được GHPGVN phê duyệt từ đó tạo động lực cho việc xây dựng Văn hóa Phật giáo Việt nam thống nhất trong đa dạng.
TT Thích Giáo Giác góp ý kiến trong việc lan tỏa khóa tụng thống nhất tới các đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc và mong muốn Ban VHTƯ lưu ý hơn để lan tỏa sâu rộng trên mọi miền tổ quốc. Về trụ kinh Chuyển Pháp Luân, TT đề xuất đặt tại Chùa Dâu - Bắc Ninh, cũng như việc xây dựng trung tâm bảo tồn văn hóa phật giáo tại Bắc Ninh.
Phật tử Chơn Phương thông tin như sau : "Ban VHTƯ đã phát công văn số 33/BVHTW song song với quyết định 76, 77/HĐTS – GHPGVN gửi đến 63 tỉnh thành đã tiếp nhận các ý kiến : nên triển khai theo trục các ban trị sự tỉnh sẽ cử đại diện tỉnh phối hợp với BVHTƯ. Các tỉnh thành sẽ rà soát lại và lập danh sách các tăng ni phật tử toàn tỉnh, gửi về BVHTƯ GHPGVN để chuẩn bị Y Áo Pháp Phục thống nhất và ấn tống kinh cho đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn mà giáo hội đã phê duyệt; tránh bị tam sao thất bản, kinh và Y áo không chuẩn theo mẫu đã đăng ký bản quyền bán tràn lan trên thị trường. Đảm bảo việc lan tỏa sẽ đến với tất cả các tăng ni phật tử trên toàn quốc làm sao đến năm 2022 đại hội Phật giáo toàn quốc tất cả tăng ni phật tử cùng mặc pháp phục thống nhất cùng đồng thanh tụng thời kinh thống nhất."
Thượng tọa Thích Thọ Lạc tiếp thu ý kiến đóng góp của Chư tôn đức, phật tử trong Ban. Thượng tọa mong muốn Ban tiếp tục lan tỏa các đề án đã được phê duyệt (Đề án Ngôn ngữ, Đề án Pháp Phục), tiếp tục hoàn thiện các đề án đang triển khai : Đề án Kiến trúc, Đề án Di Sản, triển khai hoàn thiện thiết kế trụ kinh Chuyển Pháp Luân tiến tới đề xuất Giáo hội xem xét cho đặt trụ kinh tại 3 miền trong nước và đặt tại Vườn Nai Ấn độ. Thượng tọa đề xuất ý tưởng xây dựng trung tâm bảo tồn phát huy Văn hóa Phật giáo Việt nam tại Hà nội, sau đó lan rộng ra các tỉnh thành khác, mục tiêu mỗi tỉnh thành cần có một trung tâm để gìn giữ và phát huy Văn hóa Phật giáo của Dân tộc, giữ được trục phát triển của Văn hóa Phật giáo trong đời sống của Phật tử.
Kết thúc hội nghị, Đại Đức (ĐĐ) Thích Minh Đăng thay mặt hội nghị đọc nghị quyết trong đó nêu rõ nhiệm vụ phật sự trong năm 2022 tới các Chư tôn đức, phật tử trong Ban. Hội nghị thành công tốt đẹp, chư tôn đức Phật tử hoản hỉ chụp ảnh lưu niệm và khánh tuế Thượng tọa Trưởng Ban và Thượng tọa Phó Ban.
Một số hình ảnh hội nghị :
Tin Bài : Văn hóa Phật giáo Việt nam
Ảnh : Quảng Tâm