VĂN HOÁ PHẬT GIÁO TỪ NGÀN XƯA ĐẾN NGÀN SAU
Thái tử Tất Đạt Đa sinh ra ở đất nước Ấn Độ cổ đại cách đây hơn 2500 năm. Thời đại Đức Phật với 4 giai cấp, với những chiến tranh loạn lạc, khiến thân tâm con người vô cùng phiền não. Có thể nói, Đạo Phật bắt nguồn từ khi Thái tử Tất Đạt Đa nhìn thấy những cảnh tượng: một người già, một người bệnh, một người chết, với những ưu tư về cuộc sống, con người. Bắt đầu từ chính kiến của 4 hiện tượng, Ngài quyết đi tìm lời giải đáp cho chính mình.
Trải qua bao thăng trầm trong hành trình tâm linh, chân lý giác ngộ đã đến với đạo sĩ Tất Đạt Đa. Trong đêm trăng tròn Vesak, giáo lý Tứ Thánh Đế và con đường Bát Chánh Đạo được ví như hoa sen không thấm ướt, tượng trưng cho sự giác ngộ trong đời sống với bao nhiêu phiền tạp của đời sống thế gian, mê mờ lầm chấp. Ngài đem ánh sáng vào trong đêm tối, khai ngộ chúng sanh, giác ngộ chân lý.
Vesak LHQ là lễ hội văn hoá Thế giới. Điều này đã khẳng định văn hoá được đem lại qua tư tưởng, lối sống của Đức Phật để đến nay đã thiết lập một nền văn hoá Phật giáo cho những con người đi theo dấu chân của Người. LHQ vươn tới xây dựng một cộng đồng Thế giới loài người không xảy ra chiến tranh, xung đột hay khổ đau. Việt Nam với bao lần tổ chức Đại Lễ Vesak, được đông đảo Tăng Ni, Phật tử Quốc tế nói chung và ở Việt Nam nói riêng thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình. Đến với Vesak LHQ lần thứ 3 tại Việt Nam lần này cùng với thông điệp "Sự tiếp cận của Phật giáo đối với vai trò lãnh đạo",chúng tôi cũng mang tinh thần đó về với Ba Sao, chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam từ hơn 10 ngày trước. Chúng tôi rất bất ngờ khi được đi trong một không gian của chốn "tiên cảnh" với một diện tích vài chục ha. Đứng từ sân chính điện Quán Thế Âm nhìn ra xung quanh trong tầm mắt, xa xa là mây núi, nước non, những kiến trúc xen giữa phong cảnh và những ngọn đồi, rất lung linh huyền ảo. Chúng ta luôn sở hữu những bức tranh thuỷ mặc phong phú và đa dạng trong tầm mắt. Sau lưng điện Quán Thế Âm là điện Giáo chủ và điện Tam Thế vút dần lên cao. Hai lối đi ôm từ phía cổng Tam Quan đưa du khách vào các điện và nếu muốn có cảm giác cao hơn nữa, du khách có thể lên đến điện Phật Ngọc để nhìn được cái mênh mông huyền diệu của đất trời Tam Chúc. Đứng trên điện Phật Ngọc nhìn xuống, là các chánh điện và Tam Quan đến toà nhà Trung tâm Hội nghị, nơi diễn ra Vesak, tất cả đều nằm trên 1 trục đường thẳng. Sự ôm ấp chứa đựng bên trong là sự trầm hùng của ngôi Tam Bảo với những kiến trúc, bố cục, cảnh trí và các bức tôn tượng. Chúng ta sẽ học được lịch sử Phật Giáo qua những bức phù điêu cực kỳ tinh xảo minh hoạ về lịch sử giáo lý của Đức Phật và Bồ Tát. Mái chùa che chở hồn dân tộc với những đầu đao, mái ngói, mềm mại uyển chuyển. Phật giáo luôn gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam, đã thành lẽ sống qua tâm tính của người Việt.
Trong dịp Đại Lễ lần này, chúng ta có dịp nhìn lại khái quát tiến trình phát triển của ngôn ngữ Phật giáo Việt Nam cũng như Pháp phục và kiến trúc Phật giáo thông qua phần trưng bày với những hình ảnh và hiện vật còn lưu giữ qua những bản khắc khác nhau trên gỗ, đá, đồng, trên gốm, lá bối hay trên giấy cho thấy tính logic của quá trình phát triển ngôn ngữ từ cổ chí kim và sự uyển chuyển của văn hoá Phật Giáo Việt Nam khi tiếp nhận thông qua con đường trực tiếp là ngôn ngữ Sanskrit và Pali hay gián tiếp là Hán Ngữ, Tạng ngữ...
Kèm theo đó là sự phát triển của Pháp phục Việt Nam cũng như những ngôi chùa mà chúng ta rất dễ nhìn thấy trong phần trưng bày của Đại lễ lần này. Với tinh thần nhập thế, Pháp phục của Phật giáo Việt Nam cũng được hình thành từ Luật của Phật và giáo huấn chư Tổ nhưng mang những nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam đầy đủ tính triết lý, tâm linh, lịch sử và thẩm mỹ. Còn đối với kiến trúc chùa của Việt Nam ta có thể thấy từ Chùa Dơi, Chùa Keo, Chùa Đậu, Chùa Thầy,... những ngôi chùa mang đậm kiến trúc của người Việt. Từ những di sản nói trên thì ta cũng có những ngôi chùa mới được xây dựng như Chùa Pháp Diệu Minh Đăng Quang, Chùa Tam Chúc, Chùa Bái Đính...
Đi dưới hàng trăm trụ đá được khắc kinh Phật trong sân chùa Tam Chúc với lòng đầy cảm xúc khiến tôi nghĩ đến xưa cũng như này, Phật giáo luôn cần những vị Đại Hộ Pháp như ông Cấp Cô Độc, bà Vishoka thời Đức Phật còn tại thế, và 200 năm sau là Đại đế Asoka. Những bia ký trụ đá của ông ghi lại chứng tích qua Tứ Động Tâm khiến cho người phương Tây phải kính nể về một nhân vật lịch sử siêu việt. Asoka cũng là người giúp chư Tăng kết tập kinh điển và truyền giáo đi khắp nơi.
Chúng tôi hạnh phúc vì sau 2 đại chiến Thế giới, LHQ đã nhận ra 1 điều: "Chiến tranh bắt nguồn từ tâm ý con người" thì từ ngay trong tâm ý đó, con người phải chuyển hướng yêu thương và xoá bỏ hận thù, thay chiến tranh và bạo lực bằng yêu thương và hoà bình. Điều này Đức Phật đã dạy chúng ta trong kinh Pháp Cú cách đây hơn 2500 năm rằng "ý dẫn đầu các pháp" (Hận thù diệt hận thù, đời này không có được/ tình yêu diệt hận thù, là định luật ngàn thu), (Tâm bình Thế giới bình). Có lẽ trong đau thương, người ta mới giác ngộ nên Vesak là ngày hội văn hoá toàn cầu, một nền văn hoá có sự tỉnh thức, từ bi và hoà ái. Chúng ta cần phải có cái nhìn đúng, suy nghĩ đúng để có một hành động đúng
Đỗ Tài
Hoạ sĩ, nhà biên kịch
Triển lãm Văn hóa Phật giáo Việt nam và Thế giới Vesak 2019
Trải qua bao thăng trầm trong hành trình tâm linh, chân lý giác ngộ đã đến với đạo sĩ Tất Đạt Đa. Trong đêm trăng tròn Vesak, giáo lý Tứ Thánh Đế và con đường Bát Chánh Đạo được ví như hoa sen không thấm ướt, tượng trưng cho sự giác ngộ trong đời sống với bao nhiêu phiền tạp của đời sống thế gian, mê mờ lầm chấp. Ngài đem ánh sáng vào trong đêm tối, khai ngộ chúng sanh, giác ngộ chân lý.
Tam chúc - Hà nam
Vesak LHQ là lễ hội văn hoá Thế giới. Điều này đã khẳng định văn hoá được đem lại qua tư tưởng, lối sống của Đức Phật để đến nay đã thiết lập một nền văn hoá Phật giáo cho những con người đi theo dấu chân của Người. LHQ vươn tới xây dựng một cộng đồng Thế giới loài người không xảy ra chiến tranh, xung đột hay khổ đau. Việt Nam với bao lần tổ chức Đại Lễ Vesak, được đông đảo Tăng Ni, Phật tử Quốc tế nói chung và ở Việt Nam nói riêng thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình. Đến với Vesak LHQ lần thứ 3 tại Việt Nam lần này cùng với thông điệp "Sự tiếp cận của Phật giáo đối với vai trò lãnh đạo",chúng tôi cũng mang tinh thần đó về với Ba Sao, chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam từ hơn 10 ngày trước. Chúng tôi rất bất ngờ khi được đi trong một không gian của chốn "tiên cảnh" với một diện tích vài chục ha. Đứng từ sân chính điện Quán Thế Âm nhìn ra xung quanh trong tầm mắt, xa xa là mây núi, nước non, những kiến trúc xen giữa phong cảnh và những ngọn đồi, rất lung linh huyền ảo. Chúng ta luôn sở hữu những bức tranh thuỷ mặc phong phú và đa dạng trong tầm mắt. Sau lưng điện Quán Thế Âm là điện Giáo chủ và điện Tam Thế vút dần lên cao. Hai lối đi ôm từ phía cổng Tam Quan đưa du khách vào các điện và nếu muốn có cảm giác cao hơn nữa, du khách có thể lên đến điện Phật Ngọc để nhìn được cái mênh mông huyền diệu của đất trời Tam Chúc. Đứng trên điện Phật Ngọc nhìn xuống, là các chánh điện và Tam Quan đến toà nhà Trung tâm Hội nghị, nơi diễn ra Vesak, tất cả đều nằm trên 1 trục đường thẳng. Sự ôm ấp chứa đựng bên trong là sự trầm hùng của ngôi Tam Bảo với những kiến trúc, bố cục, cảnh trí và các bức tôn tượng. Chúng ta sẽ học được lịch sử Phật Giáo qua những bức phù điêu cực kỳ tinh xảo minh hoạ về lịch sử giáo lý của Đức Phật và Bồ Tát. Mái chùa che chở hồn dân tộc với những đầu đao, mái ngói, mềm mại uyển chuyển. Phật giáo luôn gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam, đã thành lẽ sống qua tâm tính của người Việt.
Trong dịp Đại Lễ lần này, chúng ta có dịp nhìn lại khái quát tiến trình phát triển của ngôn ngữ Phật giáo Việt Nam cũng như Pháp phục và kiến trúc Phật giáo thông qua phần trưng bày với những hình ảnh và hiện vật còn lưu giữ qua những bản khắc khác nhau trên gỗ, đá, đồng, trên gốm, lá bối hay trên giấy cho thấy tính logic của quá trình phát triển ngôn ngữ từ cổ chí kim và sự uyển chuyển của văn hoá Phật Giáo Việt Nam khi tiếp nhận thông qua con đường trực tiếp là ngôn ngữ Sanskrit và Pali hay gián tiếp là Hán Ngữ, Tạng ngữ...
Kèm theo đó là sự phát triển của Pháp phục Việt Nam cũng như những ngôi chùa mà chúng ta rất dễ nhìn thấy trong phần trưng bày của Đại lễ lần này. Với tinh thần nhập thế, Pháp phục của Phật giáo Việt Nam cũng được hình thành từ Luật của Phật và giáo huấn chư Tổ nhưng mang những nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam đầy đủ tính triết lý, tâm linh, lịch sử và thẩm mỹ. Còn đối với kiến trúc chùa của Việt Nam ta có thể thấy từ Chùa Dơi, Chùa Keo, Chùa Đậu, Chùa Thầy,... những ngôi chùa mang đậm kiến trúc của người Việt. Từ những di sản nói trên thì ta cũng có những ngôi chùa mới được xây dựng như Chùa Pháp Diệu Minh Đăng Quang, Chùa Tam Chúc, Chùa Bái Đính...
Đi dưới hàng trăm trụ đá được khắc kinh Phật trong sân chùa Tam Chúc với lòng đầy cảm xúc khiến tôi nghĩ đến xưa cũng như này, Phật giáo luôn cần những vị Đại Hộ Pháp như ông Cấp Cô Độc, bà Vishoka thời Đức Phật còn tại thế, và 200 năm sau là Đại đế Asoka. Những bia ký trụ đá của ông ghi lại chứng tích qua Tứ Động Tâm khiến cho người phương Tây phải kính nể về một nhân vật lịch sử siêu việt. Asoka cũng là người giúp chư Tăng kết tập kinh điển và truyền giáo đi khắp nơi.
Chúng tôi hạnh phúc vì sau 2 đại chiến Thế giới, LHQ đã nhận ra 1 điều: "Chiến tranh bắt nguồn từ tâm ý con người" thì từ ngay trong tâm ý đó, con người phải chuyển hướng yêu thương và xoá bỏ hận thù, thay chiến tranh và bạo lực bằng yêu thương và hoà bình. Điều này Đức Phật đã dạy chúng ta trong kinh Pháp Cú cách đây hơn 2500 năm rằng "ý dẫn đầu các pháp" (Hận thù diệt hận thù, đời này không có được/ tình yêu diệt hận thù, là định luật ngàn thu), (Tâm bình Thế giới bình). Có lẽ trong đau thương, người ta mới giác ngộ nên Vesak là ngày hội văn hoá toàn cầu, một nền văn hoá có sự tỉnh thức, từ bi và hoà ái. Chúng ta cần phải có cái nhìn đúng, suy nghĩ đúng để có một hành động đúng
Đỗ Tài
Hoạ sĩ, nhà biên kịch