Nghệ An: Bắt hai đối tượng "giả sư" đi bán nhang

(PGVN) Những năm gần đây, mỗi khi hè về, các bậc phụ huynh lại cho con em của mình tham gia các lớp học thêm, học năng khiếu, thể thao, các lớp kỹ năng sống cho thanh thiếu niên. Đồng thời nhiều phụ huynh cũng cho con em tham gia khóa tu mùa hè tại các chùa. 
 
Đây là hoạt động mang tính giáo dục, có nhiều ý nghĩa tích cực. Tuy nhiên, mỗi gia đình cần nhìn nhận và cân nhắc một cách nghiêm túc khi lựa chọn hình thức giáo dục và rèn luyện này cho con em mình để vừa tạo được hiệu quả giáo dục về nhân cách, vừa góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa tâm linh và truyền thống đạo đức của dân tộc.
Khóa tu tại chùa Yên Phú, Hà Nội
Qua thực tế các khóa tu mùa hè cho thấy, có nhiều thanh thiếu niên chưa có nhận thức đúng và cũng chưa tâm phục - khẩu phục khi tham gia các khóa tu mùa hè tại các tự viện. Nhiều em cho biết tham gia khoá tu là do sự sắp xếp, ép buộc của cha mẹ. Vì vậy, trong suốt quá trình được học và rèn luyện tại chùa, các em có những thái độ và hành vi tiêu cực, nhiều khi còn tỏ ra bức xúc với những Nội quy, bài giảng trong khóa học và các quý Thầy. Vẫn còn tình trạng thanh thiếu niên phát ngôn, cư xử không đúng mực ở những nơi tôn nghiêm.

Một số chùa do không đủ điều kiện cơ sở vật chất, nhận số lượng khoá sinh đông nên không thể bố trí chỗ ăn và ở hợp lý. Do đó, các chùa cho phép các khoá sinh sáng sớm đến học tập rồi trở về với gia đình vào buổi chiều tối. Khoảng thời gian này đã tạo nên không ít hình ảnh phản cảm. Nhiều em trên đường về nhà vẫn còn khoác trên người bộ quần áo nâu của nhà chùa, tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp điện kẹp 3 - 4, không đội mũ bảo hiểm. Thậm chí có trường hợp còn la cà vào hàng quán, có em nói tục. Thậm chí nhiều hình ảnh trong khi tham dự các buổi nghe giảng trong khóa học được các em đưa lên mạng xã hội kèm theo những dòng tâm trạng phản cảm. Điều đó làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm, thanh tịnh của chốn thờ tự.

Không thể phủ nhận ý nghĩa của các khóa tu mùa hè là rất tích cực. Mặc dù diễn ra trong thời gian ngắn nhưng thanh thiếu niên đã được giáo dục hướng thiện thông qua những bài học đạo đức tốt đẹp về chữ hiếu, lòng yêu thương con người, yêu quê hương, đất nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ… Đó cũng chính là nền tảng góp phần hoàn thiện nhân cách để các em trở thành công dân tốt trong xã hội. 

Để các khóa tu mùa hè này vừa đạt hiệu quả giáo dục, vừa gìn giữ nét văn hóa tâm linh và tránh tình trạng mê tín dị đoan, vai trò định hướng của gia đình là rất quan trọng. Về phía cha mẹ, trước khi đăng ký cho con em mình tham gia các khóa tu phải cân nhắc và nhận thức đúng. Việc nhiều người mẹ cho rằng vì con em họ “khó nuôi” hoặc khó dạy dỗ nên phải gửi vào chùa để nhờ nhà chùa giáo dục là hoàn toàn sai lầm. Các bậc phụ huynh cần nhìn nhận đúng ý nghĩa, vai trò của các khóa tu thì mới định hướng đúng cho các em, không ép buộc hoặc cưỡng chế các em tham gia, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý

Về phía thanh thiếu niên, ngoài việc cần được cha mẹ giáo dục tâm lý từ ở nhà, bản thân các em nên tự tìm hiểu và say mê với các lớp học mùa hè; hình thành thái độ học tập nghiêm túc, tôn trọng những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc, có hành vi ứng xử đúng mực…Cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo, Hội Phật giáo các cấp cần quan tâm định hướng, kiểm tra nội dung để các khóa tu phù hợp và mang tính giáo dục cao.

Nhận thức và hình thành thái độ đúng đắn về các khóa tu mùa hè là điều kiện để thế hệ trẻ bồi đắp được những nét đẹp trong tâm hồn, hướng thiện, tiến tới xây dựng lối sống lành mạnh, xa rời các tệ nạn xã hội, tiếp tục củng cố tinh thần cống hiến cho cộng đồng. Sự hình thành, phát triển nhân cách theo hướng tích cực cần được kết hợp giữa cả giáo dục, tự giáo dục, giáo dục ở gia đình, nhà trường, xã hội và các hoạt động giáo dục cộng đồng, đặc biệt là các khóa tu mùa hẹ tại các chùa, tự viện, thiền đường trên cả nước.

Đức Tuỳ