Thăm Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo
Tên đạo được lấy từ tên quê hương của đức Huỳnh giáo chủ - làng Hòa Hảo - Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (An Giang). Mặt khác tên của đạo cũng là tôn chỉ, mục đích của giáo phái, đó là hướng tới tinh thần “hiếu hòa” và “giao hảo”. Người tham gia đạo phải thực hành 2 nội dung. Phần "Học Phật": chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật, tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền. Phần "Tu nhân": theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu "tứ ân hiếu nghĩa". Đó là 4 điều mà nhà sư Giác Linh đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).
Các tín đồ được khuyên vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đồ phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết là đạo làm người. Ngày đại lễ của đạo này là 18/05 Âm lịch hàng năm.
Các tín đồ được khuyên vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đồ phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết là đạo làm người. Ngày đại lễ của đạo này là 18/05 Âm lịch hàng năm.
Năm nay, mới vào ngày rằm trên các tuyến đường từ Thốt Nốt – Cần Thơ – Hậu Giang, cho đến các vùng thuộc tỉnh An Giang đều treo băng cờ tạo nên một sinh khí sôi động tiến vào ngày Đại lễ. Nhiều tín đồ phương xa, kẻ đi bằng xe mô tô, người cùng nhau đón những chuyến xe khách và có khả năng hơn nữa thì tổ chức thành đoàn, hợp đồng xe du lịch tùy theo số lượng đồng đạo đăng ký mà đi, từ 16 đến 30 người. Dòng xe, dòng người đến những nơi như:
Tòng Sơn cổ tự, tọa lạc tại xã Mỹ An Hưng A – huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp nơi mà Phật Thầy Tây An, thế danh Đoàn Minh Huyên hiệu là Giác Linh, cũng là một nhà yêu nước ẩn dưới chiếc áo nhà tu. Ông vừa trị bệnh cứu người, vừa quy tụ nông dân nghèo khai hoang, vừa phổ biến "Tứ ân", mà trong đó "Ân đất nước" rất được chú trọng. Điểm đáng lưu ý nữa, đó là những "trại ruộng" mà ông lập ra chỉ là hình thức, thực chất đấy là căn cứ tập hợp nông dân chống lại chính sách cai trị hà khắc của nhà Nguyễn.
Sau này, khi thực dân Pháp đến xâm lược, thì những nơi ấy trở thành căn cứ chống ngoại xâm, nhiều tín đồ của ông trở thành nghĩa quân. Ngày nay các tín đồ đến đây thì khoác áo choàng màu nâu, đã được treo sẵn phía sau nơi thờ để tiến hành nghi thức bái lạy cầu nguyện.
Phật giáo Hòa Hảo chú trọng tu tại gia, thờ phượng và lễ vật dâng cúng rất đơn sơ giản dị, gặp tượng Phật thì lạy, nhưng trước di ảnh đức Thầy chỉ xá mà thôi và tùy theo khả năng, mỗi tín đồ góp phần cùng nhau giúp đời, còn chùa chiền tu viện giảng đường không xây cất đồ sộ, nhưng có một nếp sống đặc biệt an lạc, với không khí đạo giáo, thu hút khá đông tín đồ đến tham quan cũng như nghe thuyết giảng đạo pháp. Rồi ghé đến phủ thờ ông Ba, một người có công với Phật giáo Hòa Hảo và được ăn bữa chay toàn là những rau củ quả của miền sông nước, với sự tiếp đón niềm nở của đồng đạo.
Sau này, khi thực dân Pháp đến xâm lược, thì những nơi ấy trở thành căn cứ chống ngoại xâm, nhiều tín đồ của ông trở thành nghĩa quân. Ngày nay các tín đồ đến đây thì khoác áo choàng màu nâu, đã được treo sẵn phía sau nơi thờ để tiến hành nghi thức bái lạy cầu nguyện.
Phật giáo Hòa Hảo chú trọng tu tại gia, thờ phượng và lễ vật dâng cúng rất đơn sơ giản dị, gặp tượng Phật thì lạy, nhưng trước di ảnh đức Thầy chỉ xá mà thôi và tùy theo khả năng, mỗi tín đồ góp phần cùng nhau giúp đời, còn chùa chiền tu viện giảng đường không xây cất đồ sộ, nhưng có một nếp sống đặc biệt an lạc, với không khí đạo giáo, thu hút khá đông tín đồ đến tham quan cũng như nghe thuyết giảng đạo pháp. Rồi ghé đến phủ thờ ông Ba, một người có công với Phật giáo Hòa Hảo và được ăn bữa chay toàn là những rau củ quả của miền sông nước, với sự tiếp đón niềm nở của đồng đạo.
Sau đó qua phà Thuận Giang để đến An Hòa Tự, tọa lạc tại thị trấn Phú Mỹ - huyện Phú Tân – tỉnh An Giang, là một thánh tích của tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo, cũng là Di tích lịch sử của đất nước gắn liền với vùng đất Thánh trên 110 năm nay, nhiều người đến đây lễ bái nếu muốn thưởng thức những món chay do những tín đồ thành tâm, phát miễn phí thì có thể đến các nơi treo bảng thật to, với tên gọi trại cơm 1,2,3,4,5 …
Cúng lễ xong, mọi người tự do tham quan khuôn viên với những cảnh đẹp của ao sen sống động cùng chiếc thuyền rồng bên trên là những đạo sĩ, miệng rồng thỉnh thoảng phun nước và lắc lư theo cơn gió thoảng qua. Phía sau là mộ thân sinh của Ngài, cùng những người từng có công khai sáng giữ gìn đạo. Một điều phải thừa nhận, là sự nhiệt tình của những tín đồ trong cũng như ngoài khu vực tổ đình họ phục vụ với sự vui vẻ chân tình.
Cô Phạm thị Lụa đã ngoài 60 tuổi, ở Phú Hữu cho biết
-Tui tham gia như vậy nhiều năm rồi, năm nào cũng đi sớm để cùng mọi người làm mấy món ăn cho bà con đến với đại lễ.
Còn em Nguyễn thị Trang 26 tuổi, một vị khách ở Vàm Phú Tân trong tâm trạng náo nức, cho biết:
-Em tới đây thấy rất vui, vừa được dự lễ, vừa được ăn uống ngon miệng và thoải mái nữa. Em có tìm hiểu Phật giáo Hòa Hảo trên mạng, cộng với thực tế em thấy ở đây có sự giản dị, chân thành, giáo lý dễ hiểu dễ gần với người dân, sự cúng bái cũng đơn giản phù hợp nên em thích lắm.
Ở nhà ăn tổ đình đông đảo, nhưng nếu có sự chú ý sẽ bắt gặp hình ảnh của nhiều người lớn và trẻ nhỏ, đi từng bàn để thu dọn những chén bát, đũa muỗng của mọi người vừa ăn xong. để mang ra rửa và tiếp tục dọn bàn tiệc khác cho những vị khách mới, trong đó có một chú bé tên Hồ Sinh Khiết mới 8 tuổi học lớp 3, theo ông nội đến với ngày hội để làm việc vặt như vậy, thấy em đi thu dọn chén bát, mà gương mặt vui vẻ hớn hở thỉnh thoảng núp sau lưng ông nội vì thấy chúng tôi đưa máy lên chụp ảnh, khi được hỏi:
-Con đi từ nãy giờ dọn dẹp chén bát nhiều như vậy có mệt không?
Chú bé hồn nhiên trả lời
-Dạ , làm phước, không thấy mệt
Rõ ràng, từ trong gia đình sự thấm nhuần về đạo và giảng dạy cho thế hệ sau về lòng tin, sự công quả với phước đức, đã giúp cho những chú bé như vậy hiểu để mà có cách sống tốt hơn ngay từ thời niên thiếu.
Tại một lối vào tổ đình, có nhiều cô gái trẻ đang vui vẻ phục vụ, các cô đều khoác những bộ áo lam, áo nâu đôi tay nhanh nhẹn, cho từng muỗng nước giải khát các loại như sâm, hột é, trà đường, nước ép trái cây vào ly cho những người vừa dùng cơm xong. Em Ái Phương 20 tuổi ở tận Vĩnh Long cho biết:
- Từ ngày Rằm đến ngày 18 là tụi em cứ tự mua các thứ, nấu xong rồi phục vụ nước nôi như vậy cho mọi người, đóng góp chút công đức.
Ngày lễ chính ngoài việc ôn lại cho các tín đồ về nguồn gốc lịch sử của Phật giáo Hòa Hảo, ban tổ chức còn có những hoạt động như: Diễu hành, phát quà từ thiện, tiếp nhận thư và quà chúc mừng của chính quyền địa phương các cấp.
Đến với Đại lễ mọi người vừa chiêm bái về hình tượng cơ sở thờ tự, sự gặp gỡ của nhiều đồng đạo từ các vùng miền và còn được tiếp nhận một văn hóa ẩm thực đặc biệt ở thánh địa này, đây cũng là nơi đáng để cho mọi người tham gia học tập những điều cách tân trong hoạt động phật sự, hòa hợp cùng nhau trên lĩnh vực xã hội – từ thiện, góp phần xây dựng nền Phật giáo Hòa Hảo ngày càng phát triển vững mạnh.
Thiện Tâm
(Bài viết có sử dụng một số nội dung để minh chứng, từ tài liệu Lịch sử và sự phát triển của Phật giáo Hòa Hảo)
Thiện Tâm
(Bài viết có sử dụng một số nội dung để minh chứng, từ tài liệu Lịch sử và sự phát triển của Phật giáo Hòa Hảo)